Đóng thuế TNCN là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân vì thuế là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước. Hiểu đầy đủ về thuế là tiền đề để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ chia sẻ về biểu tính thuế thu nhập cá nhân và bài tập tính thuế TNCN nhé.
Định nghĩa thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền cá nhân phải trích ra từ thu nhập của bạn. Khoản tiền này được tính dựa trên mức thu nhập vượt qua sau khi đã trừ đi các khoản chi phí khác.
Thuế TNCN được xây dựng để chắc chắn sự công bằng xã hội. Mức thuế này dựa theo khả năng tài chính của mỗi người nộp thuế. Theo đó, mức thuế sẽ tăng dần theo thu nhập của mỗi người. Ngoài ra, Nhà nước còn có áp dụng các khoản giảm trừ gia cảnh. Điều này chắc chắn khoảng cách hợp lý giữa người giàu – người nghèo.
Thuế TNCN là nguồn thu quan trọng của Nhà nước, được áp dụng với đa số các ngành nghề.
Các đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thuế thu nhập cá nhận là:
Người cư trú tại Việt Nam: khoản thu nhập phải chịu thuế là thu nhập dẫn đến ở cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam
Người không cư trú tại Việt Nam: khoản thu nhập phải chịu thuế chỉ cần thu nhập dẫn đến tại Việt Nam.
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì?
Quyết toán thuế thu nhập cá nhận là việc kiểm tra lại toàn bộ thu nhập và tính toán phần thuế thu thu nhập cá nhân phải nộp dựa trên mức thu nhập và gia cảnh.
Các cá nhân phải áp dụng quyết toán thuế TNCN gồm:
Người có mức thu nhập vượt qua mức chuẩn mực phải nộp thuế;
Người có mức thu nhập từ khá nhiều nguồn khác nhau;
Người có mức thu nhập thuộc thu nhập phải chịu thuế.
Ai phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Ngay từ tên gọi, ta có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân thu dựa trên thu nhập của mỗi cá nhân. Nhiều người cho rằng chỉ phải đóng thuế thu nhập cá nhân với các khoản lương, thường. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai.
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, người có những thu nhập sau phải nộp thuế thu nhập cá nhân, trừ thu nhập được miễn thuế:
- Thu nhập từ kinh doanh gồm:
– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
– Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
- Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
– Tiền lãi cho vay;
– Lợi tức cổ phần;
– Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: Có thu nhập là phải đóng thuế:
– Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
– Chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
– Chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
– Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
- Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
– Trúng thưởng xổ số;
– Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
– Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;
– Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
- Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
– Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Biểu thuế thu nhập cá nhân
Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
Biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần
Thu nhập tính thuế |
Thuế suất (%) |
Thu nhập từ đầu tư vốn |
5 |
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại |
5 |
Thu nhập từ trúng thưởng |
10 |
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng |
10 |
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân |
20 |
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân |
0,1 |
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản |
2 |
Bài tập tính thuế thu nhập cá nhân
CÂU 1
Bà Dương Vân Nga có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 10/2019 như sau:
+ Lương thực tế là 40 triệu đồng.
+ Trong 40 triệu đó có 1 triệu tiền phụ cấp ăn trưa.
+ Bà đóng bảo hiểm (BHXH, BHYT) trên mức lương 10 triệu.
+ Bà Dương Vân Nga nuôi 2 con dưới 18 tuổi, (Đã đăng ký mẫu 16/ĐK-TNCN để lấy giảm trừ).
Thuế thu nhập cá nhân trong tháng của Bà Phi Thiên Miêu được tính như sau:
– Thu nhập của Bà Dương Vân Nga là 40 triệu đồng, được Miễn tối đa 680.000 (tiền
ăn trưa).
=> Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế
= 40.000.000 – 680.000 = 39.320.000
– Bà Dương Vân Nga được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9.000.000
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):
3.600.000 × 2 = 7.200.000
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
10.000.0000 × (8% + 1,5%) = 950.000
=> Tổng cộng các khoản được giảm trừ: 9.000.000 + 7.200.000 + 950.000 = 17.150.000
– Thu nhập tính thuế của Bà Dương Vân Nga là:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
= 39.320.000 – 17.150.000 = 22.170.000
Bây giờ chúng ta sẽ đưa thu nhập tính thuế 22.170.000 vào biểu thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần bên trên để tính: Số thuế phải nộp:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng – 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(22.170.000 – 18 triệu đồng) × 20% = 834.000
=> Tổng số thuế Bà Dương Vân Nga phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 834.000 = 2.784.000
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn
Ta thấy: Thu nhập tính thuế trong tháng 22.170.000 là thuộc bậc 4 trong bảng thuế suất lũy tiến.
Mà công thức của bậc 4 là: 20% TNTT – 1,65 trđ
=> Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
22.170.000 × 20% – 1.650.000 = 2.784.000
Cách tính 1 là các tính thủ công, để chúng ta hiểu về cách tính lũy tiến, còn ở bên ngoài thực tế kế toán sẽ tính theo cách 2 để nhanh hơn.
Cả 2 cách đều cho ra kết quả giống nhau: Tháng 10/2014 bà phiếu có số thuế TNCN phải nộp là 2.784.000
CÂU 2
Năm 2019, theo hợp đồng lao động ký giữa Ông An và Công ty X thì Ông An được trả lương hàng tháng là 31,5 triệu đồng, ngoài tiền lương Ông An được công ty X trả thay phí hội viên câu lạc bộ thể thao 1 triệu đồng/tháng.
Ông An phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 1,5 triệu đồng/tháng. Công ty X chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định thay cho ông An. Trong năm Ông An chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ thuộc và không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Lời giải:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Ông An như sau:
– Thu nhập làm căn cứ quy đổi là:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22 triệu đồng
– Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:
(22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng
– Thuế thu nhập cá nhân Ông An phải nộp là:
25,4375 triệu đồng × 20% – 1,65 triệu đồng = 3,4375 triệu đồng
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương làm thêm ?
Xin chào Luật sư! Tôi có vấn đề cần tư vấn về cách tính thuế thu nhập cá nhân, xin luật sư tư vấn giúp tôi. Hiện nay tôi làm công cho một công ty, mức lương trong hợp đồng tôi ký với công ty là 25 triệu đồng/ tháng.
Nhưng vì công ty thiếu người làm chuyên môn nên mỗi tháng tôi đi làm thêm 4 ngày chủ nhật, và được trả công là 2 triệu đồng/ 1 ngày chủ nhật ( số tiền này không có trong hợp đồng hay phụ lục hợp đồng nào, mà chỉ là thỏa thuận bằng miệng giữa tôi và lãnh đạo công ty).
Như vậy, tổng thu nhập của tôi là 33 triệu đồng/ tháng, nhưng khi tính thuế thu nhập cá nhân thì kế toán công ty tôi lại gộp cả 2 loại thu nhập này của tôi để tính mà không trừ đi phần chênh lệch tiền công làm việc trong giờ và công làm thêm ( theo hướng dẫn về cách tính thuế thu nhập cá nhân của TT111/2013 của BTC).
Vậy xin luật sư cho tôi hỏi cách tính của kế toán công ty tôi có đúng không? Vì khi tôi thắc mắc thì họ nói đấy không phải là tiền làm thêm giờ mà đó cũng là một khoản thu nhập của tôi nên áp thuế cả hai khoản trên cộng lại ?
Xin cảm ơn luật sư!
Trả lời:
Theo quy định tại điểm i khoản1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân về các khoản thu nhập được miễn thuế:
“i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.”
Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, phần tiền lương cao hơn do phải làm thêm là thu nhập được miễn thuế. Như vậy, việc kế toán ở công ty bạn gộp chung cả hai khoản tiền (lương làm việc bình thường hàng tháng + tiền lương làm thêm vào chủ nhật có mức cao hơn ngày bình thường) để tính thuế thu nhập cá nhân cho bạn là sai theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc xác định phần thu nhập được miễn thuế và tính phần thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được thực hiện như sau:
– Trước hết bạn cần xác định mức tiền lương mà bạn đang được hưởng theo ngày làm việc bình thường.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTB&XH, tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.
Ngoài ra, bạn cần căn cứ vào quy định trong điều lệ của công ty bạn hoặc hợp đồng lao động mà bạn đã kí kết để xác định số ngày làm việc bình thường trong tháng của bạn.
– Lấy số tiền lương bạn được hưởng trong một ngày làm thêm (chủ nhật) trừ đi số tiền lương bạn được hưởng trong một ngày làm việc bình thường để tính mức lương chênh lệch trong một ngày. Bạn làm 4 ngày chủ nhật, do đó bạn lấy con số này nhân lên 4 lần tính được phần thu nhập được miễn thuế.
– Phần thu nhập chịu thuế TNCN trong tháng của bạn được tính bằng tổng số lương của bạn trong tháng (33 triệu) trừ đi phần thu nhập miễn thuế.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về biểu tính thuế thu nhập cá nhân Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.