Hội thẩm nhân dân là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án. Vậy, vai trò, chứng năng, nhiệm vụ của hội thẩm nhân dân là gì? Bài viết phân tích và giải đáp cụ thể:
Lịch sử hình thành chế định hội thẩm
Chế độ Hội thẩm (phụ thẩm) nhân dân được ghi nhận và trở thành một chế định quan trọng trong hoạt động của Toà án bằng Sắc lệnh số 33/SL ngày 43.9.1945 và Sắc lệnh số 13/SL ngày 21.1.1946. Hiến pháp năm 1946 19.11.1946 bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta đã chính thức ghi nhận nguyên tắc đại diện nhân dân tham gia xét xử. “Trong khi xét xử việc hình phải có Phụ thẩm nhân dân để tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với Thẩm phán nếu là việc đại hình”. Bước vào những năm 50, nền tư pháp của chế độ mới đã có những cải cách lớn nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nữa yêu cầu của cách mạng, đòi hỏi của nhân dân.
Bằng Sắc lệnh số 85/SL ngày 22.5.1950 về cải cách bộ máy tư pháp và Luật tố tụng, phụ thẩm nhân dân được đổi là Hội thẩm nhân dân và đã quy định rõ hơn về địa vị pháp lí của Hội thẩm. Hiến pháp năm 1959 được ban hành và đã ghỉ nhận nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử. “Việc xét xử ở các Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật” (Điều 59).
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 quy định: Khi xét xử sơ thẩm, Toà án nhân dân gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân… (Điều 112). Từ năm 1986, công cuộc đổi mới đất nước theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VỊ được tiến hành. Để phù hợp với tỉnh thần đổi mới, Hiến pháp năm 1992 được ban hành để thay thế Hiến pháp năm 1980.
Sau đó, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 và pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 1993 được ban hành tiếp tục ghi nhận các nguyên tắc hoạt động của Hội thẩm như: khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm ‘phán; khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Các pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động cũng đều thể hiện tinh thần nói trên.
Theo quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002, Hội thẩm nhân dân ở Việt Nam gồm: Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương).
Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, đồng thời, cũng do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Nhiệm kì của Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kì của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kì, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu được Hội thẩm nhân dân mới.
Hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Toà án nhân dân nơi mình được bầu, được bồi dưỡng về nghiệp vụ, được tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Toà án, được cấp trang phục và giấy chứng minh hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử, được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật. Hội thẩm nhân dân phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định. Khi tham gia xét xử, Hội tFẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán và độc lâp, chỉ tuân theo pháp luật. Cùng với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có nghĩa vụ giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác, nếu gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường, nếu vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Hội thẩm nhân dân phải tôn trọng nhân dân. và chịu sự giám sát của nhân dân. Hội thẩm nhân dân có thể được miễn nhiệm vì lí do sức khoẻ hoặc lí do khác và bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm nhân dân.
Quy định pháp luật hiện nay về Hội thẩm
Ở Việt Nam hiện nay có hai loại hội thẩm: hội thẩm nhân dân làm việc trong các tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp tỉnh; hội thẩm quân nhân làm việc trong tòa án quân sự khu vực và tòa án quân sự cấp quân khu. Sự phân biệt giữa hai loại hội thẩm chỉ là sự phân loại theo tiêu chí tòa án mà họ phục vụ hơn là phân định giữa các ngạch cao thấp như đối với thẩm phán. Theo nguyên tắc “xét xử sơ thẩm có hội thẩm tham gia”, hội thẩm đại diện cho “cái nhìn” của xã hội trong hoạt động xét xử sơ thẩm. Do đó, khác với thẩm phán, hội thẩm không phải là người xét xử chuyên nghiệp và không là công chức nhà nước. “Tính chất xã hội” của hội thẩm cũng làm cho tiêu chuẩn và thủ tục để trở thành hội thẩm có nhiều điểm đặc biệt.
Về mặt tiêu chuẩn, khác với thẩm phán, tiêu chuẩn để trở thành hội thẩm không đề cao tính chuyên môn mà đề cao uy tín trong cộng đồng dân cư bên cạnh các phẩm chất đạo đức khác, về mặt chuyên môn, hội thẩm chỉ cần có kiến thức pháp luật và có hiểu biết xã hội, không cần có bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn như thẩm phán (Hội đồng thi tuyển chọn thẩm phán sơ cấp, thẩm phán trung cấp, thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên. Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn thẩm phán sơ cấp, thẩm phán trung cấp, thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyểt định (theo khoản 1 Điều 73 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Theo Điều 85 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014).
Về thủ tục hình thành chức danh, hội thẩm nhân dân và hội thẩm quân nhân được hình thành bằng hai cách khách nhau:
– Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân tương ứng với cấp tòa án sơ thẩm bầu theo sự lựa chọn và giới thiệu của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
– Hội thẩm quân nhân của tòa án quân sự cấp quân khu do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương. Hội thẩm quân nhân tòa án quân sự khu vực do Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương (Theo khoản 1 Điều 86 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Khoản 2, 3 Điều 86 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014).
Hội thẩm cũng làm việc theo nhiệm kì giống thẩm phán, song thời gian nhiệm kì có sự khác biệt. Hội thẩm nhân dân có nhiệm kì theo nhiệm kì của Hội đồng nhân dân đã bầu ra mình còn hội thẩm quân nhân có nhiệm kì cố định 5 năm kể từ ngày được cử.
Hội thẩm nhân dân là ai?
Theo quy định tại Điều 103 Hiến pháp 2013 , Điều 8 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014, Điều 11 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Điều 22 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 12 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định việc xét xử sơ thẩm của tòa án phải có Hội thẩm nhân dân tham gia trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Như vậy, pháp luật quy định Hội thẩm nhân dân phải có trong các phiên xét xử sơ thẩm hình sự, dân sự, hành chính. Việc Hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm nhằm xét xử vụ án được công bằng, đúng người, đúng tội, nhân dân được thể hiện ý kiến của mình trong quá trình xét xử. Bên cạnh đó, Hội thẩm còn được giao quyền ngang với thẩm phán trong việc biểu quyết để ra một bản án theo hình thức đa số. Như vậy, việc có hội thẩm khi xét xử sơ thẩm hình sự, dân sự, hành chính là một chủ trương đúng đắn của đảng ta trong việc nâng cao nền tư pháp nước ta. Đảng ta đã sớm quan tâm đến việc này kể từ khi luật tổ chức tòa án lần đầu tiên ra đời vào năm 1960.
Điều kiện để trở thành hội thẩm nhân dân?
Theo quy định tại Điều 85 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 như sau:
Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
Có kiến thức pháp luật.
Có hiểu biết xã hội.
Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân
Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân.
Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án Tòa án, trường hợp không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do.
Trong 01 năm công tác mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do.
Chế độ, chính sách đối với Hội thẩm
Hội thẩm được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án.
Kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương theo quy định của luật.
Hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị.
Hội thẩm được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Hội thẩm được hưởng phụ cấp xét xử, được cấp trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử.
Chế độ phụ cấp xét xử, mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên tắc xét xử giữa Tòa và Hội thẩm nhân dân
Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào.
Cá nhân, cơ quan tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Ta thấy, việc đưa Hội thẩm nhân dân vào trong Hội đồng xét xử sơ thẩm cho thấy sự quan tâm của Đảng ta đến nhân dân, để nhân dân được giám sát, tham gia, đưa ra ý kiến của mình.
Hội thẩm nhân dân là đại diện cho tiếng nói của người dân tham gia vào thành phần Hội đồn xét xử để nâng cao vai trò của người dân, là tiến bộ trong quá trình cải cách tư pháp đến năm 2020.
Tuy nhiên cũng phải quy định khắt khe hơn về điều kiện để trở thành Hội thẩm, thời gian nghiên cứu hồ sơ,… để ngày càng nâng cao chất lượng xét xử, tránh tình trạng oan sai, và nâng cao nền tư pháp nước nhà, tạo niềm tin cho nhân dân với pháp luật, đúng với tinh thần Hiến pháp là một nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi hội thẩm nhân dân là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.