Bảo hiểm tai nạn học sinh

Bảo hiểm tai nạn học sinh

Bảo hiểm tai nạn học sinh là gì? Và mức đóng bảo hiểm là bao nhiêu? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh để tìm hiểu chi tiết về vấn đề nêu trên:

Bảo hiểm tai nạn học sinh sinh viên thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe?

Bảo hiểm tai nạn học sinh sinh viên là loại hình bảo hiểm tự nguyện dành cho học sinh, sinh viên.

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe.

Như vậy, bảo hiểm tai nạn học sinh sinh viên thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.

Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là sức khoẻ con người.

Các loại nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe bao gồm: Bảo hiểm sức khỏe, thân thể; Bảo hiểm chi phí y tế.

Quyền lợi của bên mua bảo hiểm tai nạn học sinh sinh viên

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:

– Bản thân bên mua bảo hiểm;

– Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;

– Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;

– Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;

– Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.

Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm tai nạn học sinh sinh viên

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

– Đối tượng bảo hiểm;

– Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

– Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;

– Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

– Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

– Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Nội dung hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 67/2023/TT-BTC như sau:

(1) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

– Bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng quy định sau:

+ Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, hoặc cá nhân tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

+ Đáp ứng các điều kiện để mua bảo hiểm theo quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.

– Người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người có tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

– Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với người được bảo hiểm theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

– Người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm cá nhân hoặc người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhóm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nhóm. Việc chỉ định thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải phù hợp với quy định tại Điều 41 và Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

(2) Số tiền bảo hiểm

– Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

– Đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư, số tiền bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 102 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

(3) Quyền lợi bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm

– Quyền lợi bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm và các điều khoản loại trừ phải được thể hiện rõ trong quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bảo hiểm có điều kiện (cung cấp bảo hiểm trong trường hợp điều kiện tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm dưới chuẩn theo quy định của doanh nghiệp bảo hiểm) thì nội dung này cần được thể hiện rõ tại hợp đồng bảo hiểm.

– Quyền lợi bảo hiểm có đảm bảo và các quyền lợi không đảm bảo (nếu có) phải được thể hiện rõ trong các hợp đồng bảo hiểm.

– Quyền lợi bảo hiểm rủi ro, cách xác định quyền lợi đầu tư, mức lãi suất cam kết tối thiểu (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, sản phẩm bảo hiểm hưu trí) phải được thể hiện rõ trong các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí.

(4) Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm

Bảo hiểm tai nạn học sinh
bảo hiểm tai nạn học sinh

Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm là một bộ phận của hợp đồng bảo hiểm. Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm phải đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và các quy định sau:

– Trường hợp quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm có quy định về quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì phải đảm bảo:

+ Quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn được xem xét chi trả khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

++ Người được bảo hiểm bị mất, liệt hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của: hai tay; hoặc hai chân; hoặc một tay và một chân; hoặc hai mắt; hoặc một tay và một mắt; hoặc một chân và một mắt. Trong trường hợp này, mất hoàn toàn, liệt hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của tay được tính từ cổ tay trở lên; mất hoàn toàn, liệt hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của chân được tính từ mắt cá chân trở lên; mất hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của mắt được hiểu là mất hoàn toàn hoặc mù hoàn toàn;

++ Người được bảo hiểm bị tổn thương cơ thể từ 81% trở lên theo xác nhận của cơ quan y tế hoặc Hội đồng giám định Y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tổ chức giám định y tế hợp pháp được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chấp thuận.

+ Việc chứng nhận người được bảo hiểm bị mất hoàn toàn bộ phận cơ thể (tay, chân hoặc mắt) có thể được thực hiện ngay sau khi sự kiện bảo hiểm xảy ra hoặc sau khi kết thúc việc điều trị.

Việc chứng nhận bị liệt hoàn toàn và không thể phục hồi chức năng của các bộ phận cơ thể hoặc mù hoàn toàn hoặc bị tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được thực hiện không sớm hơn 180 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc từ ngày bệnh lý được chẩn đoán.

+ Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể bổ sung quy định về các trường hợp khác nhằm gia tăng quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn cho người được bảo hiểm so với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

– Trường hợp quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm có quy định thời gian chờ (là khoảng thời gian mà các sự kiện bảo hiểm xảy ra sẽ không được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chi trả đối với một số quyền lợi bảo hiểm sức khỏe) thì phải đáp ứng các quy định:

+ Thời gian chờ được tính từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm hoặc ngày khôi phục hiệu lực hợp đồng gần nhất;

+ Không áp dụng thời gian chờ đối với trường hợp tai nạn;

+ Đối với các trường hợp bệnh, thời gian chờ tối đa không vượt quá 90 ngày. Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận bảo hiểm cho các bệnh có sẵn, thời gian chờ tối đa là 1 năm;

+ Đối với quyền lợi thai sản, thời gian chờ tối đa là 270 ngày;

+ Trường hợp triển khai sản phẩm có thời gian chờ ngoài thời gian chờ theo quy định tại điểm c và d khoản này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải trình rõ tại tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm.

– Trường hợp quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm có điều khoản quy định về bệnh có sẵn thì phải đáp ứng các quy định:

+ Bệnh có sẵn là tình trạng bệnh tật hoặc thương tật của người được bảo hiểm đã được bác sỹ chẩn đoán hoặc điều trị trước ngày hiệu lực hoặc ngày khôi phục hiệu lực (gần nhất) của hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ sung thêm các dấu hiệu, triệu chứng đặc thù, thì chỉ được xem xét đến các dấu hiệu, triệu chứng khởi phát trong vòng 36 tháng trước ngày hiệu lực hoặc ngày khôi phục hiệu lực (gần nhất) của hợp đồng bảo hiểm mà nếu biết được các dấu hiệu, triệu chứng này doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không chấp nhận bảo hiểm, không chấp nhận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm hoặc chấp nhận bảo hiểm có điều kiện, chấp nhận khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm có điều kiện;

+ Việc xác định bệnh có sẵn phải căn cứ vào hồ sơ y tế được lưu trữ tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế được thành lập hợp pháp, các tài liệu y khoa được Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc các thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tự kê khai trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hoặc phiếu bổ sung thông tin.

– Trường hợp quy tắc, điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có quy định việc tạm ứng từ giá trị hoàn lại, việc tạm ứng từ giá trị hoàn lại phải đáp ứng các quy định sau:

+ Mức lãi suất tính cho phần tạm ứng từ giá trị hoàn lại không được vượt quá lãi suất tích lũy do doanh nghiệp bảo hiểm công bố cho khách hàng cộng với 2%. Trường hợp không công bố lãi suất tích lũy, mức lãi suất tạm ứng không được vượt quá lãi suất đầu tư của quỹ chủ hợp đồng không tham gia chia lãi trong năm tài chính liền kề trước đó cộng với 2%.

+ Trường hợp quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm có quy định cho phép bên mua bảo hiểm dừng đóng phí bảo hiểm và sử dụng giá trị hoàn lại để duy trì hiệu lực hợp đồng thì phải đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

+ Việc tạm ứng từ giá trị hoàn lại không áp dụng với sản phẩm liên kết đầu tư, hưu trí.

– Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư và hợp đồng bảo hiểm hưu trí phải thể hiện rõ các nội dung sau:

+ Chính sách đầu tư; mục tiêu đầu tư; cơ cấu đầu tư tài sản của quỹ liên kết chung (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí); hạn mức đầu tư vào từng danh mục tài sản đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị);

+ Các giao dịch mua, giao dịch bán đơn vị quỹ liên kết đơn vị và định kỳ định giá đơn vị của quỹ liên kết đơn vị (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị);

+ Các quy định liên quan đến việc chuyển đổi giữa các quỹ liên kết đơn vị (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị);

+ Các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được áp dụng các biện pháp để bảo vệ và gia tăng quyền lợi của bên mua bảo hiểm bao gồm: đóng quỹ liên kết đơn vị để chuyển đổi các tài sản sang một quỹ liên kết đơn vị khác có cùng các mục tiêu đầu tư; thay đổi tên của quỹ liên kết đơn vị; chia tách hoặc sáp nhập các đơn vị quỹ liên kết đơn vị hiện có; ngừng định giá đơn vị quỹ liên kết đơn vị và các giao dịch liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp Sở giao dịch chứng khoán mà quỹ liên kết đơn vị đang đầu tư vào bị tạm thời đình chỉ giao dịch; các biện pháp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho khách hàng trước khi áp dụng các biện pháp này.

– Trường hợp quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm có quy định về khôi phục hiệu lực hợp đồng thì phải đáp ứng các quy định sau:

+ Quy tắc, điều kiện, điều khoản phải quy định rõ điều kiện khôi phục hiệu lực hợp đồng, thời hạn, hồ sơ, thời điểm khôi phục hiệu lực hợp đồng;

+ Việc khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

– Đối với quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 32 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm rà soát, chỉnh sửa để đáp ứng các quy định tại Điều này kể từ ngày 01/7/2025.

(5) Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

– Các quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm phải phù hợp với quy định tại Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

– Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư, ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 67/2023/TT-BTC, bên mua bảo hiểm còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

+ Bên mua bảo hiểm được quyền linh hoạt đóng phí trong suốt thời hạn hợp đồng bảo hiểm ngoài thời gian đóng phí bắt buộc (nếu có); rút một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản của hợp đồng; chuyển đổi đơn vị quỹ của quỹ liên kết đơn vị; thay đổi tỷ lệ đầu tư vào các quỹ liên kết đơn vị; thay đổi số tiền bảo hiểm; thay đổi phí bảo hiểm;

+ Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ xác nhận vào các tài liệu do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp theo quy định tại các Điều 29 và Điều 30 Thông tư 67/2023/TT-BTC.

– Đối với các hợp đồng bảo hiểm hưu trí, ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 67/2023/TT-BTC, bên mua bảo hiểm còn có các quyền sau:

+ Quyền lựa chọn và thay đổi số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực;

+ Tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp không có khả năng đóng phí bảo hiểm theo quy định tại Điều 121 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

(6) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

– Các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải phù hợp với quy định tại Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

– Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

+ Quyền thu các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

+ Nghĩa vụ thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm khi giá trị tài khoản không đủ để thanh toán cho khoản phí rủi ro, phí quản lý hợp đồng cho tháng kế tiếp dẫn đến nguy cơ hợp đồng mất hiệu lực; tư vấn và thông tin cho bên mua bảo hiểm mới về những rủi ro của hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị trong trường hợp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;

+ Nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm và kết quả hoạt động của quỹ liên kết đầu tư (đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí) trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc năm hợp đồng.

(7) Thời hạn bảo hiểm

– Thời hạn bảo hiểm được tính từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bắt đầu nhận bảo hiểm đến khi kết thúc bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm phải được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

– Đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí phải thể hiện rõ thời hạn đóng phí tích lũy và thời gian nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí.

(8) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm là một trong các trường hợp sau:

+ Nếu bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm còn sống vào thời điểm bản yêu cầu bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chấp thuận, ngày hiệu lực hợp đồng là ngày bên mua bảo hiểm nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và đã đóng đủ phí bảo hiểm (tạm tính) của hợp đồng bảo hiểm;

+ Nếu bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm còn sống vào thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm, ngày hiệu lực hợp đồng là ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;

+ Là thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm.

(9) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm

– Hợp đồng bảo hiểm phải thể hiện rõ mức phí bảo hiểm, thời hạn đóng phí, định kỳ đóng phí, phương thức đóng phí, ngày đến hạn đóng phí, thời gian gia hạn đóng phí và việc dừng đóng phí (nếu có), thời gian đóng phí bảo hiểm bắt buộc (nếu có).

– Ngoài việc đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 67/2023/TT-BTC, hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư và hợp đồng bảo hiểm hưu trí còn phải nêu rõ cách thức phân bổ phí bảo hiểm và các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm. Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm phải phù hợp với quy định tại Điều 99 Nghị định 46/2023/NĐ-CP. Trong trường hợp điều chỉnh các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho khách hàng trong thời hạn 03 tháng trước khi áp dụng mức phí mới.

(10) Trả tiền bảo hiểm

– Thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm và thời hạn trả tiền bảo hiểm phải phù hợp với Điều 30 và Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm thì phải nêu rõ lý do từ chối bằng văn bản cho người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm.

– Hợp đồng bảo hiểm phải nêu rõ các tài liệu mà bên mua bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cần cung cấp khi yêu cầu giải quyết lợi bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu các bằng chứng về sự kiện bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm không thể tiếp cận hoặc thu thập theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cần thu thập thêm các tài liệu để phục vụ thẩm định giải quyết quyền lợi bảo hiểm ngoài các tài liệu đã được quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 67/2023/TT-BTC thì chi phí thu thập tài liệu do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chi trả.

(11) Phương thức giải quyết tranh chấp

Các quy định về giải quyết tranh chấp phải phù hợp với quy định tại Điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về bảo hiểm tai nạn học sinh. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139