Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Nhà nước ta khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ, tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư ra ngoài, Công ty Luật Trần và Liên Danh cung cấp dịch vụ xin giấy phép đầu tư nước ngoài như sau:
Văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Luật đầu tư 2020;
Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;
Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
Thành lập công ty tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
Thành lập chi nhánh công ty Việt Nam tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Lưu ý: khi doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ta nước ngoài.
Các loại dự án đầu tư ra nước ngoài
Theo số vốn góp, nhà đầu tư ra nước ngoài được chia thành 4 diện sau:
Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng. (Xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ:
(Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên).
Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội:
Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định
Điều kiện cấp
Những điều kiện để được cấp giấy chứng nhận bao gồm:
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định của Luật đầu tư
Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép.
Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài
Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Đề xuất dự án đầu tư;
Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư;
Văn bản Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng. Các văn bản tài liệu có thể là: Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất; Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
Quyết định đầu tư ra nước ngoài
Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư theo các bước như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu;
Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ cấp phép:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định (trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).
Bước 4: Cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài hoặc từ chối (cần có văn bản và nêu rõ lý do).
Bước 5: Đăng ký giao dịch ngoại hối để thực hiện chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài:
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư muốn chuyển vốn, ngoại tệ ra nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng nhà nước.
Lưu ý khi có sự thay đổi thông tin
Khi nhà đầu tư có sự thay đổi về các nội dung trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cần thực hiện thủ tục thay đổi, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
-Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam.
-Thay đổi hình thức đầu tư, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;
-Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư;
-Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;
-Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
-Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định.
Chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận bị chấm dứt theo quy định ở các trường hợp sau:
Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy; nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Một số câu hỏi liên quan:
Thành lập công ty tại nước ngoài có cần cấp phép của Chính phủ Việt Nam?
Khi bạn thành lập công ty tại nước ngoài và muốn chuyển nguồn vốn từ Việt Nam ra nước ngoài và nhận lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài có cần xin phép đầu tư ra nước ngoài?
Không, khi bạn thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài không phải xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài mà chỉ cần thực hiện đăng ký giao dịch ngoại hối tại ngân hàng nhà nước để thực hiện chuyển chi phí hoạt động ra nước ngoài cho văn phòng đại diện tại nước ngoài.
Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về giấy phép đầu tư nước ngoài. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline Công ty luật để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.