Thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Đắk Lắk

thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Đắk Lắk

Phiếu lý lịch tư pháp có giá trị chứng minh cá nhân có án tích hay không hoặc có bị cấm trong một số hoạt động hay không. Nếu bạn đã hoàn tất thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp thành công và cần tra cứu tình trạng hồ sơ lý lịch tư pháp và làm thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Đắk Lắk thì hãy tham khảo ngay cách làm trong bài sau nhé!

Lý lịch tư pháp là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp thì:

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Để hiểu rõ hơn về quy định này, bạn cần hiểu thêm về định nghĩa của án tích:

Án tích là đặc điểm xấu (hậu quả) về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi, lưu lại trong lý lịch tư pháp trong thời gian luật định. Án tích chỉ đặt ra khi một người vi phạm pháp luật hình sự, có bản án về tội phạm mà mình thực hiện.

Đối tượng quản lý lý lịch tư pháp

  1. Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam, Tòa án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
  2. Người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
  3. Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.

Trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp

Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đầy đủ, chính xác, đúng trình tự, thủ tục cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.

Lý lịch tư pháp gồm mấy loại?

Hiện nay, phiếu lý lịch tư pháp được pháp luật nước ta quy định gồm có 2 loại là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. Tùy thuộc vào từng loại mà sẽ có những chức năng cũng như mục đích sử dụng riêng và được cấp cho từng đối tượng cũng như từng trường hợp cụ thể.

Theo đó, với phiếu lý lịch tư pháp số 1, đối tượng được cấp sẽ là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Mục đích cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1, thông thường sẽ sử dụng để làm hồ sơ xin việc hay giấy phép lao động,… đối với cá nhân; hoặc phục vụ công tác quản lý nhân sự, xem xét các hoạt động đăng ký kinh doanh cũng như thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với cơ quan tổ chức có thẩm quyền.

Với phiếu lý lịch tư pháp số 2, đối tượng được cấp loại phiếu này là cá nhân muốn nắm được nội dung lý lịch tư pháp của mình; hoặc cơ quan tiến hành tố tụng nhằm phục vụ trong công tác điều tra, truy tố, xét xử cá nhân, tổ chức,…

Làm gì khi tra cứu lý lịch tư pháp và phát hiện thông tin đăng ký bị sai?

Sau khi phát hiện thông tin đăng ký lý lịch tư pháp bị sai, dù là phát hiện sau khi nộp hồ sơ làm lý lịch tư pháp online, hay sau khi tra cứu lý lịch tư pháp, thì bạn đều cần sửa thông tin lý lịch tư pháp đã khai.

Tuy nhiên, bạn chỉ có thể tiến hành sửa khi bộ phận tiếp nhận chưa thực hiện tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp.

Dưới đây là trọn bộ quy trình sửa thông tin lý lịch tư pháp bị sau:

Bước 1: Thực hiện tra cứu thông tin cấp phiếu LLTP như hướng dẫn 5 bước ở trên.

Bước 2: Nhấn nút [Sửa tờ khai] trên màn hình kết quả tra cứu

Bước 3: Người dùng thực hiện cập nhật thông tin tờ khai, sau đó nhấn nút [Lưu tờ khai]

Bước 4: Hệ thống hiển thị thông báo

Nhấn nút [OK] để đóng thông báo

Trên đây là toàn bộ những hướng về tra cứu lý lịch tư pháp cũng như sửa thông tin khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp trong trường hợp phát hiện có thông tin sai. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn tra cứu hồ sơ lý lịch tư pháp của mình nhanh chóng và thuận tiện nhất.

thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Đắk Lắk
thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Đắk Lắk

Thủ tục làm lý lịch tư pháp gồm các bước nào?

Có 3 cách làm Lý lịch tư pháp, bao gồm:

  • Làm lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan cấp Lý lịch tư pháp,
  • Làm lý lịch tư pháp online;
  • Làm Lý lịch tư pháp qua bưu điện.

Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn thủ tục xin lý lịch tư pháp trực tiếp, tức là trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp.

Thủ tục cấp lý lịch tư pháp theo cách này bao gồm 3 bước như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo checklist ở trên. Lưu ý chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định, để tránh phải chuẩn bị lại;

– Bước 2: Nộp hồ sơ:

  • Bạn mang các giấy tờ đã chuẩn bị lên cơ quan cấp lý lịch tư pháp để nộp.
  • Lưu ý thời gian làm việc của các cơ quan này để tránh phải đi lại nhiều lần. Ví dụ, thời gian làm việc của Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh là thứ 2 đến thứ 6, Sáng 7h30 đến 11h30, Chiều 13h00 đến 17h00, Thứ 7 Sáng 7h30 đến 11h30; thời gian làm việc của Sở tư pháp Hà Nội là sáng từ thứ 2 đến thứ 6, sáng từ 8h00 đến 11h30 và chiều từ 13h00 đến 16h30.
  • Khi hồ sơ đầy đủ, bạn sẽ đóng phí và nhận được phiếu hẹn kết quả.

– Bước 3: Nhận kết quả:

  • Vào ngày hẹn nêu trong giấy hẹn, bạn đến cơ quan cấp lý lịch tư pháp để nhận kết quả lý lịch tư pháp của mình.
  • Khi đó, bạn phải đọc kỹ thông tin trong Lý lịch tư pháp, và hỏi ngay cán bộ trả hồ sơ nếu có thông tin chưa khớp.

Làm lý lịch tư pháp cần những giấy tờ gì?

Tùy vào bạn thuộc đối tượng yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp nào cũng như nhu cầu của bạn là cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay phiếu lý lịch tư pháp số 2 mà hồ sơ cũng như các giấy tờ cần chuẩn bị cũng khác nhau. Cụ thể:

Hồ sơ cho đối tượng yêu cầu là cá nhân

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
  • Mẫu số 03/2013/TT-LLTP: Dùng cho cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Mẫu số 04/2013/TT-LLTP: Dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2;
  • Bản chụp (Khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu) giấy Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản ủy quyền có công chứng (Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục, trừ trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ hoặc vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con như: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu);
  • Ngoài ra, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh (Thẻ sinh viên, giấy khai sinh, giấy xác nhận hộ nghèo, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thuộc đối tượng cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, là đồng bào dân tộc thiểu số, giấy tờ xác nhận thân nhân liệt sĩ,…).

Hồ sơ cho đối tượng yêu cầu là Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội

  • Văn bản yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; (Mẫu số 05a/2013/TT-LLTP)

Lưu ý: Văn bản phải ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Hồ sơ cho đối tượng yêu cầu là Cơ quan tiến hành tố tụng

  • Văn bản yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; (Mẫu số 05b/2013/TT-LLTP)

Lưu ý: Văn bản phải ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan tiến hành tố tụng và thông tin về người được cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Thủ tục làm thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Đắk Lắk qua bưu điện

Đối với hình thức làm Lý lịch tư pháp qua bưu điện, bạn có thể chọn:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp và nhận kết quả qua bưu điện, hoặc
  • Nộp hồ sơ qua bưu điện và nhận kết quả trực tiếp, hoặc
  • Nộp hồ sơ và nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua bưu điện.

Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn hình thức làm lý lịch tư pháp qua bưu điện tiện nhất, đó chính là: Nộp hồ sơ và Nhận kết quả qua đường bưu điện.

Với hình thức này, bạn sẽ cần thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP),
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP)

Bước 2: Nộp hồ sơ và Nhận kết quả

Sau đó, bạn mang hồ sơ đến bưu điện để nộp, và sẽ được trả kết quả về tận nhà. 

Hình thức này đã khá tiện, đặc biệt cho những người ở xa các cơ quan cấp Lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, với hình thức này, bạn  vẫn phải làm một công việc mà khá nhiều người ngại làm, đó chính là hoàn thành tờ khai xin Phiếu lý lịch tư pháp bằng tay. 

Để tránh bất tiện này, đồng thời không phải đi lại nhiều, nhiều người lựa chọn hình thức làm Lý lịch tư pháp online, hay còn gọi là Làm lý lịch tư pháp trực tuyến.

Thứ tự, hồ sơ, thủ tục làm thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Đắk Lắk như thế nào?

Luật Trần và Liên danh xin hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu hay còn gọi là Phiếu lý lịch tư pháp số 1, cụ thể như sau: Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp

Hồ sơ:

Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP);

Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Ngoài ra, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Lưu ý: Cá nhân có thể ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật và bản sao chứng minh nhân dân (kèm bản chính để đối chiếu) của người được ủy quyền. Trường hợp người yêu cầu cấp PLLTP là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên.

Thủ tục:

Nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở Tư pháp;

Thời gian nộp: Giờ hành chính các ngày làm việc.

Thời hạn cấp:

Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ;

Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với các trường hợp sau: (1) Người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài; (2) Người nước ngoài; (3) Trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.

Lệ phí:

Theo Thông tư 244/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định như sau:

– Thông thường: 200.000 đồng/lần/người.

– Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000 đồng/lần/người.

– Trường hợp người được cấp đề nghị cấp trên 2 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu lý lịch tư pháp thứ 3 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu.

– Những trường hợp sau đây được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ pháp lý của Luật Trần và Liên danh

– Tư vấn qua tổng đài về phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 mới nhất;

– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng về phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 mới nhất;

– Dịch vụ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp nhanh nhất (Luật Trần và Liên danh sẽ đại diện xin cấp nhanh)

– Liên hệ luật sư giải quyết các vấn đề liên quan đến phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2;

Lưu ý khi viết tờ khai xin cấp phiếu lý lịch tư pháp

– Điền đúng thông tin cá nhân như trong giấy Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu;

– Khai báo đúng sự thật về án tích (nếu có);

– Ghi đúng phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay phiếu lý lịch tư pháp số 2, tránh tẩy xóa.

Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp

 Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp bao gồm những loại giấy tờ sau:

– Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu);

– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (kèm bản chính để đối chiếu);

– Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, tạm trú (kèm theo bản chính để đối chiếu) hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú;

– Ngoài ra người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Dịch vụ pháp lý liên quan đến thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Đắk Lắk của Luật Trần và Liên danh

– Dịch vụ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp nhanh nhất;

– Dịch vụ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1, phiếu lý lịch tư pháp số 2;

– Tư vấn qua tổng đài về mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mới nhất;

– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng về mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mới nhất;

– Soạn thảo mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mới nhất;

– Liên hệ luật sư giải quyết các vấn đề liên quan đến mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mới nhất;

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Đắk Lắk của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139