Trong bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về đơn tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vấn đề tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được rút đơn không theo quy định:
Tìm hiểu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được rút đơn không?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại quy định như sau:
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được liệt kê vào tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nên nếu trả lời cho câu hỏi tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được rút đơn không? thì câu trả lời là Có.
Tuy nhiên, việc rút đơn khởi kiện nhưng do hành vi của người phạm tội vi phạm pháp luật Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nên cơ quan điều tra vẫn sẽ tiến hành khởi tố theo đúng quy định về tố tụng hình sự.
Trường hợp người phạm tội trả hết số tiền đã lừa đảo thì việc trả tiền này là việc Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và việc bên bị hại bãi nại thì hai tình tiết này cũng chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự.
Một số lưu ý khi làm đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Khi làm đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như:
- Hành vi mà chúng ta tố cáo có phải là hành vi vi phạm pháp luật hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối tố cáo là cơ quan nào;
- Khi soạn đơn, chúng ta nên trình bày đơn theo hình thức cơ bản của văn bản bao gồm những yếu tố cơ bản như quốc hiệu tiêu ngữ, tên đơn, tên người làm đơn, địa chỉ liên hệ, thông tin người làm đơn;
- Đơn phải được viết bằng tiếng phổ thông, hạn chế tối đa sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương khi trình bày;
- Nội dung đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trình bày phải có đầu đuôi, diễn tả hành vi phạm tội theo trình tự không gian thời gian để căn cứ vào đó, cơ quan chức năng xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật để tiến hành xem xét, thẩm định đơn theo quy định.
Trên đây là một số lưu ý để làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chúng ta nên lưu ý để có thể soạn được lá đơn đúng quy định, đem lại hiệu quả trong việc giải quyết công việc.
Thủ tục tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Thủ tục tố cáo về hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng giống như những thủ tục tố cáo những hành vi phạm tội khác.
Căn cứ quy định tại Điều 144, 145 BLTTHS 2015:
- Công dân có thể tố cáo hành vi phạm tội tại cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc các cơ quan chức năng khác;
- Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có nghĩa vụ tiếp nhận thông tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.
Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cơ quan điều tra chức năng có nghĩa vụ xác minh sự việc, điều tra và trả lời cho người tố cáo biết về kết quả xử lý đối với đơn tố cáo tội phạm của công dân.
Dấu hiệu phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Chủ thể của tội phạm
Có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên. Đây là một trong các điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật hình sự 1999, bộ luật mới đã có sự tách bạch rõ ràng hơn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tộ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
Đây cũng là một điểm khác với các tội Cướp tài sản, tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội Cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.
Mặt chủ quan của tội phạm
Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý (cố ý trực tiếp). Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Về Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên;
(ii) Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác, như: tội Cướp tài sản, tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội Cưỡng đoạt tài sản, tội Cướp giật tài sản, tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội Trộm cắp tài sản, tội Sử dụng mạng máy tính, mạng Viễn thông, phương tiện Điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
(iii) Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với Người bị hại và gia đình họ.
Những hành vi khách quan cần đáng lưu ý sau:
(i) Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác. Sau khi có được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
(ii) Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
………………, ngày …. tháng ….năm 20….
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông…………………….)
Kính gửi: – Công An huyện …………………………………………
Họ và tên tôi:………………………… Giới tính:………… Quốc tịch: Việt Nam
Sinh ngày: .…/.…/……… CMND số:………….…………. Cấp ngày:.…/.…/………
Cấp bởi:…………………………………………………..………………………………
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại:…………………………………….…………………………………….
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của ông……………….…….,
địa chỉ:……………………….…………………………………………………….……,
(tôi có gửi kèm theo đơn này hình ảnh, tin nhắn và file ghi âm, giấy vay tiền của ông……………….…….) cụ thể vụ việc như sau:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ông Nguyễn Văn A đã dùng thủ đoạn gian dối khi tạo cho tôi sự tin tưởng để chiếm đoạt tài sản của tôi.
Tôi cho rằng hành vi của ông……………….……. có dấu hiệu phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” – Quy định tại Điều 175, Bộ Luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo ông……………….…….
Kính đề nghị Quí cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông……………….……. về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
|
Người tố cáo |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông/bà …)
Kính gửi: – Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận/huyện…
– Viện kiểm sát nhân dân quận/huyện …
Họ và tên: …Sinh ngày:…
Chứng minh nhân dân số: …
Ngày cấp: … Nơi cấp: Công an tỉnh …
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại:
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Ông/bà: … Sinh ngày: …
Chứng minh nhân dân số: …
Ngày cấp: … Nơi cấp: Công an tỉnh …
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Vì ông/bà … đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là … Sự việc cụ thể như sau:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ông/bà … đã dùng thủ đoạn gian dối để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là …
Tôi cho rằng hành vi của ông/bà … có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – Quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.”, thì phạm tội này.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, nay tôi viết đơn này tố cáo hành vi của ông/bà … Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà … về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Buộc ông/bà … phải trả lại số tiền cho tôi.
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu đính kèm: Người tố cáo
– CMTND; (Ký và ghi rõ họ tên)
– Hình ảnh, tài liệu chứng minh chiếm đoạt;
Trên đây là một số mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và câu trả lời cho câu hỏi thắc mắc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được rút đơn không , nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.