Có thể nói danh dự, nhân phẩm, uy tín là yếu tố bất khả xâm phạm, được pháp luật bảo vệ và đây là quyền hiến định. Tuy nhiên, trên thực tế việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác vẫn thường xuyên diễn ra nhất là trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay. Tình trạng đăng tải thông tin không chính xác, xúc phạm, đả kích,… người khác xuất hiện tràn lan trên không gian mạng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Vậy, xúc phạm danh dự người khác có bị phạt không? Xúc phạm người khác bị tội gì? Qua bài viết dưới đây, Luật Luật Trần và Liên Danh xin chia sẻ tới quý bạn đọc những nội dung pháp lý cơ bản liên quan đến tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác.
Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm cụ thể thế nào là xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Tuy nhiên có thể hiểu xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đế nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.
Tuỳ theo tính chất, mức độ của từng vụ việc có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các dấu hiệu pháp lý của Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Bộ luật hình sự 2015 chưa có quy định một tội riêng đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Hành vi này là một trong những hành vi cấu thành tội Làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015.
* Các yêu tố cấu thành tội phạm này như sau:
Chủ thể của tội phạm – Điều 155 Bộ luật hình sự
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do không thuộc trường hợp quy định tại Điểu 12 Bộ luật Hình sự về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.
Mặt chủ quan của tội phạm – Điều 155 Bộ luật hình sự
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị làm nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
Khách thể của tội phạm – Điều 155 Bộ luật hình sự
Hành vi của tội phạm làm nhục người khác nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Mặt khách quan của tội phạm – Điều 155 Bộ luật hình sự
Thể hiện bằng lời nói: bao gồm sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu, lăng mạ, lột quần áo giữa đám đông…
Thể hiện bằng việc làm: người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.
Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác.
Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.
Hình phạt đối với tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Xử phạt hành chính
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân (điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Về chế tài dân sự
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. (Theo Điều 592 Bộ luật dân sự 2015).
Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. (Theo Khoản 5 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015)
Về trách nhiệm hình sự
Những hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác mang tính chất nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, theo đó người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữa đến 03 năm, hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.
Nêu một số câu hỏi thường gặp
Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác trên facebook có bị phạt không?
Tùy vào mức độ xúc phạm mà hành vi này bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định sau:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng
Nghị định 15/2020/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyên điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử như sau:
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;…..”
Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong trường dùng facebook để xúc phạm nhân phẩm, danh dự đến mức nghiêm trọng thì tuỳ thuộc vào độ xác thực thông tin mà hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm nhục người khác” hoặc “Tội vu khống” theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Giáo viên xúc phạm danh dự học sinh bị phạt như thế nào?
Theo Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giáo dục thì giáo viên vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học được quy định như sau:
“Điều 28. Vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau (mức phạt đối với cá nhân từ 2.500.000 đến 5.000.000 đồng):
– Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;
– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Ngoài ra, phải xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.
Bên cạnh đó, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của giáo viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt tù mức cao nhất đến 5 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề và làm các công việc từ 1 đến 5 năm.
Hành vi chửi bới có được xem là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Hành vi dùng những lời lẽ khó nghe, chửi bới, mang tính sỉ nhục, thô bỉ, nhục mạ nhằm để hạ thấp, chà đạp giá trị của người khác. Đồng thời làm giảm uy tín, gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của đối phương thì được coi là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Trên đây là tổng hợp các quy định của pháp luật liên quan đến tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Quý khách hàng nếu có nhu cầu có thể sử dụng dịch vụ giải quyết hành vi bị xúc phạm nhân phẩm danh dự của Luật Trần và Liên Danh luật để được tư vấn hỗ trợ nhiệt tình. Với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm Luật Trần và Liên Danh luật sẽ tìm ra phướng án giải quyết vấn đề và bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất.
Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Trần và Liên Danh sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.
Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.
Với năng lực pháp lý của mình, Luật Trần và Liên Danh cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!
Việc một cá nhân có hành vi chửi bới, xúc phạm người khác thì có bị coi là vi phạm pháp luật hay không, hành vi này được xử lý hành chính hay xử lý về hình sự?
Khi bạn gặp trường hợp phạm tội lăng nhục người khác và chưa biết phải xử lý hành vi vi phạm trên như thế nào thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline của Công ty luật uy tín để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!