Đóng bảo hiểm bao nhiêu lâu thì được hưởng thai sản?

Đóng bảo hiểm bao nhiêu lâu thì được hưởng thai sản

Để hưởng chế độ thai sản người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy, đóng bảo hiểm bao nhiêu lâu thì được hưởng chế độ thai sản được người lao động đặc biệt quan tâm. Vậy đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng thai sản? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé. 

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm là phương thức bảo vệ trước những tổn thất tài chính. Đó là hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra”.

Đơn vị cung cấp bảo hiểm có thể là cơ quan Nhà nước hoặc công ty, tổ chức bảo hiểm.

Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối” – Theo wikipedia

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam là một chính sách an sinh do cơ quan BHXH Việt Nam triển khai tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Cụ thể:

Giải thích từ ngữ “Bảo hiểm xã hội” được quy định tại Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 cụ thể như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, có thể thấy BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.

Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.

Bảo hiểm xã hội gồm những loại hình nào?

Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Đúng như cái tên của từng loại hình, nếu thuộc các đối tượng mà luật quy định, người lao động và người sử dụng sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc. Còn với BHXH tự nguyện, người lao động có thể chọn tham gia hoặc không tham gia. 

Các chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

Toàn bộ quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật BHXH gồm:

Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Đóng bảo hiểm bao nhiêu lâu thì được hưởng thai sản
đóng bảo hiểm bao nhiêu lâu thì được hưởng thai sản

Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng thai sản?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định và nêu rõ quyền lợi hưởng các chế độ bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đó có chế độ thai sản.

Cũng theo quy định của Luật trên hiện nay chế độ thai sản được áp dụng cho tất cả lao động nữ và và lao động nam có vợ sinh con. Cụ thể:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định

Căn cứ theo quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, theo quy định này lao động nam và lao động nữ để hưởng chế độ thai sản cần đáp ứng điều kiện các về thời gian tham gia đóng BHXH bắt buộc và tùy từng trường hợp và tình trạng sức khỏe của người lao động như phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sỹ, có vợ sinh con, thời gian nghỉ việc trước thời điểm sinh con.

Đóng BHXH bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ thai sản BHXH đối với lao động nam và nữ trong từng trường hợp khác nhau là khác nhau.

Thời gian đóng BHXH hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ

1 – Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi đối với trường hợp:

  • Là lao động nữ sinh con/ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

2 – Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên và phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với trường hợp mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. 

Lưu ý: Lao động nữ sinh con chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại mục 1 và 2 bên trên.

Thời gian đóng BHXH hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam

Trường hợp lao động nam đang tham gia đóng BHXH bắt buộc và có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản cho nam theo quy định.

Tuy nhiên, đối với trường hợp lao động nam nhận con nuôi đóng BHXH bắt buộc và được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng điều kiện về thời gian như sau: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, Pháp luật có quy định chi tiết về thời gian người lao động đóng BHXH bắt buộc được hưởng quyền lợi từ chế độ thai sản. Do đó mỗi người lao động cần nắm rõ được các quy định để hưởng đúng quyền lợi BHXH của mình.

Bên cạnh đó, trong trường hợp người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà vẫn đáp được điều kiện về thời gian tham gia BHXH thì vẫn được xét hưởng chế độ thai sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chế độ bảo hiểm thai sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139