Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc cùng địa phương

đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc cùng địa phương

Việc lựa chọn đăng kí thuế cho đơn vị trực thuộc (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) theo hình thức hạch toán tài chính độc lập hay hạch toán tài chính phụ thuộc là tùy thuộc vào chế độ quản lí điều hành, quản lí sổ sách của công ty. Đồng thời cũng cần dựa vào tình hình hoạt động thực tế của đơn vị trực thuộc đó. Bài viết này, Luật Trần và Liên Danh sẽ đi sâu vào tìm hiểu việc kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

 Đơn vị hạch toán phụ thuộc là gì?

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay còn được gọi là báo sổ. Nó được hiểu như một chi nhánh lập ra để hạch toán phụ thuộc cho công ty chủ quản. Chi nhánh này hoạt động chỉ tập hợp chứng từ, đến thời điểm cuối tháng sẽ gửi những chứng từ về công ty mẹ chủ quản kê khai và quyết toán thuế.

Ưu điểm: không phải tổ chức thêm bộ máy kế toán như vậy đơn vị trực thuộc sẽ dễ dàng trong quản lí điều hành; đồng thời cũng giảm thiểu được một số công việc kế toán như lập các báo cáo tài chính.

Nhược điểm: khó quản lí chi phí, chứng từ, tình hình lỗ lãi. Ngoài ra, trong trường hợp thành lập đơn vị trực thuộc hạch toán tài chính phụ thuộc khác tỉnh ở vị trí địa lí xa so với trụ sở chính sẽ gây khó khăn trong việc luân chuyển chứng từ, có thể dẫn đến kê khai chậm trễ.

Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc tổ chức kể toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc

Theo Điều 8 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

“Điều 8. Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc (gọi tắt là đơn vị hạch toán phụ thuộc)

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán và phân cấp hạch toán ở các đơn vị hạch toán phụ thuộc phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình và không trái với quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp quyết định việc kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc có tổ chức bộ máy kế toán riêng đối với:

a) Việc ghi nhận khoản vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp: Doanh nghiệp quyết định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu;

b) Đối với các giao dịch mua, bán, điều chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ: Doanh thu, giá vốn chỉ được ghi nhận riêng tại từng đơn vị hạch toán phụ thuộc nếu sự luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các khâu trong nội bộ về bản chất tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Việc ghi nhận doanh thu từ các giao dịch nội bộ để trình bày trên Báo cáo tài chính của các đơn vị không phụ thuộc vào hình thức của chứng từ kế toán (hóa đơn hay chứng từ luân chuyển nội bộ);

c) Việc phân cấp kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc: Tùy thuộc mô hình tổ chức kế toán tập trung hay phân tán, doanh nghiệp có thể giao đơn vị hạch toán phụ thuộc phản ánh đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chỉ phản ánh đến doanh thu, chi phí.”

Thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc cần làm những gì?

Khi thành lập chi nhánh, công ty có thể lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc và cần chú ý những đặc điểm riêng của chi nhánh hạch toán phụ thuộc trong quá trình hoạt động.

Nếu chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính

+ Kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng tại chi nhánh;

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai và quyết toán tại trụ sở chính;

+ Đơn vị kế toán là một bộ phận thuộc công ty;

+ Có thể sử dụng hóa đơn riêng;

+ Chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ chuyển dữ liệu, chứng từ về trụ sở chính để kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nếu chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính: thì sẽ tiến hàng kê khai tại trụ sở chính

Hồ sơ thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc

+ Thông báo đăng ký hoạt động Chi nhánh (Trong thông báo đăng ký lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc);

+ Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thành lập chi nhánh;

+ Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu) còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh;

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản sao Điều lệ công ty trong trường hợp trụ sở Chi nhánh được lập khác tỉnh, thành phố với nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp;

+ Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề;

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân/ tổ chức khác tiến hành thủ tục.

Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt chi nhánh

Chi nhánh được cấp mã số thuế và sử dụng con dấu riêng.

Cách khai thuế đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc

Kê khai Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN):

Căn cứ Điểm c, d, Khoản 1, Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC

– Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN; khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN; người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

– Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

Kê khai thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Căn cứ Điểm c, d, Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 156/2013/TT-BTC

– Nếu đơn vị trực hoạt động trên địa bàn khác với trụ sở chính: thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.

– Trường hợp người nộp thuế có dự án kinh doanh bất động sản ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính: thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh bất động sản.

– Trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì:

+ Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hóa đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.

+ Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc. Số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra. Việc xác định doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.

đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc cùng địa phương
đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc cùng địa phương

– Trường hợp tổng số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc do người nộp thuế xác định theo nguyên tắc nêu trên lớn hơn số thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế tự phân bổ số thuế phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc như sau: Số thuế GTGT phải nộp cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định bằng (=) số thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) giữa doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm do cơ sở trực thuộc sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra của toàn DN. Nếu người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì người nộp thuế không phải nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất.

– Người nộp thuế phải lập và gửi “Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán” theo mẫu số 01-6/GTGT kèm theo Thông tư này cùng với hồ sơ khai thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp, đồng thời gửi một bản Bảng phân bổ mẫu số 01-6/GTGT nêu trên tới các cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ sở sản xuất trực thuộc.

– Căn cứ số thuế GTGT được phân bổ giữa địa phương nơi đóng trụ sở chính của người nộp thuế và các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên Bảng phân bổ theo mẫu số 01-6/GTGT nêu trên, người nộp thuế lập chứng từ nộp thuế GTGT cho địa phương nơi có trụ sở chính và từng địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc. Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai thuế và địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.

Kê khai thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ Khoản 1, Điều 21, Thông tư số 92/2015/TT-BTC)

Trường hợp DN ủy quyền cho Chi nhánh ký hợp đồng lao động với người lao động nhưng DN chi trả tiền lương cho người lao động thì DN phải có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế và quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế.

Phân biệt giữa đơn vị hạch toán độc lập và đơn vị hạch toán phụ thuộc

Giống nhau:

– Do công ty mẹ tổ chức bộ máy nhân sự;

– Vốn kinh doanh của công ty, hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh là của công ty say khi nộp thuế;

– Hoạt động theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty;

– Kê khai thuế GTGT độc lập với công ty.

Khác nhau:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi nhánh phụ thuộc: chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty. Công ty kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chi nhánh hạch toán độc lập: xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế, chịu tách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không kể liên quân gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như các chi phí khác trong cùng công ty.

– Kế toán

Chi nhánh phụ thuộc: số liệu trong sổ sách là một phần của số sách công ty. Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh.

Chi nhánh hạch toán độc lập: hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính… phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toan độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc cùng địa phương. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139