Chi phí giải thể công ty

chi phí giải thể công ty

Chi phí giải thể công ty là bao nhiêu? Bạn cần bỏ ra chi phí lớn hay nhỏ để giải thể doanh nghiệp? Đó là nỗi quan tâm của nhiều khách hàng khi muốn tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Thấu hiểu được điều đó, bài viết sau đây được viết ra với mong muốn được giải đáp cụ thể nỗi thắc mắc của quý vị.

THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY LÀ GÌ?

“Thủ tục giải thể công ty” hay thường gọi là “Thủ tục đóng cửa công ty” được thực hiện theo hai trường hợp:

Thứ nhất là các thành viên, cổ đông công ty thống nhất tự nguyện giải thể công ty;

Thứ hai là công ty phải hoàn thành thủ tục giải thể công ty bắt buộc theo quyết định của Tòa án hoặc theo thông báo của Phòng đăng ký kinh doanh về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ giải thể công ty sẽ bao gồm các tài liệu sau:

Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);

Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xác nhận của cơ quan thuế về việc hoàn tất thủ tục đóng mã số thuế (Thông báo hoàn thành thủ tục giải thể tại cơ quan thuế).cách giải thể công ty.

Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên/ Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp. thủ tục giải thể công ty với cơ quan thuế.

Từ 01/01/2021 quy định về hồ sơ giải thể doanh nghiệp được áp dụng theo Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, theo đó giải thể công ty tự nguyện được quy định tại Điều 280, còn giải thể công ty bắt buộc được quy định tại Điều 281.

Chi phí giải thể là gì?

Trước đây, khi giải thể, doanh nghiệp phải tốn chi phí đăng báo bởi theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì việc công bố quyết định giải thể thực hiện bằng cách đăng báo địa phương hoặc báo ngày của trung ương trong ba số liên tiếp.

Tuy nhiên, để đơn giản hóa đối với thủ tục giải thể doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp hiện hành đã được sửa đổi theo hướng công bố tập trung, công khai quyết định giải thể doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều này góp phần giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình công khai thông tin, đồng thời giúp các bên thứ ba, bao gồm người lao động, các đối tác, bạn hàng của doanh nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm,… có thông tin đầy đủ, kịp thời để tự bảo vệ quyền lợi cho mình.

chi phí giải thể công ty
Chi phí giải thể công ty

KHI NÀO ĐƯỢC COI LÀ HOÀN THÀNH THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY?

Chủ doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể công ty để chấm dứt hoạt động công ty. Do đó vấn đề pháp lý “Thời điểm được coi đã chấm dứt hoạt động kinh doanh của công ty” là vấn đề quan trọng. Theo luật sư thì:

Thời điểm công ty không phải thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế được tính từ ngày nộp hồ sơ xin đóng mã số thuế tại cơ quan thuế. Do đó khi hoàn thiện sổ sách kế toán công ty chỉ phải hoàn thiện đến thời điểm đã nói.

Thời điểm công ty không phát sinh nghĩa vụ về đóng thuế, phạt thuế là thời điểm cơ quan thuế cấp giấy xác nhận chấm dứt hiệu lực mã số thuế doanh nghiệp.

Thời điểm công ty hoàn thành thủ tục giải thể – Thời điểm hoàn thành thủ tục chấm dứt hoạt động là thời điểm phòng đăng ký kinh doanh cấp Thông báo xác nhận giải thể cho doanh nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH HIỆU LỰC PHÁP LÝ.

Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp trước hết doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể.

Theo đó, việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bởi Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và bởi các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau:

Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

Lý do giải thể;

Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thủ tục giải thể công ty TNHH

Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp là điểm khác biệt duy nhất giữa thủ tục giải thể công ty cổ phần và giải thể công ty TNHH trong thực tế.

Quy định về giải thể doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp khi công bố thông tin giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ không phải chịu phí, lệ phí nhà nước. Điều này được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:

 

Điều 5. Các đối tượng được miễn phí, lệ phí

  1. Đăng ký giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh; chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.”

Ngoài ra, một trong những điều kiện để giải thể công ty là doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn.

Đối với hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoản nợ lương đối với người lao động và các khoản nợ đối với các đối tác làm ăn trong quá trình kinh doanh thường được xác định rõ ràng và thanh toán khi doanh nghiệp làm thủ tục giải thể công ty. Riêng phần nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước chỉ được xác định khi cơ quan thế tiến hành thanh, kiểm tra hồ sơ kế toán – thuế. Thủ tục này sẽ phát sinh khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể công ty đối với cơ quan thuế.

Bởi vậy, trong một số trường hợp giải thể mà doanh nghiệp vẫn còn nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội hoặc vi phạm pháp luật về thuế, doanh nghiệp sẽ phải chịu nghĩa vụ nộp phí, lệ phí, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp được giải thể theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phần phí, lệ phí này chỉ phát sinh đối với những doanh nghiệp chưa tuân thủ đúng quy định pháp luật về kê khai thuế, nộp thuế,…

Như vậy, bằng những phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu rằng một doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục giải thể sẽ không phải chịu bất cứ khoản phí, lệ phí phát sinh nào ngoài chi phí dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp đã được quy định rất rõ tại Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ pháp lý giải thể tới Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp và thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nhìn chung, thủ tục giải thể doanh nghiệp không quá phức tạp, tuy nhiên nó liên quan rất nhiều vấn đề và luôn tồn tại những rủi ro về mặt pháp lý trong quá trình tiến hành giải thể doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, kế toán, lao động và các nghĩa vụ khác với bên thứ ba thì thủ tục giải thể sẽ phức tạp hơn, phải qua nhiều bước, nhiều cơ quan và mất khá nhiều thời gian nếu chưa có kinh nghiệm xử lý.

Tại sao phải giải thể doanh nghiệp?

Trước hết, câu hỏi đặt ra là tại sao phải giải thể doanh nghiệp? Trên thực tế, có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc doanh nghiệp phải đưa ra quyết định giải thể công ty.

Giải thể tự nguyện

Trường hợp thứ nhất là do không có quyết định gia hạn khi đã hết thời hạn được ghi trong Điều lệ. Nếu như các doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động thì cần phải gia hạn. Thời hạn hoạt động đó có thể đã được quyết định bởi sự thỏa thuận của cổ đông hoặc sự cấp phép của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trường hợp thứ hai là giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp. Theo đó, chủ doanh nghiệp quyết định doanh nghiệp tư nhân, của hội đồng thành viên với công ty Trách nhiệm hữu hạn. Lúc này, doanh nghiệp sẽ tự nguyện cũng như chủ động giải thể doanh nghiệp, bắt nguồn từ những yếu tố như lợi nhuận thấp, thu lỗ…

Giải thể bắt buộc

Đối với giải thể bắt buộc, có thể do công ty không có đủ số thành viên tối thiểu trong 6 tháng liền, được quy định bởi luật doanh nghiệp. Điều này xảy ra ở một số loại hình công ty. Ví dụ như đối với công ty hợp danh thì số lượng thành viên hợp danh tối thiểu là 2 người. Từ đó, nếu công ty không bổ sung lượng thành viên tối thiểu thì phải tiến hành giải thể doanh nghiệp.

Trường hợp nữa là doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy này có dang văn bản giấy hoặc điện tử, được cấp bởi cơ quan kinh doanh.

Thời gian giải thể doanh nghiệp trong bao lâu?

Một điều mà doanh nghiệp cũng rất quan tâm đó là thời gian giải thể doanh nghiệp. Tại sao thời gian giải thể lại quan trọng đến vậy? Nguyên nhân là do thời gian kéo dài sẽ kéo theo những khoản thuế phát sinh cho cơ quan thuế cũng với nghĩa vụ đóng thuế khi còn nghĩa vụ. Về thời gian thì sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể như sau:

  • Đối với trường hợp công ty phát sinh hóa đơn chứng từ thì phải kéo dài từ 1 đến 3 tháng không tính thời gian cơ quan thuế quyết toán thuế.
  • Trường hợp công ty chưa phát sinh thuế thì khả năng thời gian giải thể chỉ kéo dài 25 ngày.

Chi phí giải thể công ty hết bao nhiêu tiền?

Theo như luật quản lý thuế 2019 và luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp không phải đóng phí nhà nước. Tuy nhiên, không phải là giải thể doanh nghiệp không tốn phí vì doanh nghiệp còn phải hoàn thành nghĩa vụ thuế, nhiều khâu giải quyết thủ tục khác nhau. Vậy chi phí giải thể công ty chính là các khoản dịch vụ mà doanh nghiệp phải chi trả khi giải thể, bao gồm:

  • Chi phí nộp bổ sung các khoản thuế chưa nộp, phạt thuế, chậm nộp thuế
  • Chi phí nộp các khoản thuế phát sinh từ việc thanh lý tài sản cố định
  • Chi phí thuê kế toán hoàn thiện sổ sách kế toán doanh nghiệp
  • Chi phí đi lại cho các thủ tục giải thể doanh nghiệp

Nếu công ty không cẩn thận trong khâu xử lý thủ tục thì chi phí dịch vụ giải thể công ty sẽ rất nhiều cũng như mất thời gian và công sức. Để giúp công ty giải tỏa nỗi lo đó, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ với phí dịch vụ giải thể doanh nghiệp chỉ từ 1 triệu đồng bao gồm tất cả các thủ tục giấy tờ.

Trên đây là những thông tin về giải thể doanh nghiệp và chi phí giải thể công ty. Nếu khách hàng muốn được hỗ trợ dịch vụ giải thể doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi. 

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Luật Sư Trần! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139