Cách chia đất thừa kế không có di chúc

cách chia đất thừa kế không có di chúc

Theo quy định pháp luật, trường hợp người chết không để lại di chúc, di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Thủ tục thừa kế đất đai bao gồm: Khai nhận di sản thừa kế và đăng ký biến động đất đai.

Bào viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp đến bạn đọc nội dung bài viết cách chia đất thừa kế không có di chúc theo quy định mới nhất.

Thừa kế là gì?

– Căn cứ Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, và tài sản thừa kế để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015

+ Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định

+ Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Quy định về thừa kế khi không có di chúc

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Xác định hàng thừa kế được xác định như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thuộc cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Ngoài ra, những người từ chối di sản thừa kế để nhường lại cho một người khác trong cùng hàng thừa kế thì làm văn bản từ chối nhận di sản thừa kế xin công chứng, chứng thực vào văn bản này để làm căn cứ gửi lên cơ quan có thẩm quyền về đăng ký đất đai.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai khi không có di chúc

Khi nhận thừa kế tài sản là đất đai, cần tiến hành khai di sản thừa kế bằng cách tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc đăng ký biến động đất đai. Cụ thể:

Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm có: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó; Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. (theo Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP).

Thời hạn niêm yết công khai là 15 ngày, nếu trong 15 ngày này không có tranh chấp từ những người đồng thừa kế hoặc người có quyền lợi liên quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ ra văn bản công nhận di sản thừa kế.

Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.

Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. (Điều 95 Luật Đất đai 2013, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sau khi công chứng văn bản thừa kế và thực hiện thủ tục niêm yết, tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

Hồ sơ bao gồm: Bản chính văn bản từ chối nhận di sản thừa kế; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy xác nhận đã thực hiện việc niêm yết tại UBND xã; Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của những người nhận thừa kế; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ; Trích đo bản đồ hiện trạng đất.

Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu trong vòng 15 ngày kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

cách chia đất thừa kế không có di chúc
cách chia đất thừa kế không có di chúc

Cách chia đất thừa kế không có di chúc

Như đã trình bày tại mục 1 về cách phân chia di sản không có di chúc, Điều 650 Bộ luật Dân sự này cũng áp dụng cho việc chia thừa kế đất đai không di chúc.

Lúc này, những người trong hàng thừa kế sẽ được hưởng di sản với suất chia bằng nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Nghĩa là, thửa đất sẽ được chia đều.

Tuy nhiên, căn cứ Luật Đất đai 2013, mỗi tỉnh thành sẽ có một quy định riêng về diện tích tách thửa tối thiểu.

Do đó, nếu phần đất được chia nhỏ hơn diện tích tối thiểu, các đồng thừa kế bắt buộc phải chia lại bằng cách áp dụng nguyên tắc thỏa thuận của Bộ luật dân sự để xác định ai sẽ nhận đất, ai sẽ nhận phần tiền (hoặc quyền lợi) từ những người còn lại.

Nếu các bên thỏa thuận không thành, một hoặc tất cả đồng thừa kế có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, thừa kế không di chúc.

Luật thừa kế không có di chúc 2022 có gì nổi bật?

Di chúc được hiểu là tờ giấy ghi lại thông tin phân chia tài sản của người đã mất dành cho những người còn sống. Di chúc là giấy tờ hợp pháp thể hiện mong muốn của người đã mất về việc phân chia tài sản của mình. Nhưng với một người không kịp để lại di chúc thì sao?

Luật thừa kế không có di chúc 2022 hoặc được coi như là không có di chúc

Trường hợp này hoặc là người đó không để lại di chúc, hoặc di chúc bị hủy, đốt, xé… Hoặc khi có dấu hiệu tranh chấp tài sản thừa kế thì di chúc đó bị hư, bị thất lạc. Tức là bất kỳ các dấu hiệu nào không chứng minh được nguyện vọng phân chia tài sản của người lập.

Trường hợp di chúc được viết bằng ngôn ngữ khó hiểu, viết ký hiệu khiến những người thừa kế không đồng nhất ý kiến. Bản di chúc mà mỗi người thừa kế hiểu theo một kiểu khác nhau cũng không được xem là di chúc. Lúc này, tài sản sẽ được phân chia cho người thừa kế theo quy định pháp luật.

Luật thừa kế không có di chúc 2022 đối với những di chúc không hợp pháp

Những di chúc không đáp ứng được các quy định tại Điều 649 của Bộ luật Dân sự 2015 thì được coi là không hợp pháp. Những di chúc không hợp pháp, tất nhiên sẽ không có hiệu lực pháp luật. Và những tài sản liên quan đến bản di chúc không hợp pháp sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật. 

Tuy nhiên, di chúc không hợp pháp sẽ được đánh giá dựa trên nhiều mức độ với các yếu tố khác nhau. Do đó, nếu như có tranh chấp thì sẽ phải căn cứ vào từng yếu tố cụ thể để xác định mức độ.

Trường hợp nào di chúc bị coi là vô hiệu trước pháp luật?

Đó là khi người viết di chúc không có tinh thần minh mẫn hoặc họ viết di chúc không tự nguyện.

Tức là người có tài sản bị lừa dối, bị cưỡng ép, ngăn cản viết di chúc. Những người dưới 15 tuổi lập di chúc không được công nhận hợp pháp. Những người đủ 15 tuổi khi lập di chúc cần sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ trực tiếp theo pháp luật.

Những di chúc được lập ra với các nội dung trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội cũng bị coi là vô hiệu. Với những di chúc không có hiệu lực pháp luật thì pháp luật sẽ phân chia cho người thừa kế theo trình tự pháp luật.

Những trường hợp bị từ chối công chứng di chúc nhà đất bạn cần biết

Với những di chúc có công chứng hoặc chứng thực để có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên sẽ có những bản di chúc bị từ chối công chứng. Khi thực hiện các thủ tục, bạn nên biết một số trường hợp bị từ chối cụ thể sau

Người công chứng di chúc không phải là người lập di chúc

Bởi vì người lập di chúc thừa kế phải trực tiếp yêu cầu công chứng. Họ sẽ không được ủy quyền cho bất kỳ người nào đi công chứng.

Người công chứng bị nghi ngờ không làm chủ được các hành vi của mình

Nếu công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc không thể làm chủ hành vi của mình, không nhận thức được. Hoặc nếu họ nghi ngờ bản di chúc có dấu hiệu lừa đảo, cưỡng ép, đe dọa thì sẽ bị từ chối công chứng.

Ở trường hợp này, công chứng viên sẽ có quyền đề nghị người lập di chúc làm rõ tính xác thực. Nếu không, công chứng viên có quyền từ chối công chứng cho bản di chúc đó.

Một số trường hợp di chúc bị từ chối công chứng khác bạn cần biết

Những người có cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con là người thừa kế di chúc theo pháp luật.

Những người có quyền hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến nội dung di chúc thừa kế.

Những người được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp công chứng viên vẫn công chứng thì những người có thẩm quyền thực hiện thủ tục chứng thực. Và những di chúc đó vẫn không được xem là di chúc hợp pháp.

Trên đây là nội dung tư vấn cách chia đất thừa kế không có di chúc của chúng tôi. Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139