Tổ chức kinh tế là gì

Tổ chức kinh tế là gì

Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức kinh tế là gì? Tổ chức kinh tế được sử dụng đất theo các hình thức nào?

Tổ chức kinh tế là gì?

Hiện tại các văn bản pháp luật không có quy định rõ ràng về tổ chức kinh tế tuy nhiên theo quy định tại điểm 27 điều 3 luật đất đai 2013 quy định về tổ chức kinh tế như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo quy định trên có thể hiểu doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn nước ngoài) và hợp tác xã được coi là tổ chức kinh tế. Khái niệm “tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự” thì chưa được rõ ràng. Xét cả bộ luật dân sự 2005 và bộ luật dân sự 2015 đều không có bất cứ một quy định nào giải thích khái niệm về tổ chức kinh tế mà đều đưa ra những nội dung hết sức chung chung. Như vậy, nếu dựa trên căn cứ là doanh nghiệp, hợp tác xã có thể thấy tổ chức kinh tế sẽ có một số đặc điểm như sau:

– Được đăng ký thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật

– Có hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện mục đích phát triển kinh tế

– Có điều lệ, cơ cấu tổ chức rõ ràng

– Có tên, địa chỉ cụ thể, có tài sản để hoạt động

– Có tư cách pháp nhân

– Không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Ví dụ về các tổ chức kinh tế

Dựa trên khái niệm về tổ chức kinh tế như đã phân tích ở trên có thể có thể ví dụ về các tổ chức kinh tế như sau:

+ Tổ chức kinh tế bao gồm các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp năm 2020 như: Công ty cổ phần, công ty TNNH (một thành viên và hai thành viên trở lên); doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh …

+ Tổ chức kinh tế bao gồm các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã năm 2012.

+ Các tổ chức kinh tế được thành lập theo luật đầu tư năm 2020 (thường gọi là tổ chức kinh tế nước ngoài) như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh… theo khoản 21, điều 3, Luật đầu tư số số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng năm 2020 (sau đây gọi tắt là Luật đầu tư năm 2020) quy định tổ chức kinh tế bao gồm:

“Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”

Ai có quyền thành lập tổ chức kinh tế ?

Những đối tượng sau có quyền thành lập các tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam:

+ Nhà đầu tư có quyền thành lập tổ chức kinh tế theo điều 22, Luật đầu tư năm 2020 (hướng dẫn chi tiết Theo Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài).

+ Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

+ Những cá nhân (xã viên) đáp ứng đầy đủ quy định tại các điều 19 đến điều 28 thuộc Chương III, của Luật hợp tác xã 2012 quy định về thành lập và đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền thành lập tổ chức kinh tế theo dạng này.

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế như thế nào?

Hiện nay, có những hình thức đầu tư như sau:

– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

– Thực hiện dự án đầu tư.

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

– Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, cụ thể:

– Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

+ Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

+ Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

+ Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Tổ chức kinh tế là gì
tổ chức kinh tế là gì

Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện ra sao?

– Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

– Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

– Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Vai trò của các tổ chức kinh tế:

(1) Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động

Trong những năm gần đây, tổ chức kinh tế tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động. Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động khối doanh nghiệp góp phần cải thiện và nâng cao mức sống chung của toàn xã hội và tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.

(2) Tổ chức kinh tế tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua

Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng của các tổ chức kinh tế đem lại là tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển những năm qua.

(3) Tổ chức kinh tế phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành

– Các loại hình kinh tế trong doanh nghiệp phát triển đa dạng gồm nhiều thành phần, trong đó doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, các loại hình doanh nghiệp tư nhân tuy còn nhỏ nhưng phát triển nhanh và rộng khắp ở các ngành và các địa phương trong cả nước, loại hình kinh tế tập thể đang được khôi phục và có bước phát triển mới. – Doanh nghiệp phát triển nhanh trong tất cả các ngành và ở khắp các địa phương đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năng suất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm sang khu vực doanh nghiệp, nhất là công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn.

(4) Phát triển tổ chức kinh tế tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội

Những năm gần đây, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do khối doanh nghiệp tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư và tăng nhanh lượng hàng hoá xuất khẩu. Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khẩu cho tiêu dùng thì nay đã được các doanh nghiệp sản xuất thay thế và được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm như: Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng đồ điện, điện tử, may mặc, thực phẩm, đồ uống, hoá mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, sản phẩm phục vụ xây dựng,..

Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công (y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo,…).

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi tổ chức kinh tế là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139