Quần xã có ý nghĩa và những vai trò quan trọng trong đời sống. Quần xã chính là tập hợp các sinh vật khác loài nhưng lại sống trong một sinh cảnh được xác định, các sinh vật khác loài này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về khái niệm quần xã. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quần xã là gì? quần xã sinh vật là gì? Tính chất của quần xã?
Quần xã là gì?
Các loại sinh vật trên thế giới vẫn luôn luôn được tồn tại và phát triển ở trong môi trường cùng các mối quan hệ nhất định của nó. Trong đó, các thành phần trong quần xã cũng sẽ cho ta thấy được sự đa dạng của sinh học của trái đất. Khi chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu, nghiên cứu về thế giới tự nhiên, chúng ta sẽ sẽ thường bắt gặp các thuật ngữ quần xã.
Quần xã chính là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến khi các chủ thực hiện việc nghiên cứu về khoa học tự nhiên. Trong khoa học tự nhiên, thuật ngữ quần xã sẽ được sử dụng khá phổ biến và nó gắn liền với việc tìm hiểu về sinh học với tên gọi là quần xã sinh học hay quần xã sinh vật.
Quần xã sinh học (quần xã sinh vật) được hiểu cơ bản chính là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một sinh cảnh, vào một khoảng thời gian nhất định.
Từ định nghĩa quần xã, chúng ta chắc hẳn đều đã thấy rằng quần xã là một cộng đồng sinh thái rộng lớn, hay nói một cách khác thì đây chính là tập hợp các hệ sinh thái. Trong đó, hệ sinh thái được hiểu chính là một cộng đồng các sinh vật sống trong một khu vực địa lý nhất định bằng cách các sinh vật đó sẽ thực hiện tương tác với những thứ không sống trong khu vực cụ thể đó.
Quần xã sinh học trong tiếng Anh là gì?
Quần xã sinh học trong tiếng Anh là: Community.
Một số đặc trưng cơ bản của quần xã:
Thứ nhất là đặc trưng về tính đa dạng về loài của quần xã:
Các quần xã thông thường sẽ có sự khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà các loài đó hiện đang cư trú. Đó là sự phong phú hay mức đa dạng về loài của quần xã. Tính đa dạng của quần xã cũng sẽ phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái mà chúng ta có thể kể đến, cụ thể như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi hay các vật ăn thịt và mức độ thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh.
Bởi vì các nguyên nhân như nhiệt độ, lượng mưa cao và khá ổn định nên các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới sẽ thông thường có nhiều loài hơn so với các quần xã được phân bố ở vùng ôn đới. Tuy nhiên, ta nhận thấy rằng, trong một sinh cảnh xác định, khi số loài tăng lên, thì tất cả chúng đều sẽ phải chia sẻ nhau nguồn sống, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà số lượng cá thể của mỗi loài cũng sẽ phải giảm đi.
Thứ hai là các đặc trưng về thành phần loài trong quần xã:
Thành phần loài trong quần xã thường thì sẽ được biểu thị qua số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã này sẽ biểu thị mức độ đa dạng của quần xã, quần xã nếu có thành phần loài càng lớn thì độ đa dạng càng cao.
Các đặc điểm chủ yếu về thành phần loài bao gồm các đặc điểm cơ bản sau đây:
– Loài ưu thế: Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã bởi vì những loài này thường sẽ có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thì sẽ thường là loài ưu thế, vì loài thực vật có hạt chủ yếu có những ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường. Quần xã rừng thông với các cây thông cũng chính là loài chiếm ưu thế, các loài cây khác thông thường thì sẽ chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông.
– Loài thứ yếu: Loài thứ yếu đóng vai trò thay thế cho nhóm loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân cụ thể nào đó.
– Loài ngẫu nhiên: Loài ngẫu nhiên có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của loài ngẫu nhiên lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã và cũng có những ý nghĩa nhất định.
– Loài chủ chốt: Loài chủ chốt được hiểu là một hoặc một vài loài nào đó (thường thì sẽ là vật ăn thịt đầu bảng). Loài chủ chốt có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác cũng như loại này sẽ có vai trò duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu loài chủ chốt bị mất khỏi quần xã thì quần xã sẽ rơi vào trạng thái bị xáo trộn và dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng.
– Loài đặc trưng: Loài đặc trưng sẽ chỉ có ở một quần xã nào đó. Cụ thể như cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú, tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh.
Thứ ba là đặc trưng về sự phân bố của các trong không gian của quần xã:
Sự phân bố các loài trong không gian của quần xã cũng sẽ làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và từ đó cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. Có hai kiểu phân bố, cụ thể đó là:
– Thứ nhất: Phân bố theo chiều thẳng đứng. Ví dụ cụ thể như là sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới.
– Thứ hai: Phân bố theo chiều ngang. Ví dụ cụ thể như phân bố của sinh vật từ đỉnh núi đến sườn núi đến chân núi hay phân bố của sinh vật từ đất ven bờ biển đến vùng ngập nước ven bờ đến vùng khơi xa.
Thứ tư là đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng trong quần xã:
Quần xã sinh vật thông thường sẽ bao gồm nhiều nhóm có các quan hệ dinh dưỡng khác nhau:
– Nhóm các sinh vật sản xuất sẽ bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng.
– Nhóm các sinh vật tiêu thụ sẽ bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.
– Nhóm sinh vật phân giải được hiểu là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên. Thuộc nhóm sinh vật phân giải này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất…
Thứ năm là về cấu trúc không gian của quần xã:
Thực tế thì ta thấy rằng, không gian quần xã gồm có hai vùng chính là vùng lõi và vùng đệm. Trong đó :
– Vùng lõi, trong tiếng Anh là Core, và nó sẽ có vị trí như sau:
+ Nằm ở phía trung tâm của quần xã .
+ Vùng lõi được biết đến là nơi có điều kiện kèm theo sinh thái xanh không thay đổi và hệ động – thực vật đặc trưng cho từng quần xã .
– Vùng đệm hay còn được gọi là vùng biên, trong tiếng Anh là Ecotone, có vị trí cụ thể như sau:
+ Vùng đệm nằm bao quanh trung tâm quần xã.
+ Vùng đệm cũng chính là nơi tiếp giáp giữa những quần xã khác nhau.
Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:
Các mối quan hệ sinh thái bao gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng, cụ thể:
– Quan hệ hỗ trợ: có lợi hoặc ít nhất là không có hại cho loài khác trong mối quan hệ cụ thể như các quan hệ sau đây: cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
– Quan hệ đối kháng: được hiểu cở bản là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loài bị hại cụ thể như các quan hệ sau đây: cạnh tranh, ký sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
Hiện tượng khống chế sinh học:
Hiện tượng khống chế sinh học được hiểu cơ bản chính là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
Trên thực tế, ứng dụng khống chế sinh học được sử dụng khá nhiều trong nông nghiệp: sử dụng thiên địch để nhằm mục đích có thể phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Những tính chất cơ bản của quần xã sinh vật:
Thông thường, ta nhận thấy rằng, quần xã sẽ có tính chất ổn định trong từng thời gian và được căn cứ vào thời gian tồn tại người ta phân ra quần xã nhất thời.
Quần xã sinh vật được hiểu là một cấu trúc động, bởi vì có tác động qua lại giữa các loài trong quần xã với môi trường.
Giữa các quần xã thì thông thường cũng sẽ xuất hiện các vùng chuyển tiếp gọi là vùng đệm gây ra tác động rìa.
Mỗi quần xã sinh vật thì cũng sẽ đều có một vài quần thể ưu thế. Trong số các quần thể ưu thế thì thông thường sẽ có một quần thể tiêu biểu nhất cho quần xã, chúng ta gọi đó là quần thể đặc trưng quần xã sinh vật.
Cần lưu ý rằng, trong điều kiện môi trường thuận lợi thì quần xã sẽ có nhiều quần thể khác nhau cùng tồn tại. Khi điều kiện môi trường khắc nghiệt thì quần xã sẽ chỉ có một số ít quần thể thích nghi mới được tồn tại trong quần xã. Như vậy, ta thấy rằng, quần xã ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi thì có độ đa dạng cao, còn ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt thì quần xã có độ đa dạng khá thấp.
Trên thực tế thì mỗi một quần xã sinh vật sẽ đều có một cấu trúc đặc trưng và có liên quan tới sự phân bố cá thể của các quần thể trong không gian.
Cấu trúc thường gặp của quần xã sinh vật đó chính là kiểu phân tầng thẳng đứng ( cụ thể như ở rừng nhiệt đới có 5 tầng trong đó có 3 tầng cây gỗ lớn, tầng cây bụi và tầng cỏ – dương xỉ).
Hiện nay, trong lòng của mỗi quần xã sẽ thường xuyên xảy ra các mối quan hệ như là hỗ trợ, đối địch.
Ví dụ quần xã sinh vật
Để giúp bạn đọc dễ hình dung hơn về quần xã sinh vật là gì bài viết xin đưa ra ví dụ về quần xã sinh vật để bạn đọc dễ theo dõi. Cụ thể các quần thể sinh vật có trong rừng mưa nhiệt đới bao gồm:
+ Quần thể động vật: hổ, báo, cáo, thỏ, …
+ Quần thể thực vật: lim, chò, các loại cỏ, rêu, dương xỉ, …
+ Các quần thể nấm, vi sinh vật, …
+ Giữa các quần thể trên có sự tồn tại mối quan hệ cùng loài (hỗ trợ, cạnh tranh) với nhau và quan hệ khác loài (hỗ trợ, đối địch). Bên cạnh đó tập hợp các quần thể trên được gọi là quần xã sinh vật.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ quần xã sinh vật. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.