Thủ tục ly hôn tại Đà Nẵng

thủ tục ly hôn tại Đà Nẵng

Trong đời sống vợ chồng, để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn hướng đến. Tuy nhiên khi vợ chồng không còn tiếng nói chung, cuộc hôn nhân không còn hạnh phúc, mối quan hệ giữa vợ chồng cũng không thể cứu vãn được nữa thì lựa chọn việc ly hôn là điều không thể tránh khỏi. Sau đây, Luật Trần và Liên Danh cung cấp những thông tin cơ bản liên quan đến thủ tục ly hôn tại Đà Nẵng mới nhất.

LY HÔN LÀ GÌ?

Quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Đây cũng là quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân tại khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.

Có thể thấy, chỉ khi vợ, chồng yêu cầu ly hôn hoặc cả hai yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, được Tòa án xem xét, giải quyết thông qua bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng cũng chấm dứt vào thời điểm bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực.

CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN

Thuận tình ly hôn

Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Thuận tình ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề về quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản chung, nợ chung (nếu có).

Sự tự nguyện của vợ chồng là điều kiện để Tòa án công nhận ly hôn đồng thuận. Do vậy, Tòa án sẽ xem xét cho thuận tình ly hôn nếu có đủ cả 3 yếu tố được quy định tại khoản 4 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

– Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;

– Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Đơn phương ly hôn

Đơn phương ly hôn được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng, dựa trên những căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ, thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

HỒ SƠ LY HÔN TẠI ĐÀ NẴNG

Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục ly hôn tại Đà Nẵng theo quy định mới nhất bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đối với trường hợp thuận tình ly hôn hoặc Đơn khởi kiện vụ án ly hôn đối với trường hợp đơn phương ly hôn (theo mẫu của Tòa án tại Đà Nẵng);

– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (giấy phải còn nguyên vẹn, không được tẩy xóa, làm rách);

– Bản sao Giấy giấy tờ tùy thân (Hộ chiếu/ Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân của vợ, chồng, …), sổ hộ khẩu của vợ, chồng;

– Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có);

– Bản sao các giấy tờ chứng minh về tài sản chung, nợ chung (nếu có).

Đối với việc đơn ly hôn mà được viết bằng tiếng nước ngoài thì cần phải dịch thuật ra tiếng Việt trước khi được gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Các loại giấy tờ khác trong hồ sơ ly hôn nêu trên nếu được cơ quan nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự các loại giấy tờ đó.

MẪU ĐƠN LY HÔN (THAM KHẢO)

Mẫu đơn công nhận thuận tình ly hôn tại Đà Nẵng

Screenshot 472

Mẫu đơn khởi kiện vụ án ly hôn tại Đà Nẵng

Screenshot 470

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI ĐÀ NẴNG

Thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn tại Đà Nẵng

Trường hợp thuận tình ly hôn:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc.

Trường hợp đơn phương ly hôn:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đơn phương ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết những tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

Thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn tại Đà Nẵng có yếu tố nước ngoài 

Thẩm quyền của Tòa án:

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này”.

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”.

– Theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn.

thủ tục ly hôn tại Đà Nẵng
thủ tục ly hôn tại Đà Nẵng
Thẩm quyền Tòa án theo cấp:

– Theo quy định tại Điều 35, Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

– Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ:

– Trường hợp thuận tình ly hôn, Tòa án nơi một trong các bên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

– Trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các đương sự có thỏa thuận bằng văn bản về việc lựa chọn này theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Ngoài ra, trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam thì căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 40 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết. Trường hợp nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng giải quyết.

THỦ TỤC LY HÔN TẠI ĐÀ NẴNG

Trình tự, thủ tục ly hôn tại Đà Nẵng  thuận tình ly hôn 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn và nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền tại Đà Nẵng.

Bước 2: Thực hiện thủ tục nộp lệ phí tại cơ quan thi hành án tại Đà Nẵng.

Bước 3: Tòa án thụ lý việc dân sự và mở phiên hòa giải.

Bước 4: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Theo quy định tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì “thẩm phán phải phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này”.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn sẽ có hiệu lực ngay mà các đương sự không có quyền kháng cáo. Theo quy định tại khoản 5 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì “Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định”.  

Trình tự, thủ tục ly hôn tại Đà Nẵng đơn phương ly hôn 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn và nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền tại Đà Nẵng.

Bước 2: Làm thủ tục nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án tại Đà Nẵng.

Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án, triệu tập đương sự lên lấy lời khai, giao nộp chứng cứ.

Bước 4: Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Bước 5: Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án ly hôn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự (trong thời hạn 15 ngày) kể từ ngày tuyên án, nếu có kháng cáo hoặc theo quy định tại khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì viện kiểm sát cùng cấp (trong thời hạn 15 ngày), viện kiểm sát cấp trên trực tiếp (trong thời hạn 01 tháng) kể từ ngày tuyên án, nếu có kháng nghị, vụ án ly hôn đơn phương sẽ được tòa cấp trên xét xử theo thủ tục phúc thẩm.

Trường hợp đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài, theo quy định tại Điều 479 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án có yếu tố nước ngoài có ba trường hợp:

– Đương sự có mặt tại Việt Nam có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án;

– Đương sự cư trú ở nước ngoài không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là 01 tháng, kể từ ngày bản án, quyết định được tống đạt hợp lệ hoặc kể từ ngày bản án, quyết định được niêm yết hợp lệ theo quy định của pháp luật;

– Trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 477 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn kháng cáo là 12 tháng, kể từ ngày tuyên án.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI ĐÀ NẴNG 

Luật Trần và Liên Danh luôn cố gắng hỗ trợ khách hàng giải quyết thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất bao gồm nhưng không giới hạn các công việc sau đây:

– Soạn thảo đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, đơn khởi kiện vụ án ly hôn tại Đà Nẵng;

– Tư vấn và giải quyết thủ tục đơn phương ly hôn, thủ tục thuận tình ly hôn theo đúng quy định pháp luật tại Đà Nẵng;

– Tư vấn đơn phương ly hôn, thuận tình ly hôn nhanh tại Đà Nẵng;

– Tư vấn bảo vệ quyền nuôi con và giải quyết tranh chấp tài sản chung, nợ chung khi ly hôn tại Đà Nẵng;

– Luật Trần và Liên Danh cũng thực hiện tư vấn ly hôn miễn phí cho các trường hợp thuộc diện trợ giúp pháp lý; khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi,… tại Đà Nẵng

Nếu khách hàng muốn giải quyết nhanh gọn vụ việc của mình, , hạn chế thời gian đi lại hoặc đang gặp những vướng mắc nêu trên thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0969 078 234 để được hỗ trợ giải quyết một cách dễ dàng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139