Giải thể chi nhánh

thủ tục đóng cửa công ty

Sau một thời gian tiến hành hoạt động kinh doanh, vì những lý do khách quan và chủ quan, chi nhánh công ty của bạn hoạt động không hiệu quả, bạn muốn giải thể để giảm bớt các chi phí.

Bạn muốn giải thể chi nhánh công ty? Tuy nhiên, thủ tục giải thể chi nhánh công ty TNHH (MTV, 2 thành viên) vô cùng phức tạp, phải làm việc với rất nhiều cơ quan. Bạn không biết bắt đầu từ đâu? Thủ tục như thế nào? Bạn lo ngại với đống hóa đơn chứng từ khi quyết toán thuế?…..

Luật Trần hiểu rõ những vấn đề của bạn, do đó chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn dịch vụ giải thể chi nhánh công ty nhanh chóng, chất lượng và uy tín nhất.

Criminal Defense Lawyer Brampton

Chi nhánh là gì?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp. Chi nhánh công ty có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty. Khi việc duy trì hoạt động chi nhánh công ty là không cần thiết  hoặc không hiệu quả thì có thể tiến hành thủ tục giải thể chi nhánh công ty.

Vì sao phải thông báo giải thể chi nhánh công ty?

Bên cạnh những thức mắc của doanh nghiệp về việc thay đổi đăng ký kinh doanh hay thành lập công ty, mở chi nhánh mới…. thì những thắc mắc về việc giải thể công ty cũng là một vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm. Trong đó, vì sao phải có đơn xin giải thể chi nhánh công ty cũng là vấn đề mà các chủ doanh nghiệp khá quan tâm. Vậy theo các bạn vì sao?

Có thể lý giải đơn giản như thế này. Việc làm đơn xin giải thể chi nhánh công ty cũng như việc bạn làm đơn xin nghỉ làm, đơn xin nghỉ học hay đơn xin ra khỏi Đảng…. Với mục đích thông báo cho cơ quan quản lý biết rằng bạn muốn được nghỉ làm, rút ra khỏi tổ chức, dừng hoạt động trong một lĩnh vực nào đó…. Như vậy muốn giải thể công ty dù là công ty nào hay chi nhánh thì việc trước tiên cần phải làm là phải có đơn xin giải thể. Đơn xin giải thể chi nhánh công ty TNHH hay là đơn xin giải thể của chi nhánh Công ty Cổ phần…. thì cũng đều có mục đích sử dụng giống nhau. Đó là đều nhằm thông báo và trình bày lý do vì sao muốn giải thể để được cơ quan quản lý chấp thuận việc giải thể.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu đơn xin giải thể chi nhánh công ty, hay là đơn xin giải thể chi nhánh công ty TNHH… rất quan trọng trong việc thiết lập hồ sơ xin giải thể của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do vì sao nhất định các bạn phải có đơn xin giải thể này trong hồ sơ giải thể của mình. Và nếu không có đơn xin giải thể, đồng nghĩa với việc hồ sơ của bạn không đạt yêu cầu và không đúng với quy định.

Nội dung đơn xin giải thể chi nhánh công ty

Khi đã xác định được vai trò của đơn xin giải thể chi nhánh công ty là quan trọng như vậy, các bạn cần phải biết nội dung viết trong đơn xin giải thể này là như thế nào?

Cũng giống như việc xin nghỉ làm, nghỉ học, rút khỏi tổ chức nào đó… Thể thức của đơn xin giải thể chi nhánh công ty TNHH hay chi nhánh công ty nào đó đều phải có các phần cơ bản và bắt buộc. Ngoài ra ở phần nội dung của đơn, các bạn cần chú trọng vào lý do muốn giải thể chi nhánh công ty là gì. Việc giải thể chi nhánh công ty đã được sự chấp thuận của chủ công ty hay là Hội đồng thành viên trong trường hợp đơn xin giải thể chi nhánh công ty TNHH hay chưa…?

Bên cạnh những nội dung bắt buộc và thông tin của chi nhánh công ty, lý do về việc xin giải thể thì lộ trình giải thể, việc sẽ chấp hành những quy định về việc giải thể như thế nào… cũng là nội dung cần trình bày trong đơn xin giải thể chi nhánh công ty.

Cuối cùng, đơn xin giải thể chi nhánh công ty TNHH các bạn chỉ cần có sự xác nhận của người đại diện pháp luật công ty mẹ là được. Nơi gửi đơn xin giải thể chi nhánh công ty phải là cơ quan có chức năng, thẩm quyền về việc xét duyệt việc giải thể doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.

Điều kiện giải thể chi nhánh công ty:

Theo quy định tại Điều 213 Luật Doanh nghiệp năm 2020, điều kiện để giải thể chi nhánh công ty như sau:

    • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
    • Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.

THỦ TỤC GIẢI THỂ CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự thủ tục giải thể chi nhánh công ty, theo đó các bước thực hiện đóng cửa chi nhánh như sau:

Quy trình thực hiện giải thể chi nhánh

Người đại diện theo pháp luật trực tiếp tiến hành các thủ tục giải thể chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên (MTV) hoặc ủy quyền cho Luật Thiên Mã trực tiếp làm việc với các cơ quan liên quan. Dưới đây là các thủ tục giải thể công ty TNHH MTV:

Bước 1: Nộp hồ sơ tới Tổng Cục Hải Quan

Bạn cần nộp hồ sơ giải thể đến Tổng cục hải quan xin xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu. Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc tùy tình trạng thuế xuất nhập khẩu của công ty.

Bước 2: Làm thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế

Bạn cần làm thủ tục giải thể chi nhánh công ty với quan thuế. Sau khi nhận được hồ sơ giải thể chi nhánh, tùy thuộc vào tình trạng hóa đơn, chứng từ, doanh thu doanh nghiệp.

Cơ quan thuế sẽ lập đoàn quyết toán thuế xuống trụ sở kiểm tra hoặc liên hệ với người đứng đầu chi nhánh mang hóa đơn chứng từ lên trực tiếp làm việc với cơ quan thuế. Việc quyết toán thuế là bước khó khăn nhất trong thủ tục giải thể chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên (MTV).

Nếu không nộp đủ tờ khai và thuế bạn sẽ bị phạt thuế rất lớn, và phải nộp phạt mới có thể giải thể công ty. Trường hợp chi nhánh không phát sinh hoạt động doanh thu thì thủ tục giải thể chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên (MTV) sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Bước 3: Nộp hồ sơ hủy dấu chi nhánh cho bên công an

Sau khi đã quyết toán thuế, nếu chi nhánh đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an, thì cần nộp công ty cần nộp hồ sơ hủy dấu tại cơ quan công an (phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội). Thời hạn giải quyết ngày làm việc.

Bước 4: Làm thủ tục tại phòng đăng ký kinh doanh

Sau khi hoàn thành các bước trên cần nộp hồ sơ giải thể chi nhánh tại phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc.

HỒ SƠ GIẢI THỂ CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV

  1. Hồ sơ gửi Tổng cục Hải Quan: Công văn xin xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu.
  2. Gửi hồ sơ thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế quản lý: Quyết định của chủ sở hữu về giải thể chi nhánh; Cam kết không nợ thuế; Thông báo giải thể gửi thuế; Văn bản chấm dứt mã số thuế của chi nhánh; cam kết chưa đặt in hóa đơn (nếu chi nhánh chưa đặt in hóa đơn).
  3. Hồ sơ gửi công an: Quyết định của chủ sở hữu về giải thể chi nhánh; Công văn gửi công an;
  4. Hồ sơ gửi thuế: Quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh; Thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh; Báo cáo thanh lý tài sản và các khoản nợ; Cam kết không mở tài khoản ngân hàng; Danh sách chủ nợ; Danh sách người lao động, thông báo hủy dấu (trường hợp thông báo dấu trên sở).

THỦ TỤC GIẢI THỂ CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN & CÔNG TY CỔ PHẦN

Cũng tương tự như thủ tục giải thể công ty TNHH 1 thành viên mà chúng tôi trình bày ở trên. Chỉ khác việc giải thể chi nhánh công ty cổ phần cần được thông qua biên bản họp giải thể của Hội đồng thành viên sau đó Hội đồng thành viên cần ra quyết định giải thể chi nhánh. Tiếp đó, chi nhánh tiến hành các thủ tục đóng cửa chi nhánh như công ty TNHH 1 thành viên.

Thủ tục tiến hành đóng cửa mã số thuế

– Biên bản quyết định thông báo của hội đồng thành viên về vijec giải thể công ty.

– Nơi nộp hồ sơ: Chi cục thuế cấp quận , huyện.

– Thời gian hoàn thành hồ sơ: Sau 5 ngày cơ quan thuế sẽ kiểm tra sổ sách kế toán của doanh nghiệp để tiến hành thủ tục.

– Người đại diện theo pháp luật của công ty và giám đốc chi nhánh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chi nhánh.

– Công ty có chi nhánh bị giải thuế phải chịu tránh nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán những khoản nợ theo quy định của pháp luật.

Thủ tục giải thể đăng ký kinh doanh

– Công ty bạn phải đăng 3 số báo liên tiếp về việc giải thể chi nhánh công ty.

– Biên bản họp hội đồng thành viên về việc giải thể công ty.

– Quyết định của hội đồng thành viên về việc giải thể chi nhánh công ty.

– Biên bản thanh lý tài sản của chi nhánh công ty.

– Danh sách chủ nợ và người lao động.

Hồ sơ trả con dấu

– Biên bản họp hội đồng thành viên về việc giải thể chi nhánh công ty.

– Quyết định, thông báo họp, và biên bản của hội đồng thành viên.

– Công văn trả con dấu của chi nhánh bị giải thể.

Sau khi thực hiện 3 công việc trên, chi nhánh công ty sẽ được chính thức giải thể và làm thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Trên đây là bài viết về thủ tục giải thể chi nhánh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với Luật Sư Trần để được tư vấn miễn phí.

Nhận kết quả về việc giải thể chi nhánh công ty

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ các hồ sơ về việc giải thể chi nhánh công ty, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan quản lý đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ giải thể chi nhánh công ty. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và đăng bố cáo thông tin giải thể chi nhánh trên cổng thông tin quốc gia.

Việc giải thể chi nhánh công ty cần phải thực hiện những thủ tục tương đối rắc rối, vì thế nếu bạn có nhiều thắc mắc hoặc thấy khó khăn hãy liên hệ với Tư Vấn DNL để có thể giải quyết nhanh nhất kể cả việc thay đổi giấy phép kinh doanh và các thủ tục khác liên quan tới việc thực hiện thủ tục giải thể chi nhánh.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139