Việt Nam là một trong số những nước thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ nhiều nhà đầu từ ngoài nước. Sự phát triển của nền kinh tế hội nhập đã kéo theo đó là các doanh nghiệp có sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài được xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài này được gọi chung là FDI, các công ty được đầu tư từ nguồn vốn từ nước ngoài gọi là công ty FDI. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về công ty FDI là gì? Cùng tìm hiểu về khái niệm, các loại hình đầu tư, cơ sở lý thuyết, tầm quan trọng của FDI, lập công ty FDI tại Ninh Bình qua bài viết sau.
Căn cứ pháp lý về việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Biểu cam kết WTO,
Luật đầu tư năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật doanh nghiệp năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;
Văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch.
Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Đối tượng áp dụng về việc thành lập công ty có vốn nước nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:
– Công ty có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay khi thành lập;
– Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Thành lập mới hoặc góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;
– Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
– Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa cần xin thêm Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
– Quy định đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập trước ngày 01/07/2015: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
Lưu ý: Năm 2021, đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với người Việt Nam để thành lập công ty (tức công ty liên doanh giữa bên Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài) thì phương án tối ưu và giảm thiểu thủ tục nên thực hiện theo trình tự như sau:
– Bước 1: Thành lập công ty Việt Nam;
– Bước 2: Xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành nghề có điều kiện;
– Bước 3: Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài hay còn gọi là thủ tục người nước ngoài đăng ký mua phần vốn góp;
– Bước 4: Xin giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ(Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa).
Đối với phương án này Công ty có vốn đầu tư nước ngoài dù có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài nhưng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Khi doanh nghiệp không có Giấy chứng nhận đầu tư sẽ giảm thiểu thủ tục khi có sự thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Cụ thể:
+ Thủ tục thay đổi đơn giản: Khi doanh nghiệp chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ phải thực hiện khi có sự thay đổi tên công ty, địa chỉ công ty, thông tin chủ sở hữu,…thực hiện thủ tục giống như doanh nghiệp Việt Nam;
+ Không phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo giám sát đầu tư,…;
+ Không phải thực hiện các thủ tục cập nhật thông tin đầu tư trên hệ thống quản lý về đầu tư.
Tìm hiểu khái niệm, định nghĩa bản chất của FDI là gì?
FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment, đây là khái niệm chỉ một đầu tư theo hình thức một quyền sở hữu chi phối trong một doanh nghiệp ở một nước bởi một tổ chức có trụ sở tại nước khác. Do đó, nó được phân biệt với một khoản đầu tư danh mục đầu tư nước ngoài bởi một khái niệm kiểm soát trực tiếp.
Nguồn gốc của khoản đầu tư không ảnh hưởng đến định nghĩa, như một khoản đầu tư nước ngoài: khoản đầu tư có thể được thực hiện bằng cách mua một công ty ở quốc gia mục tiêu hoặc “hữu cơ” bằng cách mở rộng hoạt động của một doanh nghiệp hiện có ở quốc gia đó, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
Bản chất của FDI hay Foreign Direct Investment chính là bao gồm sáp nhập và mua lại, xây dựng cơ sở mới, tái đầu tư lợi tức kiếm được từ hoạt động ở nước ngoài và cho vay nội bộ công ty. Theo nghĩa hẹp, đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ đề cập đến việc xây dựng cơ sở mới và lợi ích quản lý lâu dài (10% hoặc hơn số cổ phiếu có quyền biểu quyết) trong một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế không phải là nhà đầu tư (investor).
Theo định nghĩa của tổ chức Thương mại Thế giới ta có thể hiểu về khái niệm cơ bản của FDI là: “Hình thức Foreign Direct Investment (FDI) hay chính là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước gọi là nước chủ đầu tư có được một tài sản, hay một khoản đầu tư có giá trị tài sản ở một nước khác gọi là nước thu hút đầu tư và nước chủ đầu tư có quyền quản lý tài sản đó. Để phân biệt hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, người ta thường dựa vào các phương diện quản lý.
FDI là tổng vốn cổ phần , vốn dài hạn và vốn ngắn hạn như thể hiện trong cán cân thanh toán. FDI thường liên quan đến việc tham gia quản lý, liên doanh , chuyển giao công nghệ và chuyên môn.
Bạn có thể hiểu đơn giản về khái niệm FDI là hình thức đầu tư dài hạn hoặc ngắn hạn của một cá nhân, một tổ chức hay doanh nghiệp cụ thể nào đó sang nước khác (không phải hình thức đầu tư vào nước mình sở tại) bằng cách thiết lập các cơ sở kinh doanh, mở rộng việc kinh doanh bằng các cơ sở sản xuất, mở rộng mặt bằng kinh doanh, buôn bán và trao đổi hàng hóa, đầu tư bằng các hình thức trên cơ sở.
Các bước thực hiện thủ tục lập công ty FDI tại Ninh Bình: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bước 1: Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài
- Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng sẽ được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Đồng thời, cơ quan Đăng ký đầu tư cũng sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lập công ty FDI tại Ninh Bình
- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến theo bước 1, nhà đầu tư nộp hồ sơ giấy (bản cứng) xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lập công ty FDI tại Ninh Bình
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài cần cung cấp:
- Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
- Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập công ty FDI;
Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài cần cung cấp:
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Hồ sơ chứng minh trụ sở công ty: Hợp đồng thuê nhà, Bản sao coogn chứng giấy tờ nhà đất của bên cho thuê: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng; nếu bên cho thuê là công ty: cần cung cấp thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinhd oanh bất động sản;
- Đối với dự án có thuê đất của nhà nước cần nộp thêm: Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ cần nộp thêm: Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu pháp nhân
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
Thực hiện khắc con dấu công ty, đăng tải con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Chỉ dành cho doanh nghiệp có thực hiện quyền bán lẻ hàng hóa
Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương.
Bước 5: Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, ngay sau khi thành lập công ty nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 6: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập công ty
Sau khi thành lập công ty nhà đầu tư tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản, mua chữ số, nộp thuế môn bài, kê khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn, kê khai thuế,….
Các bước thực hiện thủ tục lập công ty FDI tại Ninh Bình: Đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thủ tục góp vốn, mua cổ phần công ty Việt Nam
Để thuận tiện và nhanh hơn, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt Nam. Theo đó, thủ tục được thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam
- Trên thực tế vì thủ tục thành lập công ty Việt Nam đơn giản hơn nhiều, nên nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn thành lập công ty Việt Nam trước sau đó tiến hành thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam hoặc cũng có thể mua lại phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam đã có sẵn.
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.
- Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài
- Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau:
- Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trên đây là bài viết tư vấn về lập công ty FDI tại Ninh Bình của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.