Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì

thuế thu nhập doanh nghiệp là gì

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại thuế này. Vì vậy, trong bài viết này. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp là gì và cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) trong kỳ tính thuế.

Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Theo đó, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đồng thời cũng là “người” nộp thuế.

Đối với thuế TNDN thì thu nhập chịu thuế là doanh thu đã trừ đi chi phí kinh doanh hợp lý. Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của DN, chỉ khi DN kinh doanh có lợi nhuận thì mới phải nộp thuế TNDN. Thuế TNDN sử dụng thuế suất đồng nhất, mức thuế suất khác nhau có thể áp dụng đối với các nhóm đối tượng hoặc một số lại thu nhập khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu chính thuế của mỗi nước.

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN, người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Công thức tính thuế TNDN

Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp, doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

– Thuế suất thuế TNDN hiện hành là 20% áp dụng chung cho các doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.

Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% tạikhoản này là doanh thu của năm trước liền kề.

– Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh

Xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Kỳ tính thuế của doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng.

Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

Kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo. Đối với các doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản cũng tính tương tự. Trường hợp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập.

Đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu. Doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được cộng vào kỳ tính thuế năm trước đó. Để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

Trường hợp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN thì kỳ tính thuế TNDN của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại.

Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn:

+ Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

+ hoặc Nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong quý. Thuế thu nhập tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của quý đó.

+ Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.

+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp trong năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm nộp phải lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

+ Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước có liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, DN được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.

Mức thuế TNDN phải nộp = Tổng thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN %

Lưu ý: Tổng thu nhập chịu thuế được xác định theo luật thuế TNDn hiện hành, còn tổng lợi nhuận kế toán trước thuế được xác định theo các chuẩn mực kế toán. Kế toán thường căn cứ vào tổng lợi nhuận kế toán trước thuế để điều chỉnh ra tổng thu nhập chịu thuế như sau:

Tổng thu nhập chịu thuế = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Các khoản điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế – Các khoản điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế.

Các khoản điều chỉnh tăng và giảm thu nhập chịu thuế là điều chỉnh từ các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí trong kỳ phù hợp theo phạm vi tính vào thu nhập chịu thuế của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

thuế thu nhập doanh nghiệp là gì
thuế thu nhập doanh nghiệp là gì

Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 17 (VAS 17) thuế thu nhập doanh nghiệp đối với kế toán tại DN được xem là một khoản chi phí phải trả trước khi xác định lợi nhuận giữ lại DN. Việc kế toán ghi nhận doanh thu, thu nhập và chi phí theo chuẩn mực kế toán có những nguyên tắc khác với các xác định thuế TNDN. Vì vậy mỗi năm kế toán có thể tạo ra các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế hoặc chênh lệch tạm thời được khấu trừ.

+ Các khoản chênh lệch tạm thời là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế.

Ví dụ: ghi nhận thu nhập vào một năm nhưng thuế thu nhập được tính vào một năm khác, hoặc ghi nhận chi phí vào một năm nhưng chi phí đó chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế ở một năm khác.

+ Các khoản chênh lệch vĩnh viễn là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ví dụ: thu nhập từ cổ tức được chia là khoản thu nhập không chịu thuế và được loại trừ toàn bộ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tiền phạt không được pháp luật về thuế cho phép khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Căn cứ vào chênh lệch tạm thời chịu thuế để tính thuế thu nhập hoãn lại phải trả ghi vào chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại.

+ Cuối năm tài chính DN phải xác định “Thuế thu nhập hoã lại phải tra” (nếu có) theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành theo công thức sau:

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm * Thuế suất thuế thu nhập DN hiện hành.

+ Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), cụ thể là: Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số thuế thu nhập được hoàn nhập trong năm được ghi nhận bổ sung vào số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại.

Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số thuế thu nhập được hoàn nhập trong năm được ghi giảm số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại.

+ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm hiện tại được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm đó trừ trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

+ Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán phải ghi nhận bổ sung khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho các năm trước bằng cách điều chỉnh giảm số dư đầu năm của TK 421 -Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước) và số dư đàu năm của TK 347- Thuế thu nhập hoãn phải trả lại.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139