Bồi thường danh dự

bồi thường danh dự

Danh dự, nhân phẩm, uy tín là những yếu tố nhân thân phi tài sản gắn liền với mỗi cá nhân, thể hiện phẩm chất, đạo đức và giá trị của mỗi cá nhân. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh theo dõi bài viết bồi thường danh dự để hiểu thêm các quy định của pháp luật về loại thiệt hại này nhé!

Thế nào là danh dự?

Danh dự là sự coi trọng của xã hội về con người hoặc tổ chức nào đó và được thừa nhận như một quyền nhân thân. Là phạm trù cá nhân mang tính xã hội, luôn gắn liền với chủ thể xác định, là một trong những yếu tố để khẳng định vai trò, vị trí, uy tín của một người hoặc một tổ chức trong xã hội, được Hiến pháp, pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm.

Quyền được bảo vệ danh dự theo Hiến pháp

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một quyền hiến định. Theo khoản 1 Điều 20 Luật hiến pháp 2013:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Quyền được bảo vệ danh dự theo Bộ luật dân sự

Cụ thể hóa Điều 20 của Hiến pháp, trong Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận:

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín:

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Danh dự, nhân phẩm, uy tín là những yếu tố nhân thân phi tài sản gắn liền với mỗi cá nhân, thể hiện phẩm chất, đạo đức và giá trị của mỗi cá nhân. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ các thông tin đã gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân. Cá nhân không chỉ được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín khi còn sổng mà cả khi cá nhân đã chết thì pháp luật vẫn duy trì sự bảo hộ.

Cụ thể, vợ, chồng hoặc con thành niên của người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín; hoặc cha, mẹ của cá nhân này trong trường hợp cá nhân không có vợ, chồng, con thành niên.

Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đãng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, những thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đãng tải nhanh chóng, trên một diện rộng. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào cũng xác định được người đưa tin. Đối với những trường hợp này, cá nhân bị đưa tin sẽ căn cứ vào phương thức yêu cầu tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng để bảo vệ quyền nhân thân của mình.

Cá nhân bị thông tin xấu làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín có quyền yêu cầu người vi phạm cải chính, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại. (nếu có). Bên cạnh các chế tài dân sự, trường hợp hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân có tính chất nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi xâm phạm còn có thể phải gánh chịu những chế tài của pháp luật hình sự.

Thiệt hại do danh dự bị xâm phạm

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015:

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

  1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  3. Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của một chủ thể bị xâm phạm, việc xác định thiệt hại cũng tương tự như khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm. Theo đó, thiệt hại cũng bao gồm: thiệt hại về vật chất và những tổn thất về tinh thần.

Thiệt hại về vật chất có thể xác định cụ thể thông qua các phương pháp khác nhau, và người bị thiệt hại phải chứng minh các thiệt hại yêu cầu bồi thường nhưng phải bảo đảm nguyên tắc hợp lý.

Thiệt hại về tinh thần không thể xác định cụ thể bằng các đơn vị đo lường, nhưng bản thân người bị thiệt hại không phải chứng minh cho yêu cầu của mình, bởi đây là những thiệt hại đương nhiên khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trước hết cũng do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thể thỏa thuận thì Tòa án sẽ xác định một mức hợp lý nhưng không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

bồi thường danh dự
bồi thường danh dự

Xác định thiệt hại để bồi thường danh dự

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

  • Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút;
  • Thiệt hại khác do luật quy định

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm; uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều 592 Bộ luật dân sự 2015

Thời hạn hưởng bồi thường danh dự

  • Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến chết; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn:

+ Người chưa thành niên hoặc đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ 18 tuổi; trừ trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

+ Người chưa thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

  • Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

Theo quy định của Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 thì bồi thường thiệt hại được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:

– Thiệt hại trên thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác về việc bồi thường thiệt hại.

– Người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

– Cần lưu ý rằng khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

– Ngoài ra, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

– Các bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự về bồi thường danh dự

Bản án 1858/2018/DS-ST ngày 26/09/2018 về tranh chấp bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm

Ông N có vay của ông G một khoản tiền và do chưa thanh toán hết khoản nợ, nên ông G đã thuê công ty đòi nợ để thu hồi khoản tiền. Theo như đơn khởi kiện của ông N thì công ty đòi nợ khi đến đã có lời nói, hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông như chửi bới, lăng mạ, tạt sơn, tạt mắm tôm vào nhà vào xe của ông và gia đình ông. Nên ông đã làm đơn khởi kiện yêu cầu ông G và công ty đòi nợ liên đới bòi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho ông và công khai xin lỗi trên báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh trong ba kỳ liên tiếp.

Nhận định của tòa án:

– Trong suốt quá trình thực hiện đòi nợ, bị đơn không tiếp xúc với nguyên đơn, không có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của nguyên đơn. Nội dung hợp đồng dịch vụ đòi nợ và hợp đồng ủy quyền chỉ thể hiện Công ty khi đòi nợ được thực hiện các biên pháp nghiệp vụ cần thiết và đúng pháp luật. Nguyên đơn không có chứng cứ chứng minh bị đơn yêu cầu Công ty thực hiện các hình vi xúc phạm nguyên đơn. Do đó, ông G không phải liên đới chịu trách nhiệm về những hành vi trái pháp luật nếu có của Công ty đòi nợ.

– Đối với hành vi thực hiện việc đòi nợ của Công ty, ông N không chứng minh và theo lời khai của các nhân chứng, trích xuất camera không chứng minh được công ty có hành vi, lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của ông N. Công ty thực hiện đúng các nghiệp vụ đòi nợ được pháp luật quy định. Cho nên, không có căn cứ để xác định Công ty khi thực hiện đòi nợ đã có những hành vi xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của ông N.

Trên đây là bài viết tư vấn về bồi thường danh dự của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139