Trong lĩnh vực kinh tế hiện nay, Việt Nam được xem là nước hội nhập mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á và toàn thế giới. Cũng chính bước ngoặt lớn này đã mang về kết quả xuất siêu và đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế của nước ta. Vậy xuất siêu là gì? Những tác động của xuất siêu đến nền kinh tế như thế nào?
Xuất siêu là gì?
Xuất siêu là khái niệm dùng mô tả tình trạng Cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0 (zero). Nói cách khác, khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong một thời gian nhất định, đó là xuất siêu.
Xuất siêu được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là Export surplus
Ảnh hưởng của xuất siêu đến nền kinh tế như thế nào?
– Chuyên gia kinh tế – TS Bùi Trinh cho rằng xuất siêu của Việt Nam đang hoàn toàn đến từ khu vực FDI với những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao như điện thoại các loại và linh kiện, hàng điện tử và linh kiện, máy tính các loại lại đều chủ yếu gia công, lắp ráp ở Việt Nam.
Kết quả, giá trị gia tăng đem lại cho nền kinh tế và tác động lan tỏa tới khu vực DN trong nước chưa nhiều. Và trong dài hạn, nền kinh tế cứ tiếp tục xuất siêu nhờ nước ngoài, đến một lúc nào đó họ chuyển lợi nhuận về nước thì “tiết kiệm, để dành” của Việt Nam sẽ không còn gì.
– Với làn sóng DN FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhưng DN trong nước lại chưa tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng, nguồn nguyên phụ liệu đầu vào cho các ngành sản xuất chưa phát triển (công nghiệp phụ trợ gần như giẫm chân tại chỗ)…, nguy cơ nhập siêu trở lại và ở mức cao là khó tránh khỏi; đồng thời, sức ép cạnh tranh từ bên ngoài trước bối cảnh hội nhập khiến DN trong nước đang bị lép vế, lấn át so với khối DN FDI.
Dù vậy, đại diện Bộ Công Thương nhìn nhận việc tham gia các FTA, trong đó có những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Liên minh châu Âu (EU), Liên minh Kinh tế Á – Âu, Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn bởi Việt Nam đang lệ thuộc quá lớn vào một số thị trường trong khu vực.
Và, cơ hội để gia tăng xuất khẩu trong thời gian tới là rất lớn. Đại diện Vụ Kế hoạch tổng hợp – Bộ Công Thương phân tích khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực sẽ giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhờ TPP, các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Canada… giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ tạo cú hích lớn với những hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, thủy sản…
– Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi, có mức độ mở của lớn trên Thế giới. Việc cán cân thương mại tiếp tục duy trì đã khiến cho xuất siêu tác động tích cực đến tăng trưởng của nền kinh tế. Việc xuất siêu đã có tác động tích cực về nhiều mặt. Trực tiếp nhất là góp phần cải thiện cán cân thanh toán, góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá VND/USD. Qua đây, khả năng can thiệp của cơ quan điều hành cũng trở nên dễ dàng và tốt hơn.
– Qua con số xuất siêu những năm gần đây đã khẳng định hàng hóa của Việt Nam vững bước trên Thế giới.
– Một tác động khác của hiện tượng xuất siêu đó là trong điều kiện tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng ở trong nước còn yếu so với sản xuất thì việc tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu sẽ có tác động “kích cung”- tức kích sản xuất trong nước.
Tóm lại, xuất nhập khẩu là một trong những động lực quan trọng trong nền kinh tế nước ta và hoạt động này đang tăng một cách ấn tượng qua từng năm. Với những thông tin về xuất siêu là gì? Đã phân tích trên đây chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu hơn về hai khái niệm này trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Tác động của nhập siêu, xuất siêu đối với nền kinh tế
Tác động của nhập siêu với nền kinh tế
Từ khái niệm thì ta có thể thấy những tác động tích cực và tiêu cực của nhập siêu là:
– Tác động tích cực
Nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cao cấp giúp nâng trình độ khoa học công nghệ, giúp sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh và từ đó phát triển nền kinh tế công nghệ hóa hiện đại học.
Nhập khẩu hàng hóa giúp nâng cao mức sống của người dân. Ngoài ra việc nhập khẩu nhiều máy móc còn thúc đẩy nền kinh tế sẽ góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Khi nhập khẩu bằng nguồn vốn ODA từ những tổ chức tài chính quốc tế cũng cải thiện mau chóng các cơ sở hạ tầng từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Khi nhập khẩu bằng nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài trực tiếp vừa góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động vừa góp phần trong việc đẩy nhanh tốc độ của tăng trưởng kinh tế từ đó cải thiện đời sống xã hội.
– Tác động tiêu cực
Người tiêu dùng sẽ hình thành tư tưởng sùng ngoại: ưu tiên đồ ngoại vì nghĩ nó tốt hơn đồ trong nước. Khi mà lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì sẽ dẫn đến hàng hóa bị dư thừa, lãng phí vượt quá tầm kiểm soát của chính phủ. Chắc chắn một điều là hàng nội địa sẽ khó tiêu thụ hơn hàng hóa ngoại địa.
Làm gia tăng công nợ: việc nhập siêu thường xuyên làm cho việc sử dụng ngoại tệ tăng lên, dẫn tới tình trạng bị cạn kiệt tiền ngoại tệ. Kéo dài tiếp nhập siêu sẽ khiến nước đó tăng dần về số công nợ, bởi hầu hết các nước nguồn xuất khẩu là một nguồn để có thể trả khoản nợ và số lãi phát sinh.
Nhân tố tạo khủng hoảng: xét ở mặt này, nhập siêu có thể gây ra khủng hoảng nợ công như Hy Lạp, nước nhập siêu tới 13.5% GDP (năm 2009) dẫn đầu top các nền kinh tế bị nhập siêu tính theo tỷ lệ với GDP.
Nước này đã rơi vào khủng hoảng nợ công tồi tệ nhất châu Âu kể từ 2010 và cho đến nay vẫn chưa cải thiện tình hình, dù đã nhận được các gói ứng cứu từ bên ngoài. Hoặc như trường hợp của Hoa Kỳ, nước có kim ngạch nhập siêu tuyệt đối (tính bằng USD) lớn nhất. Hoa Kỳ hiện cũng lâm vào một cuộc khủng hoảng nợ công nhưng ở mức độ và sắc thái khác Hy Lạp.
Gia tăng thất nghiệp
Nhấn chìm thị trường chứng khoán: nhập siêu kéo dài có thể gây nên những hậu quả tai hại. Nếu trong một thời gian nhất định một đất nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, họ sẽ lâm vào cảnh nợ nần, trong khi hàng hóa nội địa ngày càng bị lấn.
Qua thời gian giới đầu tư sẽ nhận thấy tình trạng suy yếu trong tiêu thụ hàng hóa nội địa, một diễn biến gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước và cũng làm suy giảm giá trị cổ phiếu của họ.
Thời gian kéo dài, giới đầu tư càng nhận ra rằng cơ hội đầu tư tốt ở thị trường nội địa càng ít đi và bắt đầu chuyển hướng sang các thị trường cổ phiếu ở nước khác. Điều đó sẽ làm giảm nhu cầu đối với thị trường cổ phiếu ở trong nước và khiến thị trường ngày càng đi xuống.
Tác động của xuất siêu đối với nền kinh tế
Khác với nhập siêu thì xuất siêu hầu như chỉ các tác động tích cực, cụ thể:
Xuất siêu góp phần cải thiện trực tiếp cán cân thanh toán. Góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá.
Qua con số xuất siêu trong một giai đoạn mà có thể đánh giá được mức độ cạnh tranh hàng hóa nước đó với các nước khác trên thị trường quốc tế.
Xuất siêu còn giúp kích thích sản xuất trong nước nhằm xuất khẩu. Đó là trong điều kiện tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng ở trong nước còn yếu thì tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu sẽ có tác động ” kích – cung ” – là làm gia tăng sản xuất trong nước.
Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu?
Việt Nam hiện nay đang là nước xuất siêu. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết nửa đầu tháng 10, Việt Nam đã xuất siêu 7,24 tỷ USD.
Đây là một trong những mức xuất siêu kỷ lục được ghi nhận tại một thời điểm trong năm.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 10 (1 – 15/10), kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 14,1 tỷ USD.
Một số nhóm hàng có xuất khẩu tăng mạnh bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 29%; hàng dệt may tăng 22,8%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 14,1%; giày dép tăng 39,3%.
Nửa đầu tháng 10 có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên và nhiều nhóm đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD.
Điện thoại và linh kiện đạt gần 2,6 tỷ USD tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
3 nhóm hàng tỷ USD còn lại là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1,9 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (1,84 tỷ USD); dệt may (1,28 tỷ USD).
Hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đều tăng. Xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Mỹ tăng 22,6%; Hàn Quốc tăng 16%; Nhật Bản tăng trên 21%.
Tính chung từ đầu năm đến 15/10, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 296,337 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu đạt 13,64 tỷ USD. Tính chung từ đầu năm đạt gần 289,1 tỷ USD.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt hơn 585 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng cùng kỳ năm 2021, trong đó cán cân thương mại đạt thặng dư lớn với con số xuất siêu hơn 7 tỷ USD.
Một tín hiệu tích cực nữa, đó là tốc độ tăng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước đã gần bằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo dự báo, nếu duy trì đà tăng trưởng cao trong quý 4/2022, nhiều khả năng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm 2022 sẽ đạt trên 750 tỷ USD. Cán cân thương mại có thể duy trì xuất siêu và xuất nhập khẩu sẽ vượt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đặt ra là tăng 7 – 8%.
Tuy được các chuyên gia kinh tế đánh giá là tín hiệu tốt về sự phục hồi của nền kinh tế nhưng mức tăng trưởng này còn khá thấp và nhập siêu trở lại là nguy cơ có thể xảy ra. Vì thế, với tình hình này thì các biện pháp hạn chế nhập siêu cần được nhà nước ta cân nhắc và thực thi.
Các biện pháp như: Nâng cao chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh hiệu quả tính cạnh tranh của hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngoài, đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ để hạn chế nhập khẩu linh kiện lắp ráp,v.v.
Hơn nữa các biện pháp an toàn, linh hoạt, thích nghi với tình hình dịch bệnh trong quá trình phục hồi nền kinh tế hiện nay cũng cần được đẩy mạnh. Điều này nhằm phát triển kinh tế được ổn định và bắt kịp với thế giới.
Ngoài ra cũng cần có những khoản dự phòng, phòng trường hợp rủi ro về tài chính, tiền tệ, lạm phát gia tăng. Việc này sẽ bảo vệ được thị trường kinh tế phát triển ổn định nhất.
Một số câu hỏi liên quan
Cán cân thương mại là gì?
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một số quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).
Giải pháp giúp hạn chế nhập siêu là gì?
Giải pháp giúp hạn chế nhập siêu là nhằm tăng cường thúc đẩy xuất khẩu và thắt chặt nhập khẩu.
– Một số chính sách tăng cường xuất khẩu là:
Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến dựa vào lợi thế lao động và công nghệ để tăng về quy mô, đồng thời nhanh chóng chuyển sang phát triển các ngành sản xuất xuất khẩu dựa vào vốn và kỹ thuật cao để gia tăng giá trị.
Giảm chi phí kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp nhà nước. Có chính sách tiếp thêm sức mạnh cho khu vực tư nhân. Trước mắt cần có chính sách toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, xóa bỏ các rào cản hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Một số chính sách quản lý nhập khẩu:
Hoàn thiện danh mục biểu thuế nhập khẩu tương thích với danh mục hải quan của tổ chức hải quan thế giới.
Hoàn thiện và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với công nghệ nhập khẩu, sử dụng các tiêu chuẩn về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn ISO để hạn chế nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ cũ, hàng hóa không sạch.
Cán cân nhập khẩu là gì?
Cán cân nhập khẩu là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu với giá trị nhập khẩu của một nước ở một giai đoạn nhất định. Cán cân nhập khẩu còn gọi là cán cân thương mại. Có thể hiểu một cách đơn giản đây sẽ là mức chênh lệch của giá trị xuất và nhập khẩu
Nếu tổng giá trị xuất khẩu vượt quá giá trị nhập khẩu thì cán cân xuất nhập khẩu được gọi là xuất siêu, còn nhập khẩu vượt quá xuất khẩu thì được gọi là nhập siêu. Đặc biệt, khi lấy các giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu sẽ cho ra một kết quả về nền kinh tế của vùng hay quốc gia.
Nếu mức chênh lệch đó lớn hơn 0 thì cán cân sẽ thặng dư, còn nếu thấp hơn 0 sẽ là thâm hụt. Cán cân xuất nhập khẩu khi ở mức bằng 0 thì mới cân bằng và đạt trạng thái hiệu quả nhất cho nền kinh tế.
Vai trò của cán cân xuất nhập khẩu
– Đối với xuất khẩu:
Là yếu tố dùng để kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế, nó rất tích cực trong việc cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, làm tăng hàng hóa tiêu dùng nội địa trong nước.
Tình hình xuất khẩu còn làm thay đổi cơ cấu kinh tế, giúp phát triển và làm bàn đạp cho các ngành kinh tế có liên quan.
Xuất khẩu sẽ giúp thu được về nguồn vốn chủ yếu, vốn này sẽ đầu tư và là nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu đối với những hàng hóa cần thiết khác.
– Đối với nhập khẩu:
Là nhân tố giúp góp phần quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta nhanh hơ, giúp bổ sung thêm nguyên nhiên liệu, sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Làm thông suốt nền kinh tế của một quốc gia, phát huy được thế mạnh của quốc gia đó.
Ngoài ra nhập khẩu còn giúp phá bỏ sự độc quyền của sản phẩm hàng hóa, giúp loại bỏ nền kinh tế đóng.
Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì liên quan tới chủ đề xuất siêu là gì đừng ngần ngại liên hệ với tổng đài tư vấn trực tuyến của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ tận tình.