Phong cách ngôn ngữ chính luận

phong cach ngon ngu chinh luan

Phong cách ngôn ngữ chính luận là một trong những phong cách ngôn ngữ đã được sử dụng từ thời xa xưa, đây là phong cách được sử dụng khá phổ biển trong cuộc sống đặc biệt là khi bàn luận về những vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị….

Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ chính luận là gì thì chúng ta cần tìm hiểu thế nào là phong cách ngôn ngữ. Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt( nói và viết) trong từng hoàn cảnh và người diễn đạt nhất định, nó chính là cách thức diễn đạt riêng và tạo thành một kiểu diễn đạt trong một văn bản nhất định

Khi nhắc đến phong cách ngôn ngữ thì chúng ta thường nhắc  đến nhiều loại phong cách ngôn ngữ khác nhau như là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ hành chính. Mỗi phong cách sẽ có một đặc trưng riêng, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và phân tích về phong cách ngôn ngữ chính luận. Vậy phong các ngôn ngữ chính luận là gì? Phong cách ngôn ngữ chính luận là sự khái quát những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ chính luận để hình thành những đặc trưng tiêu biểu như sự bộc lộ công khai quan điểm chính trị tính chặt chẽ của ngôn ngữ trong lập luận và tính thuyết phục truyền cảm khi diễn đạt lời văn. 

Ví dụ về phong cách ngôn ngữ chính luận: ” Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy” trích Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm chính trị của Việt Nam về tự do và độc lập với bạn bè quốc tế.

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?

Phong cách ngôn ngữ chính luận có những đặc điểm sau:

– Phong cách ngôn ngữ chính luận có tính công khai về quan điểm.

Chủ đề của những văn chính luận thường là những vấn đề liên quan đến thời sự trong cuộc sống cho nên ngôn ngữ chính luận luôn thể hiện đường lối quan điểm thái độ chính trị của người viết bên cạnh những thông tin cung cấp một cách khách quan, phải công khai không được úp mở hay che dấu. Vì là văn bản chính luận liên quan đến các quan điểm chính trị nên từ ngữ sử dụng trong văn bản phải được chú trọng xem xét một cách cẩn thận, tránh sử dụng những từ không rõ ràng, hay là những bài viết không toát lên được những quan điểm chính trị rõ ràng gây nhầm lẫn cho chính người đọc. 

– Một đặc trưng thứ hai trong phong cách ngôn ngữ chính luận đó là tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận. 

Khi viết một văn bản chính luận thì người viết phải sử dụng những hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận rõ ràng, mạch lạc sử dụng những từ liên kết chặt chẽ như do đó, vì thế, bởi vây, mặc dù, tuy …. nhưng

– Đặc trưng thứ 3 trong phong cách ngôn ngữ chính luận đó là tính truyền cảm thuyết phục. 

Văn chính luận không thể khô khan hay không có sức thu hút người đọc, bởi vì văn chính luận nhằm truyền tải những tư tưởng chính trị những quan điểm chính trị đến người đọc cho nên phải sử dụng những từ ngữ có sức cuốn với người đọc giọng điệu phải hùng hồn, tha thiết thể hiện lên những tâm huyết của tác giả, người viết. Ví dụ trong một cuộc tranh luận thuyết trình thì ngữ điệu là phương tiện vô cùng quan trọng hỗ trợ lập luận bằng lời nói.

Các phương tiện diễn đạt trong phong cách ngôn ngữ chính luận. 

Đầu tiên là về từ ngữ diễn đạt: Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận sử dụng từ ngữ thông thường nhưng cũng sử dụng khá nhiều các từ ngữ chính trị như là dân chủ, tự do, độc lập, đồng bào, bình đẳng. 

Về ngữ pháp thì các câu trong phong cách ngôn ngữ chính luận có cấu trúc chuẩn, tương tự như các phán đoán logic trong một hệ thống lập luận trong đó câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước một cách mạch lạc nhất có thể. Thông thường các câu thường sử dụng các câu phức với các từ liên kết như là Vì vậy, do đó, vì lẽ đó, mặc dù…nhưng, Bời …vì…

Biện pháp tu từ trong phong cách ngôn ngữ chính luận nhằm nâng cao tính sinh động và hấp dẫn cho bài viết hơn. Mặc dù là ngôn ngữ chính luận nhưng không phải lúc nào cũng công thức cũng chuẩn mực và khô khan bên cạnh đó ngôn ngữ chính luận cũng sử dụng rất là nhiều phép tu từ sinh động trong một  bài viết, việc sử dụng các biện pháp tu từ đó nâng cao sức hấp dẫn cho các luận điểm, luận cứ,… nhằm lôi cuốn người đọc hơn chứ không làm mất đi những nét chính trị trong văn chính luận hay làm mất đi sự nghiêm túc như chúng ta nghĩ. 

 

Các loại văn bản chính 

Văn bản chính luận đã xuất hiện từ rất là lâu, trước đây văn bản chính luận xuất hiện dưới các dạng như hịch, cáo, sách, chiếu, biến… và được viết bằng chữ hán còn ngày ngày thì văn bản chính luận bao gồm các cương lĩnh, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu, các bài bình luận xã hội, báo cáo tham luận phát biểu trong các hội thảo và hội nghị chính trị….

Ví dụ về một số văn bản chính luận

– Tuyên ngôn thì có thể kể đến ” Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tich Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập của Mỹ…

– Xã luận: xã luận là các vấn đề kinh tế, văn hóa, giải trí, chính trị, thể thao….nổi bật của đất nước và thế giới

– Bình luận thời sự: đề cập đến những vấn đề chính trị quân sự, bình luận các sự kiện vấn đề diễn ra…

phong cach ngon ngu chinh luan
phong cách ngôn ngữ chính luận

Một vài cách nhận biết phong cách ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu.

Phong cách ngôn ngữ là một trong những nội dung rất hay ra trong phần thi đọc hiểu ở các kì thi đặc biệt là trong kỳ thi THPT Quốc gia. Để có thể làm bài một cách dễ ràng hơn thì chúng tôi xin đưa ra cho các bạn học sinh một số cách để nhận biết phong cách ngôn ngữ chính luận trong bài thi đọc hiểu như sau:
– Đầu tiên thì cái nội dung của bài viết đó đề cập đến những vấn đề sự kiện liên quan đến những vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa tư tưởng… Nói chung là những vấn đề mang tính chính trị quốc gia…

– Bài viết thể hiện rõ ràng quan điểm của người viết/ người nói

– Có nhiều từ ngữ chính trị được sử dụng trong bài viết

– Được trích từ văn bản chính luận trong sách giáo khoa hoặc là trích từ các bài phát biểu của nguyên thủ quốc gia trong các hội nghị hội thảo…

Sự khác nhau giữa ngôn ngữ khác với phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?

Nội dung về các sự kiện thời sự, các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,… Đây là ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản chính trị hoặc lời nói trong các hội nghị, hội thảo, diễn thuyết, thời sự,… để trình bày, bình luận, đánh giá sự kiện, các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…

Có quan điểm của một diễn giả/nhà văn.

Sử dụng rộng rãi các thuật ngữ chính trị.

Được các nguyên thủ quốc gia trích dẫn trong các văn bản chính luận, giáo trình, bài phát biểu tại hội nghị, bàn luận chuyện thời sự, hội thảo, họp báo,…

Các văn bản khác sử dụng ngôn ngữ để bình luận về một vấn đề cụ thể được quan tâm trong đời sống xã hội hoặc văn học, và phương pháp lập luận được sử dụng. Sử dụng được trong nhiều lĩnh vực và ứng dụng khác nhau, phạm vi rộng.

Ví dụ về phong cách ngôn ngữ chính luận

Chẳng hạn như: “Đồng tiền cơ hồ đã trở thành thế lực vạn năng. Tài năng, nhan sắc, tình nghĩa, nhân phẩm, công lý đều không có nghĩa lý gì trước thế lực của đồng tiền. Tài tình hiếu nghĩa như Kiều cũng chỉ là món hàng không hơn không kém” – Bản Hoài Thanh Toàn Tập (Hoài Thanh).

Ở ví dụ này, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã sử dụng phương pháp bình luận, đánh giá và tranh luận về sức mạnh của đồng tiền.

Riêng ngôn ngữ học chính luận là sự thể hiện quan điểm chính trị về một vấn đề chính trị. Trình bày, đánh giá và bình luận về các sự kiện và vấn đề chính trị từ một góc độ cụ thể. Phạm vi của ứng dụng được giới hạn trong một số trường hợp cụ thể.

Một ví dụ về phong cách ngôn ngữ chính luận: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” – Bản Tuyên Ngôn Độc Lập (HCM).

Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh nêu quan điểm chính trị của Việt Nam là tự do và độc lập.

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận

Như đã nói trước đây, nghị luận là một phương thức suy nghĩ và biểu đạt tư duy. Chính luận là một phong cách ngôn ngữ phục vụ một mục đích. Thao tác lập luận (phương pháp) được sử dụng trong mọi lĩnh vực, kể cả văn học (nghị luận văn học), ngược lại chính luận chỉ giới hạn trong việc trình bày quan điểm về các vấn đề chính trị.

Trên đây là bài viết của chính tôi về phong cách ngôn ngữ chính luận rất mong nhận được sự quan tâm từ phía các bạn học sinh và các độc giả khác, mong rằng thông qua bài viết này của chúng tôi các bạn sẽ có những cái nhìn đa dạng hơn về phong cách ngôn ngữ chính luận và hiểu rõ hơn về nó. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này, hi vọng đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Mong nhận được sự quan  tâm và ủng hộ của các bạn. 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139