Địa điểm nhận bảo hiểm thất nghiệp

địa điểm nhận bảo hiểm thất nghiệp

Hiện nay địa điểm nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Không giống như chế độ bảo hiểm xã hội một lần hay chế độ ốm đau thai sản… tiền trợ cấp nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH, người lao động cần đến tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi đã nộp hồ sơ để nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.

 Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp cần đảm bảo các điều kiện quy định tại quy định tại Điều 49 của Luật việc làm 2013 sau đây:

– Một là, đã chấm dứt hợp đồng lao động;

– Hai là, có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, cụ thể như sau:

+ Nếu hợp đồng lao động là hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì: trong vòng 24 tháng trước thời điểm người lao động nghỉ việc thì phải đóng từ đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trở lên;

+ Nếu hợp đồng lao động là hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ ba tháng đến dưới 12 tháng: trong vòng 36 tháng trước khi nghỉ việc, người lao động phải đóng từ đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trở lên;

– Ba là, người lao động chưa có việc làm trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ;

– Bốn là, nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn luật định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật việc làm 2013, người lao động phải nộp hồ sơ trong thời gian 03 tháng kể từ thời điểm nghỉ việc.

Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

– Người lao động được hưởng lương hưu hoặc được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc do người lao động đơn phương chấm dứt trái quy định của pháp luật, tức là không đúng với các lý do quy định tại khoản 1 Điều 37 “Bộ luật lao động 2019”;

– Trong quá trình nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng bị hủy:

+ Người lao động chết;

+ Người lao động bị tạm giam hoặc bị tuyên án phải chấp hành hình phạt tù;

+ Công dân nam thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an;

+ Tham gia hoạt động học tập, trong đó có thời hạn tham gia khóa học từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Người lao động đi nước ngoài dưới dạng định cư hoặc xuất khẩu lao động;

+ Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc hoặc trường giáo dưỡng.

Mức hưởng và chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

– Hàng tháng, người lao động được hưởng tiền trợ cấp bằng 60% của mức bình quân tiền lương trong thời gian của 06 tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc.

Tuy nhiên mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người lao động được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước không được cao hơn năm lần mức lương cơ sở; người lao động làm việc cho người sử dụng lao động thì không được quá năm lần mức lương tối thiểu vùng được xác định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

– Ngoài tiền trợ cấp, người lao động còn được bảo hiểm xã hội đóng và phát thẻ bảo hiểm y tế sử dụng trong khoảng thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

Người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong những quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH tại các đơn vị, doanh nghiệp. BHTN góp phần hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn khi chưa tìm được việc làm và có thu nhập. Theo Luật quy định người lao động sẽ được lãnh bảo hiểm thất nghiệp tại nơi nộp hồ sơ hưởng hoặc nhận tiền trợ cấp qua thẻ ngân hàng. Cụ thể:

Nhận tiền BHTN trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 về việc nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định như sau:

“Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”

Tại Khoản 2, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính Phủ và Khoản 7, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định số 166/2019/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019 quy định về việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và tổ chức chi trả trợ cấp BHTN.

Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể nhận tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các địa điểm, tổ chức đại diện chi trả nơi mà BHXH Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ chi trả chế độ BHXH, BHTN và quản lý người hưởng như:

Trung tâm giới thiệu/ dịch vụ việc làm nơi người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ BHTN.

Các tổ chức bảo hiểm xã hội cấp xã, huyện, thị trấn nơi được BHXH cấp tỉnh ủy nhiệm chi trả.

Tổng công ty Bưu điện phải tổ chức các Điểm chi trả đến cấp xã phù hợp với điều kiện của từng địa phương và thống nhất với cơ quan BHXH. Điểm chi trả có địa chỉ cụ thể, được cập nhật tại danh mục điểm chi trả trong toàn quốc và được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của BHXH Việt Nam để người lao động có thế tra cứu.

Nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ngân hàng

Căn cứ vào Điểm 2.1.2, Khoản 2, Điều 2 của Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH, hiện nay người lao động sẽ có thêm một cách nhận tiền trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản ngân hàng mà không cần trực tiếp đến tại trung tâm dịch vụ việc làm hay bưu điện.

Với cách nhận bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM, tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ được chuyển trực tiếp đến số tài khoản ngân hàng mà người lao động đã đăng ký (Số tài khoản, chủ tài khoản, ngân hàng và chi nhánh NH) tại phần hình thức nhận tiền trong hồ sơ hưởng BHTN.

Chú ý: Trong trường hợp thông tin tài khoản nhận tiền trợ cấp thất nghiệp bị sai số tài khoản hoặc tên của chủ tài khoản, người hưởng trợ cấp cần làm công văn điều chỉnh số tài khoản/ tên chủ tài khoản gửi bộ phận văn thư của cơ quan BHXH nơi công ty tham gia Bảo hiểm xã hội.

Hình thức gửi: Người lao động có thể gửi trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh. Lưu ý người gửi cần ghi thêm số điện thoại liên hệ vào bì thư.

địa điểm nhận bảo hiểm thất nghiệp
địa điểm nhận bảo hiểm thất nghiệp

Chuyển nơi cư trú có đổi địa điểm nhận BHTN được không?

Trong thực tế trường hợp người lao động chuyển nơi cư trú khi đang chờ quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn có thể thay đổi địa điểm nhận BHTN được. Tuy nhiên phải làm đề nghị chuyển địa điểm nhận Bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ Pháp luật chuyển địa điểm nhận BHTN

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 22, Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Trong vòng 03 ngày sau khi nhận được đơn của người lao động trung tâm tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm việc làm nơi người lao động chuyển đến.

Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm 04 giấy tờ chính sau đây:

Giấy đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Ngoài ra trong hồ sơ có thể gồm:

Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có).

Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng (nếu có).

Trong vòng 10 ngày làm việc tính từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm giới thiệu việc làm nơi chuyển đến.

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến sẽ làm gửi văn bản đề nghị BHXH cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ BHYT cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Hiện nay, việc nhận bảo hiểm thất nghiệp qua tài khoản cá nhân của người lao động rất nhanh và thuận tiện, có thể không cần làm hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động vẫn nhận được tiền hưởng trợ cấp và không phải đến địa điểm chi trả để nhận tiền.

Các trường hợp tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục, bảo lưu thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

– Tạm dừng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi hàng tháng đến ngày hẹn, người lao động không liên hệ tại Trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về quá trình tìm kiếm việc làm của mình. Nếu vẫn còn thười gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì được tiếp tục hưởng vào tháng tiếp theo nếu thực hiện việc thông báo quá trình tìm kiếm việc làm của mình.

– Chấm dứt bảo hiểm thất nghiệp khi:

+ Trong quá trình người lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng đã tìm kiếm được việc làm mới với tính chất hàng tháng. Việc làm mới được xác định là khi người lao động kí kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với một người sử dụng lao động;

+ Đã hết thời hạn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an;

+ Hưởng chế độ hưu trí; 

+ Đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà định cư tại nước ngoài, hoặc ra nước ngoài đi lao động theo hợp đồng lao động;

+ Học tập có thời hạn học từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Người lao động đã hai lần từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng hoặc đã ba lần liên tục không thông báo về việc tìm kiếm việc làm;

+ Người lao động bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc người lao động chết;

+ Người lao động có vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp bị xử lý vi phạm hành chính;

+ Người lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng bị tạm giam hoặc bị áp dụng hình phạt tù giam; bị áp dụng hình thức xử lý là đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào các cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc.

– Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp: khi chấm dứt bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cũng sẽ được bảo lưu thời gian đóng tính cộng dồn vào lần sau nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể được quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật việc làm 2013;

Cách xác định thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về địa điểm nhận bảo hiểm thất nghiệp Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139