Luật thừa kế đất đai khi chồng chết

luật thừa kế đất đai khi chồng chết

Khi người đứng tên tài sản trong gia đình mất đi có thể là vợ hoặc chồng thì toàn bộ số tài sản đó sẽ chia thừa kế ra sao? Việc tiến hành chia như thế nào để đảm bảo công bằng cho những người có quyền được hưởng thừa kế? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc nắm bắt được những thông tin cụ thể nhất và chính xác nhất về vấn đề luật thừa kế đất đai khi chồng chết.

Việc chồng có để lại di chúc hay không?

Trước đây, pháp luật Việt nam thời phong kiến luôn ghi nhận quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình và tước đi tư cách chủ thể của người phụ nữ khi đã lấy chồng nên pháp luật về thừa kế ở thời kì ấy thể hiện hết sức rõ nét về sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc định đoạt tài sản chung, cũng nhưu việc phân chia tài sản sau khi một người mất đi.

Pháp luật của Nhà nước ta hiện nay luôn ghi nhận và bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực, trong đó có việc định đoạt tài sản trong gia đình. Việc đảm bảo cho người phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong việc định đoạt tài sản chung đã được ghi nhận. Đây cũng là một trong những vấn đề thể hiện rõ sự đổi mới về mặt pháp luật ngày nay của luật thừa kế nói chung, luật dân sự nói riêng.

Theo tục lệ liên quan đến hôn nhân gia đình từ xa xưa tại Việt Nam, thông thường người chồng sẽ là người đứng tên toàn bộ tài sản trong gia đình vì theo lối suy nghĩ tại thời điểm đó, người đàn ông là trụ cột của gia đình là người quyết định mọi công việc trong đời sống gia đình.

Cũng chính vì vậy, khi xảy ra những trường hợp bất ngờ ngoài phạm vi kiểm soát, người chồng chết đột ngột nên không có di chúc để lại thì việc chia di sản thừa kế sẽ tiến hành ra sao? Và nếu có để lại di chúc thì sẽ tiến hành mở di chúc để phân chia như thế nào?

Thứ nhất, đối với trường hợp người chồng chết không để lại di chúc:

Trong trường hợp này ta sẽ căn cứ theo quy định pháp luật về việc chia thừa kế không có di chúc để phân chia di sản. Việc phân chia di sản trong trường hợp này hoàn toàn căn cứ theo quy định pháp luật về phân chia di sản tại Bộ luật dân sự 2015. Đối với trường hợp cụ thể này, ta lại phải xét đến số tài sản mà người chồng đứng tên sở hữu chiếm bao nhiêu phần trong khối tài sản thực có của gia đình, khối tài sản chung với vợ.

Trường hợp 1: Tài sản người chồng có hình thành trong quá trình kết hôn và là tài sản đứng tên đồng sở hữu với vợ thì cách phân chia sẽ tính như sau. Khối tài sản chung của cả hai vợ chồng được chia đôi, riêng phần tài sản của người vợ trong trường hợp người vợ còn sống sẽ được giữ nguyên.

Riêng phần tài sản đứng tên người chồng sẽ được tiến hành chia thừa kế theo quy định của pháp luật theo các hàng thừa kế và những người thuộc diện thừa kế có quyền hưởng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 651.

Trường hợp 2: Tài sản người chồng sở hữu hình thành trước thời gian kết hôn hoặc tài sản này là tài sản riêng của chồng và được công nhận hợp pháp trước pháp luật thì việc phân chia tài sản sẽ được tiến hành như sau.

Việc phân chia di sản trong trường hợp này sẽ áp dụng các nguyên thắc về chia thừa kế theo quy định của pháp luật tại Bộ luật dân sự 2015 thì tòan bộ số tài sản đứng tên người chồng này sẽ được chia đều cho những người thuộc diện có quyền hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất theo quy định pháp luật.

Từ đây, ta sẽ phải xác định những ai trong diện hàng thừa kế thứ nhất còn sống hay đã mất để việc phân chia di sản thừa kế sẽ diễn ra một cách công bằng theo đúng quy định pháp luật. Nếu có các trường hợp ngoại lệ như không có người ở hàng thừa kế thứ nhất thì những người ở hàng thừa kế tiếp theo sẽ được hưởng phần di sản này. Trường hợp các hàng thừa kế có người thừa kế thế vị thì việc phân chia di sản cũng sẽ tiến hành theo quy định của pháp luật về chia thừa kế thế vị.

Việc phân chia tài sản trong trường hợp này hoàn toàn dựa vào căn cứ pháp luật để đem lại sự công bằng, minh bạch khi người đã mất không để lại di chúc.

Thứ hai, đối với trường hợp chồng mất và có để lại di chúc:

Trong trường hợp này thì việc định đoạt phần tài sản vốn thuộc quyền sở hữu của mình cho những còn sống thì sau khi người chồng mất đi việc tiến hành mở di chúc sẽ được thực hiện.

Thời điểm công bố di chúc được tiến hành là thời điểm sau khi người chồng đã chết. Việc công bố di chúc được thực hiện theo hình thức quy định của pháp luật về thời điểm mở di chúc tại Bộ luật dân sự 2015. thông qua hình thức cung cấp bản sao di chúc tới tất cả những người có liên quan tới nội dung của di chúc.

Đồng thời thủ tục mở thừa kế cũng chỉ được tiến hành khi có đầy đủ những người có liên quan trong nội dung di chúc tại thời điểm mở thừa kế. Trường hợp vắng mặt cần phải thông báo trước và có lý do cụ thể.

Đối với trường hợp này, ngoài việc xác định những ai là người có liên quan và được quyền hưởng di sản có trong di chúc thì việc xác định di chúc có giá trị pháp lý và có hiệu lực hay không cũng là một vấn đề rất quan trọng. Bởi lẽ, nếu di chúc có hiệu lực pháp luật thì việc công nhận di chúc và tiến hành phân chia di chúc mới được thực hiện. Đối với vấn đề này, Bộ luật dân sự 2015. đã có những quy định rất chi tiết và rõ ràng cả về nội dung lẫn hình thức của di chúc như nào là hợp pháp và như nào là không hợp pháp.

Thời điểm có hiệu lực của di chúc

Trong trường hợp cả vợ và chồng cùng lập thì hiệu lực của di chúc thì khi một trong hai người là vợ hoặc chồng chết thì hiệu lực của di chúc được xác định theo ba trường hợp sau đây:

Thứ nhất, trường hợp nếu trong di chúc chung mà vợ và chồng đã có thỏa thuận với nhau trước về thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc

Đối với trường hợp này thì di chúc đó có hiệu lực vào thời điểm đã được thỏa thuận.

Thứ hai, nếu vợ và chồng chết theo các thời điểm khác nhau

Đối với trường hợp này thì di chúc của họ chỉ có hiệu lực vào thời điểm người sau cùng chết

Thứ ba, nếu vợ, chồng cùng chết vào một thời điểm hoặc được coi là chết vào cùng một thời điểm

Đối với trường hợp này thì di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực toàn bộ vào thời điểm mà vợ, chồng được coi là đều đã chết.

luật thừa kế đất đai khi chồng chết
luật thừa kế đất đai khi chồng chết

Thủ tục sang tên sổ đỏ do thừa kế đất đai khi chồng chết

Người vợ muốn được công nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất được hưởng thừa kế cần thực hiện khai nhận di sản thừa kế và sang tên trên Sổ đỏ theo quy định của luật thừa kế đất đai và Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể:

Khai nhận di sản thừa kế: liên hệ với phòng công chứng tại tỉnh, thành phố nơi có đất đai để tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế;

Tổ chức cuộc họp gia đình và tất cả các thành viên trong diện được hưởng thừa kế phải ký tên vào Biên bản họp gia đình, đồng ý để người vợ đứng tên chủ sở hữu trong sổ đỏ;

Thủ tục sang tên sổ đỏ được quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ người vợ cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;

+ Văn bản về thừa kế nhà đất theo quy định (di chúc, văn bản khai nhận di sản, biên bản họp gia đình…);

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở tài nguyên và môi trường Tỉnh. Nếu người sang tên sổ đỏ nộp hồ sơ tại UBND xã nơi có đất thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND xã phải chuyển hồ sơ đó cho Văn phòng đăng ký đất đai.

Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên môi trường huyện.

Bước 3. Nhận Giấy chứng nhận cho người nộp hồ sơ

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người nộp hồ sơ hoặc giao UBND xã trao cho người nộp hồ sơ nếu hồ sơ được người nộp hồ sơ nộp tại UBND xã.

Thời gian thực hiện thủ tục: thông thường không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ tư vấn pháp luật nhanh chóng của Luật Trần và Liên Danh 

Hỏi đáp, cung cấp thông tin pháp lý về đất đai dưới hình thức qua Tổng đài tư vấn pháp luật, chat qua Zalo, thư điện tử hoặc tư vấn trực tiếp tại văn phòng.

Soạn thảo các văn bản, Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất như: Chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế, thế chấp, cho thuê, góp vốn;

Tư vấn các quy định pháp luật đất đai liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp, giao đất, cho thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

Đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán kí kết hợp đồng, đại diện giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, nhà đất;

Tư vấn, giải đáp thắc mắc, khiếu nại liên quan đến pháp luật đất đai về thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng;

Thực hiện các dịch vụ về nhà đất như: xóa nợ thuế, sang tên, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ);

Tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;

Đại diện cho khách hàng, cử luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai tại các cấp Toà án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là toàn bộ nộ dung tư vấn của công ty về luật thừa kế đất đai khi chồng chết 2021 dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành. Nếu trong quá trình thừa kế có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách hàng có thể liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp bởi Luật sư tư vấn Luật đất đai giàu kinh nghiệm của công ty.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139