Các hình thức thực hiện pháp luật

cac hinh thuc thuc hien phap luat

Các đặc điểm của thực hiện pháp luật. Các hình thức thực hiện pháp luật. Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật.  Cùng Luật Trần và Liên Danh theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về các vấn đề trên.

Khái niệm các hình thức thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.

Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

Ví dụ: Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước đầy đủ và đúng thời hạn theo thông báo của Cơ quan thuế.

Các đặc điểm của các hình thức thực hiện pháp luật

Để làm rõ hơn thông tin về thực hiện pháp luật, ngoài việc giải đáp thực hiện pháp luật là gì? chúng tôi chia sẻ thêm về các đặc điểm của thực hiện pháp luật, cụ thể như sau:

Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp, có nghĩa là hành vi phù hợp với quy định, yêu cầu của pháp luật.

Thực hiện pháp luật là hành vi, xử sự của con người. Hành vi thực hiện pháp luật có thể được thể hiện dưới dạng hành động. Bản chất của pháp luật là ban hành để điều chỉnh hành vi hay những xử sự thực tế của các chủ thể. Chính vì vậy chỉ có căn cứ vào hành động hay xử sự thực tế của chủ thể thì mới có thể xác định được họ có tiến hành hoạt động thực hiện pháp luật hay không.

Thực hiện pháp luật là hành vi, xử sự của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, bởi vì, chỉ các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật mới có khả năng nhận thức được yêu cầu của pháp luật để làm đúng các yêu cầu đó. Đối với các chủ thể không có hoặc mất năng lực hành vi pháp luật, tức là không có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật không có ý nghĩa hoặc không có giá trị đối với họ.

Các hình thức thực hiện pháp luật

Hình thức thực hiện pháp luật đầu tiên là: Tuân thủ pháp luật.

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Ở hình thức thực hiện này đòi hỏi chủ thể thực hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện các quy phạm pháp luật dưới dạng không hành động.

Ví dụ: Không vi phạm các quy định luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông, không sử dụng chất ma túy, không trộm cắp tài sản,….

Hình thức thực hiện pháp luật thứ hai là: Thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được. Khác với tuân thủ pháp luật, trong hình thức thi hành pháp luật đòi hỏi chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý dưới dạng hành động tích cực.

Quảng cáo

Ví dụ, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, thực hiện nghĩa vụ vợ chồng, con cái trong thời kỳ hôn nhân,…

Hình thức thực hiện pháp luật thứ ba là Sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là chủ thể pháp luật thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép. Bản chất của hình thức thực hiện pháp luật này là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình. Nét đặc biệt của hình thức này là không mang tính bắt buộc phải thực hiện

Ví dụ: công dân có quyền được học tập, quyền được sống và quyền được bảo vệ quyền riêng tư cá nhân….

Hình thức thực hiện pháp luật cuối cùng là: Áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lý những vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của mình. Áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền.

Ví dụ: Bản án của toà án buộc Nguyễn Văn A phải bồi thường cho Nguyễn Thị B 10.000.000 đồng hoặc tuyên án Nguyễn Văn A phải chịu hình phạt 5 năm tù.

Ý nghĩa của các hình thức thực hiện pháp luật

Việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa to lớn trong đời sống, điều đó thể hiện ở những điểm sau:

Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật thì những quy định của pháp luật được hiện thực quá và đi vào đời sống trở thành những hành vi cụ thể của các chủ thể. Bằng việc thực hiện pháp luật, ý chỉ của nhà nước trở thành hiện thực và những chính sách chủ trương của nhà nước được phát huy vai trò.

Việc thực hiện pháp luật làm cho đời sống xã hội trở nên ổn định, trật tự an ninh được đảm bảo từ đó tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững.

Thông qua quá trình thực hiện pháp luật, các quyền , lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được đảm bảo.

Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ giúp cho các chủ thể có điều kiện nâng cao nhận thức pháp luật, hiểu rõ hơn các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong các quan hệ pháp luật, nhờ đó, họ tích cực và chủ động tham gia vào các quan hệ đó, tiếp cận các nguồn lực để phát triển.

Những hạn chế của pháp luật sẽ được bộ lộ thông qua quá trình thực hiện pháp luật. Như vậy, những hạn chế đó dễ dàng được phát hiện và được xử lý từ đó đưa ra những phương án sửa đổi, bổ sung kịp thời để pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.

cac hinh thuc thuc hien phap luat
các hình thức thực hiện pháp luật

Phân loại các hình thức thực hiện pháp luật

Hệ thống pháp luật rất đa dạng, bao gồm các loại quy phạm pháp luật cho phép, bắt buộc, ngăn cấm, bởi vậy, cách thức thực hiện chúng cũng khác nhau. Chủ thể thực hiện pháp luật cũng rất đa dạng, bao gồm các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Từ đó, khoa học pháp lí xác định có bốn hình thức thực hiện pháp luật đó là:

Tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm.

Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu là khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ không tiến hành hoạt động này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động. Chẳng hạn, sinh viên không trao đổi bài trong khi làm bài kiểm tra.

Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm.

Chủ thể pháp luật phải tiến hành các hoạt động bắt buộc là khi họ ở trong điều kiện mà pháp luật quy định thì phải làm những việc mà nhà nước yêu cầu, họ không thể viện lí do để từ chối. Sự đòi hỏi của nhà nước đối với các chủ thể là phải tích cực tiến hành những hoạt động nhất định. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể thi hành pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động. Chẳng hạn, một người bơi lội giỏi đã thực hiện hành vi cứu giúp người gặp nạn, sắp bị chết đuối.

Sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép

Đây là hình thức chủ thể pháp luật thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật. Nhà nước tạo khả năng cho chủ thể pháp luật có thể được hưởng những quyền nào đó và họ đã căn cứ vào mong muốn, điều kiện của mình để thực hiện các quyền này. Chẳng hạn, một người làm di chúc để lại tài sản của mình cho những người thừa kế.

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền. Đây là hình thức các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong đời sống, nhằm xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí… cho các chủ thể cụ thể, trong những trường hợp cụ thể. Đây là hình thức thực hiện pháp luật rất quan trọng, phức tạp, vì vậy nó cần được nghiên cứu kĩ hơn ở phần sau.

Cần lưu ý là, trong thực tiễn, các thuật ngữ tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật… có thể được hiểu theo những nghĩa rộng hơn, nhiều khi chúng được sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ thực hiện pháp luật. Chẳng hạn, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật”, trong trường hợp này cụm từ “tuân theo Hiến pháp và pháp luật” được hiểu tương đồng với “thực hiện Hiến pháp và pháp luật”. Tương tự, Quốc hội có Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật hình sự năm 2015…, trong những trường hợp này, thuật ngữ “thi hành” được hiểu tương đồng với thuật ngữ “thực hiện”, nó được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “thực hiện”. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có điều khoản quy định về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên cần phải hiểu, điều luật này chính là sự quy định về việc thực hiện các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Trần và Liên Danh về các hình thức thực hiện pháp luật. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139