BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là Nhà nước và chủ sở hữu dùng các biện pháp pháp lý bảo hộ sản phẩm trí tuệ; quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: các tác giả, chủ văn bằng bảo hộ hoặc người sử dụng hợp pháp đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; bí mật kinh doanh; nhãn hiệu; tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối; đường nét; màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa; dịch vụ của các tổ chức; cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới nhiều tên gọi như: đăng ký nhãn hiệu, đăng ký logo, đăng ký thương hiệu…

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức; cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực; địa phương; vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính; trí tuệ; chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

 Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp gồm các hình thức sau:

Cảnh cáo hoặc phạt tiền;

Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự

Tuỳ theo tính chất; nội dung và mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình. Người nắm giữ quyền có thể yêu cầu Toà án áp dụng và thực hiện một hoặc một số biện pháp xử lý sau:

Bắt buộc người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm;

Bắt buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại. Kể cả khoản lợi nhuận đáng lẽ mình thu được khi không xảy ra hành vi xâm phạm của bị đơn;

Bắt buộc bị đơn phải trả cho mình chi phí tham gia vụ kiện; kể cả chi phí hợp lý để thuê luật sư.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự

Các tội phạm hình sự liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp quy định trong Bộ luật hình sự bao gồm:

Tội xâm phạm quyền tự do sáng tạo (Điều 126);

Sản xuất và buôn bán hàng giả (Điều 156);

Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157);

Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158);

Vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ QSHCN (Điều 170);

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139