Đăng ký bản quyền thương hiệu mới

đăng ký bản quyền thương hiệu

Đăng ký nhãn hiệu/logo công ty/thương hiệu độc quyền nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với logo thương hiệu của mình, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp logo thương hiệu. Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp đến bạn đọc một số quy định liên quan đến đăng ký bản quyền thương hiệu, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Do đặc thù của thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thời gian cấp văn bằng (trả kết quả) là khá dài so với một số quy trình thủ tục xin cấp phép, thủ tục hành chính khác.

Ví dụ : Thời hạn để cấp Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả, Giấy chứng nhận Đăng ký quyền liên quan theo quy định tại Điều 52 Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả, Giấy chứng nhận Đăng ký quyền liên quan của Luật Sở hữu Trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009 là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.

Trong khi đó, thời gian để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Pháp luật Sở hữu Trí tuệ là 9 tháng, trong đó cần trải qua 3 giai đoạn thì Chủ đơn (Khách hàng) mới nhận được kết quả, cụ thể là:

Bốn giai đoạn để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Giai đoạn 1 : Giai đoạn chấp nhận hình thức. Khi Chủ đơn (Khách hàng) nộp đơn thì trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, đơn đăng ký được thẩm định hình thức, tức là thời điểm đó Chủ đơn được nhận Quyết định chấp nhận hình thức của đơn đã nộp (căn cứ theo Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009).

Giai đoạn 2 : Giai đoạn đăng công bố đơn. Khi Chủ đơn nhận được Quyết định chấp nhận hình thức của đơn, thì trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đó, đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp (căn cứ theo Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009).

Giai đoạn 3: Giai đoạn thẩm định nội dung. Khi Đơn đăng ký của Chủ đơn (Khách hàng) được công bố trên Công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ thì khoảng thời gian để thẩm định nội dung của Đơn đăng ký là không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Giai đoạn 4: Giai đoạn cấp văn bằng. Kết thúc quá trình thẩm định, cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho chủ đơn, đại diện của Chủ đơn về việc đơn đơn được cấp văn bằng, thể hiện thông qua Thông báo cấp văn bằng kèm theo số tiền phí và lệ phí cấp văn bằng cho phạm vi đăng ký mà chủ đơn đã nộp.

Khoảng thời gian diễn ra trong vòng 01 tháng kể từ ngày cấp văn bằng.

Lưu ý: Thời hạn giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu nêu trên không bao gồm thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn. Khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn thì thời hạn thẩm định các yêu cầu này cũng không vượt quá 1/3 khoảng thời gian thẩm định của từng giai đoạn

Như vậy, theo quy định thông thường thì thời gian để được cấp văn bằng là khoảng 12 tháng theo quy định của Luật. Tuy nhiên, khoảng thời gian thực tế có thể kéo dài do các lý do: giai đoạn 1 hình thức của đơn đăng ký chưa đạt, đơn chưa được chấp nhận hình thức ngay sau nộp và cần phải bổ sung hoặc sửa chữa những nộp dung của đơn để được chấp nhận hình thức; giai đoạn 3 trong quá trình thẩm định nội dung phát sinh các phản đối đơn, và các phản biện, phúc đáp cho đơn đó để bảo vệ quan điểm đăng ký ban đầu ; đồng thời không loại trừ lý do, số lượng đơn nhiều, tồn đọng và tính phức tạp của đơn, sự thay đổi phân công công tác, điều động luân chuyển công tác của các bộ trong Cục Sở hữu Trí tuệ dẫn đến thời gian thực tế được cấp Văn bằng ( Kết quả của thủ tục hành chính) có thể kéo dài hơn dự kiến.

Tuy nhiên, điều đặc biệt cần lưu ý là: Thời gian hiệu lực của văn bằng (kết quả) được tính từ ngày ưu tiên (ngày nộp đơn đầu tiên). Chính vì lẽ đó, cho nên việc thực hiện bước 1 – tra cứu nhãn hiệu, xác định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu là cực kỳ quan trọng. Việc này giúp tiết kiệm chi phí, và yên tâm hơn sau khoảng thời gian chờ đợi, Khách hàng (Chủ đơn) thường sẽ nhận được kết quả như mong đợi ngay từ thời điểm nộp đơn đăng ký hoặc ít nhất cũng tương tự sự mong đợi của Khách hàng ( Chủ đơn ) hoặc và biết trước những ưu nhược điểm mà có nhãn hiệu ban đầu, ý tưởng hoặc và dự định của mình có tính khả thi hay không.

Dưới đây là một ví dụ điển hình

Ngày nộp đơn là ngày 01.08.2013

Ngày quyết định cấp văn bằng là 18.05.2015

Hiệu lực văn bằng có hiệu lực từ ngày nộp đơn tức là Văn bằng có hiệu lực từ ngày 01.08.2013.

Sau ngày 01.08.2013 tất cả các đơn muốn được xem xét cấp văn bằng đều phải xem xét nhãn đối chứng này.

Điều đó có nghĩa là trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đó mới được công bố trên Thư viện số của Cục Sở hữu Trí tuệ và được mọi người có biết đến và tra cứu nhãn hiệu muốn đăng ký.

Nguồn thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ là công khai nên bất kỳ ai cũng có thể tra cứu nhãn hiệu muốn đăng ký.

Xuất phát từ những lý do đó, Luật Trần và Liên Danh hiểu được rằng để đăng ký nhãn hiệu độc quyền cần thực hiện qua 2 bước:

Hai bước để đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Bước 1 : Tra cứu nhãn hiệu

Để tra cứu nhãn hiệu tức là cần xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mới so với nhãn hiệu đã được nộp vào cục Sở hữu Trí tuệ trước đó và xem xem nhãn hiệu này có khả năng đăng ký được hay không và khả năng đăng ký được bao nhiêu phần trăm?

Việc tra cứu này được Luật Trần và Liên Danh tra cứu, thẩm định kỹ trước khi đưa ra lời khuyên, hay khuyến nghị khách hàng thực hiện việc đăng ký ngay hay cần phải chỉnh sửa nhãn hiệu trước khi thực hiện việc đăng ký.

Công tác 1: Triển khai việc tra cứu, xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mà Khách hàng dự định muốn đăng ký bằng việc tra cứu, đối chiếu nhãn hiệu đó trên nguồn thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ.

Để tra cứu được bước này, Nhân viên Luật Trần và Liên Danh cần xác định được pham vi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền mà Khách hàng muốn hướng tới. Tức là cần phân nhóm cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mà Nhãn hiệu muốn được bảo hộ độc quyền.

Tài liệu để đối chiếu thực hiện việc phân nhóm tính đến thời điểm hiện tại năm 2019 đã được cập nhật là bản Phụ lục 11. Bản Phân loại Nice 11- 2019 làm tài liệu cơ bản để xác định các nhóm sản phẩm và ngành nghề dịch vụ bảo hộ độc quyền.

Công tác 2 : Triển khai tra cứu chuyên sâu, xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mà Khách hàng dự định muốn đăng ký bằng việc tra cứu chuyên sâu, tra cứu và tham vấn ý kiến của những chuyên gia thẩm định nhãn hiệu cấp cao của văn phòng để đưa ra các khuyến nghị về khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Việc triển khai công tác này có độ chính xác cao hơn do kinh nghiệm và trải nghiệm của Chuyên gia thẩm định mang lại sự tư vấn chính xác cao hơn cho việc nhãn hiệu có khả năng đăng ký được hay không.

đăng ký bản quyền thương hiệu mới
đăng ký bản quyền thương hiệu mới

Bước 2 : Tiến hành đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (được hiểu là tờ khai của chủ đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền, logo công ty, thương hiệu ) (hồ sơ do Luật Trần và Liên Danh soạn thảo và hoàn thành tờ khai)

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức muốn đăng ký, tức Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Chủ đơn (gửi bản scan qua email để Luật Trần và Liên Danh có cơ sở hoàn thành tờ khai đăng ký nhãn hiệu được chính xác về các thông tin của Chủ đơn).

+ Mẫu logo thương hiệu, logo có kích thước không nhỏ hơn 80mm x 80mm. Một mẫu nhãn hiệu/logo/thương hiệu chuẩn mực bao gồm ba bộ phần cấu thành chính: 1. Phần hình; 2. Phần chữ; 3. Slogan. Quý khách có thể tham khảo các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam về cách thiết kế logo công ty (lưu ý bản mẫu này có thể gửi qua email hoặc có thể được Khách hàng (chủ đơn) in trực tiếp và chuyển lại cho Luật Trần và Liên Danh để đưa vào hồ sơ nộp tại cục Sở hữu Trí tuệ)

Các công việc Công ty Luật Trần và Liên Danh thực hiện

Tư vấn trước khi đăng ký

– Tư vấn phân nhóm lĩnh vực bảo hộ độc quyền logo thương hiệu theo Bảng phân loại Nice 11 -2019 của Quốc Tế.

– Tư vấn cho doanh nghiệp điều chỉnh logo thương hiệu khi xảy ra tình trạng tương tự với những logo thương hiệu đã đăng ký bảo hộ.

– Thiết kế logo mới cho doanh nghiệp dựa trên các kết quả tra cứu sơ bộ nhằm trách sự trùng lặp khi đăng ký bảo hộ.

– Tư vấn mô tả logo đăng ký một cách chính xác nhất nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo.

– Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, nhãn mác bao bì, kiểu dáng sản phẩm,….

Thiết lập hồ sơ đăng ký

– Lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu/logo công ty/thương hiệu độc quyền.

– In mẫu nhãn hiệu hàng hóa.

Tiến hành Đăng ký xác lập quyền

– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ logo thương hiệu tại Cục SHTT Việt Nam trong thời gian 01 ngày (kể từ ngày ký hồ sơ).

– Chuyển giao hồ sơ tờ khai có dấu nhận đơn của Cục SHTT Việt Nam cho doanh nghiệp trong thời gian 01 ngày.

Quá trình theo dõi hồ sơ đăng ký

– Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệm hình thức, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng.

– Soạn công văn trả lời, phúc đáp công văn thông báo của Cục sở hữu trí tuệ.

– 07 ngày: Xác lập quyền ưu tiên đăng ký logo thương hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.

– 01 tháng (kể từ này nộp đơn): Nhận được công văn thông báo chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.

– 06 tháng (kể từ ngày đăng công báo của Cục sở hữu trí tuệ): Thông báo cấp Giấy chứng nhận của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.

– Giấy chứng nhận có hiệu lực 10 năm kể từ ngày đăng ký và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về đăng ký bản quyền thương hiệu. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139