Kiểm toán viên nhà nước

kiểm toán viên nhà nước

Kiểm toán viên là các cá nhân làm việc trong lĩnh vực kiểm toán và nếu làm việc trong Kiểm toán nhà nước thì họ được gọi với tên gọi là kiểm toán viên nhà nước. Kiểm toán viên nhà nước chính là các cá nhân làm việc chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước.

Về kiểm toán viên nhà nước:

Tại khoản 8 Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định:

“8. Kiểm toán viên nhà nước là công chức nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.”

Như vậy, kiểm toán viên nhà nước chính là công chức nhà nước, làm việc trong Kiểm toán nhà nước thực hiện các nghĩa vụ về kiểm toán nhà nước. Để trở thành kiểm toán viên nhà nước, thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện nhất định.

Theo đó, bản thân các kiểm toán viên nhà nước là công chức nên họ cần phải đáp ứng các điều kiện để trở thành một công chức như có quốc tịch Việt Nam, đạt độ tuổi luật định, không trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự,… và bên cạnh đó đáp ứng các điều kiện riêng như:

Thứ nhất, là người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan. Đạo đức luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu, bởi “người có tài mà không có đức là người vô dụng”, do đó, đạo đức luôn là gốc rễ về yếu tố con người. Đặc biệt là trong hoạt động kiểm toán nhà nước- nơi yêu cầu sự minh bạch, liêm khiết thì mỗi cá nhân trong lĩnh vực này phải đảm bảo tiêu chí này đầu tiên. Nếu các kiểm toán viên nhà nước không phải là người trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan thì kiểm toán nhà nước sẽ không đạt được cái đích ban đầu là để giám sát nữa, đồng thời còn kéo theo những hậu quả khôn lường.

Thứ hai, cá nhân phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán. Đây là tiêu chí về trình độ của các cá nhân để trở thành kiểm toán viên nhà nước.

Dưới tiêu chí về đạo đức đó chính là trình độ, các cá nhân làm việc trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước đương nhiên là phải là người có hiểu biết về lĩnh vực này, hiểu biết về kinh tế, tài chính, pháp luật,… thì mới thực hiện tốt được nhiệm vụ của kiểm toán viên.

Thứ ba, cá nhân đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự. Tiêu chí này đòi hỏi về kinh nghiệm làm việc của các cá nhân.

Việc quy định thời gian tối thiểu về lĩnh vực làm việc nhằm đảm bảo các cá nhân này có cả những kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu, thực tế và sự chuyên nghiệp trong tác phong làm việc.

Thứ tư, cá nhân có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước. Đây được coi là “chứng chỉ hành nghề” đối với các kiểm toán viên nhà nước. Chỉ các cá nhân đáp ứng được các tiêu chuẩn do Kiểm toán nhà nước quy định thì mới được trở thành kiểm toán viên nhà nước.

Pháp luật hiện hành quy định Tổng Kiểm toán Nhà nước là người duy nhất có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm kiểm toán viên nhà nước. Kiểm toán viên nhà nước không thể bị tùy ý điều chuyển công tác hoặc miễn nhiệm một cách trái pháp luật. Quy định này đã cho phép kiểm toán viên nhà nước có sự độc lập trong việc đánh giá, nhận xét, đưa ra kết luận và kiến nghị kiểm toán mà không thể bị chi phối bởi ý chí của người khác.

Kiểm toán viên nhà nước hoạt động vô cùng độc lập. Như đối với những sai sót làm lệch báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dẫn đến sự phản ánh không trung thực tình hình sử dụng ngân sách, đơn vị được kiểm toán buộc phải thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán viên nhà nước nhằm sửa chữa những sai phạm đó, đồng thời phải thực hiện những kiến nghị về biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị.

Nếu đơn vị kiểm toán không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán viên nhà nước, Kiểm toán viên có quyền kiến nghị cơ quan cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đơn vụ này thực hiện nghiêm chỉnh kiến nghị kiểm toán hoặc đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước:

Kiểm toán viên nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công của cơ quan kiểm toán nhà nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán dựa trên các thông tin thực tế.

Kiểm toán viên phải tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khi thực hiện nghiệp vụ kiểm toán và khi thực hiện các nhiệm vụ khác đồng thời phải cũng phải tuân thủ các quy định khác có liên quan của Tổng Kiểm toán nhà nước. Tuân thủ pháp luật là nhiệm vụ của mỗi công dân, và các kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ cũng vậy. Có tuân thủ pháp luật thì các nhiệm vụ được phân công mới được thực hiện một cách chính xác, đảm bảo được tính chính xác cũng như thể hiện được vai trò của kiểm toán nhà nước.

Kiểm toán viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán. Trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán, dựa trên các vấn đề trọng yếu, kiểm toán viên nhà nước đưa ra những kết luật kiểm toán và không ai có quyền can thiệp làm thay đổi kết luận, kiến nghị kiểm toán trừ khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Là người trực tiếp nghiên cứu các dữ liệu, bằng chứng và căn cứ trên quy định pháp luật để đưa ra những đánh giá, xác nhận nên kiểm toán viên phải có trách nhiệm với kết luận của mình.

Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi nhận và lưu giữ tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước. Trong hoạt động nghiệp vụ, Kiểm toán viên nhà nước được đảm bảo quyền tiếp cận tài liệu thông tin trong quá trình thu thập đánh giá bằng chứng kiểm toán, trong bảo vệ thông tin cũng như đưa ra và bảo lưu các ý kiến đánh giá, xác nhận.

kiểm toán viên nhà nước
kiểm toán viên nhà nước

Khi thực hiện nhiệm vụ, kiểm toán viên nhà nước có quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán trong việc cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó kiểm toán viên cũng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Pháp luật kiểm toán nhà nước đã quy định nghiêm cấm các hành vi từ chối cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Kiểm toán viên nhà nước; nghiêm cấm việc cản trở công việc của Kiểm toán viên nhà nước, nghiêm cấm các hành vi báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ,…. nên Kiểm toán viên nhà nước có quyền kiến nghị về vấn đề này lên chủ thể có thẩm quyền.

Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán. Kiểm toán viên phải tôn trọng các bí mật của những thông tin đã thu thập được trong quá trình kiểm toán, không được để lộ bất cứ một thông tin kiểm toán nào cho người thứ ba khi không có sự ủy quyền đặc biệt hoặc trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nghiệp vụ yêu cầu công bố.

Kiểm toán viên có trách nhiệm xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải xuất trình thẻ và được dùng thẻ kiểm toán viên nhà nước làm căn cứ để yêu cầu các chủ thể khác thực hiện việc cung cấp thông tin, tư liệu, xác nhận số liệu, tài liệu, tiếp cận tư liệu, hồ sơ gốc, niêm phong quỹ, kho, kiểm kê đột xuất quỹ tiền mặt hoặc tài sản.

Kiểm toán viên nhà nước phải thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hằng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước. (Khoản 7 Điều 22 Luật Kiểm toán Nhà nước) Trau dồi kiến thức là nhiệm vụ chung của toàn cán bộ, công chức, viên chức.

Xã hội, đời sống luôn luôn vận động, phát triển, do đó, con người cũng cần phát triển để có thể đủ năng lực đảm nhiệm các vấn đề phát sinh mới trong tương lai. Đồng thời, sự hiểu biết của con người đối với tri thức luôn là hạn hẹp, nền việc học tập, trau dồi kiến thức là điều không thể thiếu.

Kiểm toán viên nhà nước có trách nhiệm báo cáo kịp thời, đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi cá nhân họ hoặc Kiểm toán viên nhà nước khác thuộc trường hợp không được bố trí làm thành viên đoàn kiểm toán và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước.

Cử nhân luật có thể trở thành kiểm toán viên nhà nước?

Cử nhân luật có thể trở thành kiểm toán viên nhà nước? Theo quy định tại Điều 21 quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước như sau:

Kiểm toán viên nhà nước phải bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây:

– Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;

– Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;

– Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.

Dựa theo quy định trên ta đã có thể trả lời cho câu hỏi cử nhân luật có thể trở thành kiểm toán viên nhà nước. Câu trả lời là cử nhân luật có thể trở thành kiểm toán viên nhà nước; tuy nhiên để cử nhân có thể trở thành một kiểm toán viên nhà nước là một câu chuyện dài, người cử nhân luật cần phải đáp ứng thêm một số yêu cầu của luật định nữa để có thể trở thành một kiểm toán viên nhà nước.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về kiểm toán viên nhà nước Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139