Công việc của kiểm toán

công việc của kiểm toán

Trên thế giới hầu hết các nước đi theo kinh tế thị trường đều có hoạt động kiểm toán độc lập. Theo quy định của Pháp Luật Việt Nam được nêu trong Nghị định 17/2012/NĐ-CP, ngày 13/03/2012 thì các doanh nghiệp cố vốn nước ngoài, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, Cty cổ phần đại chúng, các doanh nghiệp có vốn nhà nước…phải thực hiện kiểm toán hàng năm.

Vậy kiểm toán là gì? Và công việc của kiểm toán là gì? Trong bài viết này Luật Trần và Liên Danh sẽ chia sẻ với bạn những công việc của ngành nghề kiểm toán.

Kiểm toán là gì?

Kiểm toán và kế toán có liên quan trực tiếp tới nhau nên để hiểu được kiểm toán, trước tiên chúng ta nên nói về kế toán. Về cơ bản, kế toán sẽ cung cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính.

Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác đinh và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Có thể nói, kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán; đó là lí do họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.

Bản chất của của kiểm toán

Nếu xét ở góc độ chung nhất, chính là sự kiểm tra độc lập từ bên ngoài được thực hiện bởi một lực lượng có trình độ kĩ năng chuyên môn cao, chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lí và kinh tế đối với các nhận xét của mình về độ tin cậy của các thông tin được thẩm định.

Nhà nước cũng như xã hội sẽ quản lí và giám sát hoạt động kiểm tra này trên ba mặt chủ yếu: – Các thông tin công khai phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực chung được xã hội thừa nhận.

Hoạt động kiểm toán phải dựa vào các chuẩn mực chung

Mọi cá nhân, tổ chức có liên quan đến các sai sót hoặc xuyên tạc các thông tin công khai để đánh lừa các pháp nhân hoặc thể nhân trong các mối quan hệ kinh tế xã hội gây ra các thiệt hại thì pháp luật sẽ can thiệp để buộc các cá nhân tổ chức có hành vi trên phải chịu trách nhiệm của mình cả về kinh tế và pháp lí đối với sự sai lệch về thông tin và các thiệt hại đó.

Kiểm toán trong giai đoạn đầu của sự phát triển chủ yếu là kiểm tra, xác nhận độ trung thực của báo cáo tài chính công khai nên có quan điểm cho rằng kiểm toán là kiểm tra kế toán, tài chính độc lập.

Nhưng sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm cho hoạt động của kiểm toán không ngừng mở rộng phạm vi của mình. Từ chỗ chỉ kiểm tra các báo cáo tài chính và cho nhận xét, kiểm toán đã tiến hành thẩm định và nêu nhận xét về độ tin cậy các thông tin có liên quan đến cả hiệu quả các hoạt động quản lí cũng như độ tuân thủ các quy tắc, quy định của các nhà kinh tế – tài chính trong hoạt động của mình ở mức độ nào.

Chức năng của kiểm toán

Từ bản chất của kiểm toán có thể thấy kiểm toán có chức năng cơ bản là xác minh và bày tỏ ý kiến

Chức năng xác minh

Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lí của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các báo cáo tài chính. Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và được thể hiện khác nhau tuỳ đối tượng cụ thể của kiểm toán. Đối với kiểm toán báo cáo tài chính, việc xác minh được thực hiện theo 2 mặt:

Tính trung thực của các con số.

Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính. Đối với các thông tin đã được lượng hoá: Thông thường, việc xác minh được thực hiện trước hết qua hệ thống kiểm soát nội bộ.

Kết quả cuối cùng khi đã xác minh được điều chỉnh trực tiếp để có hệ thống thông tin tin cậy và lập các bảng khai tài chính. Theo đó, kiểm toán trước hết là xác minh thông tin.

Đối với các nghiệp vụ (hoạt động), chức năng xác minh của kiểm toán có thể được thực hiện bởi hệ thống ngoại kiểm hay nội kiểm. Sản phẩm của hoạt động xác minh này thường là những biên bản. Ở lĩnh vực này, kiểm toán hướng vào việc thực hiện chức năng thứ hai là bày tỏ ý kiến.

Chức năng bày tỏ ý kiến

Bày tỏ ý kiến là đưa ra ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về tính trung thực, mức độ hợp lí của các thông tin tài chính kế toán. Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với ý nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lí, tư vấn qua xác minh:

Tư vấn cho quản lí nhà nước trong việc phát hiện sự bất cập của chế độ tài chính kế toán, qua đó kiến nghị với các cơ quan quản lí nhà nước xem xét, nghiên cứu, hoàn thiện cho phù hợp.

Tư vấn cho việc quản lí của các đơn vị được kiểm toán. Thông qua việc chỉ ra những sai sót, yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ, công tác quản lí tài chính, kiểm toán viên gợi mở, đề xuất các biện pháp khắc phục hoàn thiện đối với đơn vị. Trong nhiều trường hợp, thông qua kiểm toán, các tổ chức đơn vị doanh nghiệp đã kịp thời chấn chỉnh hệ thống kiểm soát nội bộ, chế độ quản lí tài chính ở đơn vị mình.

Ý nghĩa và lợi ích của kiểm toán

Các cơ quan Nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của doanh nghiệp, cần báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên độc lập xác nhận là trung thực hợp lý thì họ có thể yên tâm ăn chia lợi tức và quyết định tiếp tục đầu tư hoặc không đầu tư vào doanh nghiệp đó.

Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn phải nắm chắc tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định cho vay, thu hồi vốn hoặc không cho vay. Kiểm toán viên sẽ giúp ngân hàng hoặc những người cho vay làm việc đó.

Trong quan hệ kinh doanh các khách hàng có thể mua chịu. Tuy nhiên nếu có báo cáo tài chính của người mua hàng được kiểm toán viên có danh tiếng kiểm tra xác nhận là tốt thì người bán sãn sàng bán chịu. Ngược lại xác nhận là tình hình tài chính khó khăn thì không gì người mua mua được hàng khi chưa có tiền. Trong kinh tế thị trường người lao động có quyền lựa chọn nơi làm việc ổn định và có mức thu nhập cao. Bản báo cáo tài chính của một doang nghiệp làm ăn có lãi được kiểm toán viên xác nhận sẽ hấp dẫn được ngươì lao động cố chuyên môn trình độ và năng lực.

công việc của kiểm toán
công việc của kiểm toán

Có 3 loại kiểm toán

Kiểm toán Nhà nước: Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.

Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.

Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc. Như vậy, để có thể tìm kiếm việc làm và trở thành một kiểm toán viên nhận được sự tin tưởng, ngoài năng lực chuyên môn, họ cũng cần có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, chẳng hạn như độc lập, không chịu sự chi phối từ khách hàng, phải đánh giá khách quan và thực tế, và điều quan trọng nhất chính là hiểu và tôn trọng pháp luật.

Các công việc của kiểm toán là gì?

Hiểu một cách đơn giản, các kế toán viên sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính, ví dụ như phương pháp đối chiếu, logic, diễn giãi thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm,… Với hoạt động đó, có thể thấy được 3 chức năng chính của kiểm toán, đó là:

Xác minh tính trung thực và tính pháp của các báo cáo tài chính.

Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.

Tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn. Chúng ta phải hiểu rằng, các tổ chức ở đây không chỉ là các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn bao gồm cả những cơ quan Nhà nước, như đã nói kiểm toán hướng tới nhiều đối tượng khác nhau.

Quy trình thực hiện kiểm toán chuẩn hiện nay

Công ty hay doanh nghiệp tự kiểm toán sẽ cần phải thực hiện quy trình kiểm toán gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý

Kế hoạch kiểm toán bao gồm thời gian dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết đầy đủ và mang tính tiên quyết.

Kiểm toán viên thu thập các tài liệu chứa thông tin cụ thể tình hình tài chính nội bộ doanh nghiệp. Việc làm này nhằm xác định và đánh giá rủi ro liệu có sai sót hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Từ đó cung cấp cơ sở cho việc dựng lên kế hoạch và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro đã được đánh giá.

Bước 2: Tiến hành kiểm toán

Kiểm toán viên tại đơn vị sẽ sử dụng các phương pháp thích hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán. Điều này nhằm để kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính dựa trên bằng chứng kiểm toán. Đây là giai đoạn các kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết.

Bước 3: Tổng hợp, kết luận và tổng hợp ý kiến kiểm toán

Cuối cùng, kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán. Các kết luận này được ghi lại ở báo cáo hoặc biên bản ghi nhớ kiểm toán. Việc đưa ra những ý kiến chính xác đòi hỏi mỗi kiểm toán viên phải tiến hành các công việc cụ thể như: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, đánh giá tính liên tục trong hoạt động của đơn vị. Tập hợp thư giải trình từ Ban Giám đốc…

Đến giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ tổng kết tất cả kết quả, lập nên báo cáo kiểm toán. Không dừng lại ở đó, họ còn phải chịu trách nhiệm giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán. Tùy theo kết quả, các kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến khác nhau.

Trên đây là 3 bước trong một quy trình kiểm toán chuẩn. Như bạn thấy, đây là công việc đòi hỏi người đảm nhiệm phải có trình độ chuyên môn cao. Không những thế còn cần phải có kinh nghiệm mới có thể rà soát, đánh giá tốt báo cáo tài chính.

Một điều chắc chắn nữa là không thể một người phụ trách toàn bộ công việc này. Đồng nghĩa với việc nếu bạn muốn tự kiểm toán, bạn phải xây dựng văn phòng kiểm toán cho riêng mình ít nhất từ 2 người. Bạn có thấy rằng việc thuê thêm người và chi phí mặt bằng là một số tiền rất lớn không? Do đó, bạn nên sử dụng dịch vụ kiểm toán bên ngoài để hỗ trợ bạn tối đa không những về mặt tiền bạc mà còn mang lại hiệu quả cao trong công việc kinh doanh.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về công việc của kiểm toán Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139