Xưởng sản xuất

xưởng sản xuất

Mở xưởng sản xuất bao bì ngày càng được nhiều doanh nghiệp chú trọng, bởi đây là ngành nghề đem lại hiệu quả và lợi nhuận khá cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ quá trình, thủ tục thành lập công ty sản xuất bao bì thì đây là trở ngại lớn đối với nhiều người muốn hoạt động kinh doanh lĩnh vực này. Do vậy, để giúp cá nhân/tổ chức thuận lợi hơn khi mở công ty, Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn cụ thể những giấy tờ, thủ tục cần thiết và kinh nghiệm mở xưởng sản xuất bao bì thành công giúp bạn thành lập công ty dễ dàng và nhanh chóng.

Mở xưởng sản xuất bao bì cần chuẩn bị những gì?

Lựa chọn trụ sở chính, địa điểm hoạt động mở xưởng sản xuất bao bì

Trụ sở chính của công ty sản xuất bao bì không đặt ở khu tập thể hay khi dân cư hay các khu vực cấm đặt doanh nghiệp. Trường hợp này, bạn có thể tận dụng nhà riêng hoặc đi thuê văn phòng.

Hãy lưu ý là nếu đi thuê thì phải yêu cầu chủ cho thuê cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo bạn không thuê phải địa chỉ không tồn tại hay nơi không đúng pháp luật.

Mở xường sản xuất bao bì cần bao nhiêu vốn?

Ngành nghề sản xuất bao bì là ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định. Nên bạn chỉ cần đăng kí vốn điều lệ theo mong muốn, khả năng của mình. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức thuế môn bài mà doanh nghiệp đóng hằng năm, nên bạn cũng hãy cân nhắc kỹ lưỡng.

Đặt tên cho công ty, cơ sở sản xuất bao bì

Tên cho công ty sản xuất bao bì nên đặt là tên riêng, để phân biệt. Tên công ty không được giống với những doanh nghiệp khác.

Không dùng từ ngữ cấm, từ ngữ không được phép dùng ở Việt Nam.

Không lấy tên cơ quan nhà nước để làm tên công ty

Chọn loại hình kinh doanh khi mở công ty sản xuất bao bì

Khi thành lập công ty sản xuất bao bì thì một trong những việc chủ doanh nghiệp phải đau đầu nhất chính là lựa chọn hình thức, loại hình cho doanh nghiệp của mình. Bởi vì loại hình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.

Chủ công ty sản xuất bao bì có thể cân nhắc và chọn loại hình công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần làm hình thức hoạt động cho doanh nghiệp mình.

Chọn ngành nghề sản xuất bao bì

Ngành nghề bạn chọn khi phát triển sản xuất bao bì cần có mã ngành cụ thể theo như quy định của pháp luật. Bạn có thể tham khảo ngành nghề chi tiết mà Luật Trần và Liên Danh nêu dưới đây khi đăng ký kinh doanh mở xưởng sản xuất bao bì.

Ngành nghề chi tiết

Mã ngành chi tiết

Sản xuất sản phẩm từ plastic.

Chi tiết: Sản xuất bao bì từ plastic; Sản xuất sản phẩm khác từ plastic (trừ sản xuất xốp cách nhiệt sử dụng ga R141b, trừ tái chế phế thải tại trụ sở)

2220

In ấn

(Trừ in tráng bao bì kim loại, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may đan tại trụ sở)

1811

Dịch vụ liên quan đến in

1812

Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa

(Trừ sản xuất bột giấy)

1702

Sản xuất khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Sản xuất bao bì các loại (không hoạt động tại trụ sở)

3290

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

(Trừ dược phẩm)

4649

Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Bán buôn bao bì các loại, giấy, mực in các loại, các sản phẩm từ plastic

4669

Hoạt động thiết kế chuyên dụng

Chi tiết: Thiết kế in ấn, tạo mẫu, quảng cáo.

7410

Lưu ý: Các ngành nghề đăng ký kinh doanh sản xuất bao bì, túi ni lông không thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định nên khi đăng ký kinh doanh bạn không cần phải chứng minh vốn.

Chọn người đại diện pháp luật khi mở xưởng sản xuất bao bì

Doanh nghiệp cần chọn người đại diện pháp luật có năng lực, kinh nghiệm để làm người đại diện. Người đại diện có thể là giám đốc, tổng giảm đốc, quản lý hoặc chỉ đảm nhận chức danh người đại diện.

Chuẩn bị hồ sơ để mở công ty sản xuất bao bì

Để thành lập công ty sản xuất bao bì, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bao gồm những loại giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh công ty sản xuất bao bì theo mẫu quy định.

Biên bản điều lệ doanh nghiệp trong đó ghi đầy đủ những thông tin cần thiết về vốn điều lệ, tên công ty, loại hình hoạt động… và tất cả những thông tin liên quan khác như đúng quy định.

Bản sao CMND, thẻ căn cước hay hộ chiếu.

Bản sao của giấy chứng nhận tư cách pháp nhân của thành viên doanh nghiệp và các cổ đông trực thuộc công ty.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Quyết định thành lập doanh nghiệp sản xuất bao bì hay tài liệu tương đương có xác nhận hợp lệ.

Giấy ủy quyền (trường hợp chủ doanh nghiệp không tự thực hiện)

Khi đã hoàn thành đầy đủ những giấy tờ cần thiết, bạn nộp hồ sơ này cho Sở KH&ĐT và Phòng đăng ký kinh doanh.

Trường hợp các loại giấy tờ mở xưởng sản xuất bao bì bạn nộp đều đảm bảo đúng, hợp lệ theo pháp luật, cơ quan nhà nước sẽ nhanh chóng trả kết quả cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất. Nhưng nếu hồ sơ không đúng, bạn sẽ được thông báo lý do.

Hướng dẫn thủ tục sau khi đăng ký kinh doanh mở xưởng sản xuất bao bì

Khi việc thành lập công ty sản xuất bao bì đã cơ bản hoàn thành, nhiều doanh nghiệp không lưu ý đến những vấn đề cần thực hiện sau này, dẫn đến nhiều vấn đề xảy ra, khiến công ty bị phạt. Do vậy, sau đây Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn bạn hoàn thành những việc này:

Thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan quản lý đăng ký hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất bao bì cần tiến hành kê khai thuê và nốp các loại thuế được quy định theo đúng luật.

In hóa đơn, đặt in hay đặt mua ở cơ quan thuế để sử dụng.

Khắc dấu tròn có đủ thông tin doanh nghiệp rồi thực hiện công bố.

Nếu công ty có góp vốn thì thời hạn để thực hiện là 90 ngày từ ngày có giấy phép hoạt động.

Đăng ký chữ ký số để tiến hành nộp thuế điện tử qua mạng internet.

Hoàn tất các thủ tục để công bố đăng ký doanh nghiệp sản xuất bao bì trên cổng thông tin.

xưởng sản xuất
xưởng sản xuất

Kinh nghiệm mở xưởng sản xuất bao bì thành công

Để mở xưởng sản xuất bao bì thành công, không chỉ cần vốn, dây chuyền công nghệ mà còn nhiều yếu tố khác. Vậy làm thế nào để mở xưởng sản xuất bao bì hoạt động một cách hiệu quả, có lợi nhuận? Dưới đây là kinh nghiệm mở xưởng sản xuất bao bì thành công mà Luật Trần và Liên Danh tổng hợp được, mời bạn đọc tham khảo:

Thứ nhất, chuẩn bị vốn, nhà xưởng

Việc chuẩn bị vốn để đầu tư mở xưởng sản xuất bao bì phụ thuộc vào chi phí thuê mặt bằng và tiền cọc mặt bằng, chi phí mua máy móc thiết bị sản xuất, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí quan hệ đối tác, chi phí sinh hoạt, chi phí quảng bá, chi phí dự trù,… Bạn cần ước lượng và hạch toán nguồn vốn rõ ràng để chuẩn bị chi phí hợp lý, hạn chế được những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong tương lai.

Thứ hai, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

Để mở xưởng sản xuất bao bì thành công và nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, bạn cần giải quyết những vấn đề sau đây:

Thị trường đang có nhu cầu về những mặt hàng hàng nào?

Khả năng bán hàng của bạn sẽ bán được bao nhiêu tấn trong một tháng trong thời gian đầu sau khi mở xưởng?

Sau khi mở xưởng 6 tháng thì quy mô bán hàng sẽ dự tính sẽ phát triển như thế nào?

Thứ ba, chọn nhà cung cấp máy móc thiết bị để sản xuất bao bì

Tiêu chí để lựa chọn được nhà cung cấp máy móc thiết bị sản xuất bao bì đó là: Chất lượng máy móc thiết bị, quá trình chuyển giao công nghệ; chế độ sau bán hàng,…

Hồ sơ thủ tục thành lập xưởng sản xuất kinh doanh cho công ty gồm những gì?

Hồ sơ thành lập xưởng sản xuất kinh doanh dưới hình thức chi nhánh:

– Thông báo thành lập chi nhánh

– Bản sao nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh

– Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh

– Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và giấy tờ pháp lý của người nộp hồ sơ: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.

Hồ sơ thành lập xưởng sản xuất kinh doanh dưới hình thức địa điểm kinh doanh:

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh

– Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và giấy tờ pháp lý của người nộp hồ sơ: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.

Quy trình thực hiện thủ tục thành lập xưởng sản xuất kinh doanh cho công ty

Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh

Đối với xưởng sản xuất kinh doanh được thành lập dưới hình thức chi nhánh

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận kết quả

Đối với xưởng sản xuất kinh doanh được thành lập dưới hình thức địa điểm kinh doanh

Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh

Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh

Bước 2: Nộp hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận kết quả

Vướng mắc của khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập xưởng sản xuất kinh doanh cho công ty

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục thành lập xưởng sản xuất kinh doanh cho công ty có phải thành lập chi nhánh và địa điểm kinh doanh không?

Trả lời: Khi thành lập xưởng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thành lập dưới hình thức đơn vị phụ thuộc. Theo quy định của pháp luật có các đơn vị phụ thuộc sau: chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện.

Xét theo chức năng của xưởng sản xuất kinh doanh, có thể thành lập dưới hình thức chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Chính vì vậy khi thành lập xưởng sản xuất kinh doanh sẽ phải thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.

Câu hỏi: Có được thực hiện thủ tục thành lập xưởng sản xuất kinh doanh cho công ty tại nước ngoài không?

Trả lời: Xưởng sản xuất kinh doanh có thể thành lập dưới hình thức chi nhánh. Theo quy định, doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Vì vậy mà có thể thực hiện thủ tục thành lập xưởng sản xuất kinh doanh cho công ty tại nước ngoài.

Câu hỏi: Sau khi thực hiện thủ tục thành lập xưởng sản xuất kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp cần phải thực hiện những công việc gì?

Trả lời: Xưởng sản xuất được thành lập dưới hình thức chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh, theo quy định của pháp luật sau khi thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh phải thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài, mức thu lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm. Xưởng sản xuất kinh doanh khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó phải thực hiện treo bảng tên tại trụ sở của xưởng sản xuất kinh doanh

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục thành lập xưởng sản xuất kinh doanh cho công ty, có cần đăng ký vốn không?

Trả lời: Khi thực hiện thủ tục thành lập xưởng sản xuất kinh doanh cho công ty không phải thực hiện đăng ký vốn. Vì xưởng sản xuất kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, việc nộp thuế của xưởng sản xuất kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp nên không cần phải kê khai thuế.

Trên đây là bài viết tư vấn về xưởng sản xuất của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139