Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài

thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài có một số điểm khác so với thủ tục ly hôn trong nước. Hiện nay việc ly hôn có yếu tố nước ngoài có nhiều khó khăn và vướng mắc. Tuy nhiên đã có sự thống nhất về quy định của pháp luật. Luật Trần và Liên Danh xin hướng dẫn quý khách hàng có quan tâm về thủ tục thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành và những lưu ý khi thực hiện.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp: Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam.

Hiểu thế nào về ly hôn có yếu tố nước ngoài?

Khoản 1 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình quy định ly hôn có yếu tố nước ngoài:

Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

Cũng theo Điều 27 Luật này, trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Các trường hợp được xác định là việc Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì các trường hợp được xác định là quan hệ hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài như sau:

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Như vậy, để được xác định là ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài khi đáp ứng được yêu cầu về mặt chủ thể hoặc quan hệ pháp luật và theo quy định của pháp luật Việt Nam còn thỏa mãn được ba yêu cầu như sau:

Cả hai đều mong muốn ly hôn và cùng ký vào đơn ly hôn;

Thỏa thuận được vấn đề con cái và đảm bảo quyền lợi cho con cái;

Thỏa thuận được vấn đề tài sản khi ly hôn;

Nếu không đáp ứng được chỉ 1 trong 3 yêu cầu trên thì trường hợp ly hôn được Tòa án xác định là ly hôn đơn phương với người nước ngoài.

Hồ sơ ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài

Về cơ bản, hồ sơ ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài cũng giống với hồ sơ ly hôn thuận tình trong nước, gồm:

– Đơn xin ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (mẫu của Tòa án).

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

– Hộ chiếu, hhộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực);

 – Nếu vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài cần hồ sơ tài liệu chứng minh.

Ngoài ra, theo Điều 124 Luật Hôn nhân và gia đình, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

Điều đó có nghĩa, nếu vợ chồng bạn kết hôn ở nước ngoài, được pháp luật nước đó công nhận, khi muốn ly hôn tại Việt Nam thì Giấy Đăng ký kết hôn phải được hợp pháp hóa lãnh sự, khi đó Tòa án có thẩm quyết tại Việt Nam mới giải quyết ly hôn cho bạn.

thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài
thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Căn cứ khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các vụ việc ly hôn có yếu tố nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Bên cạnh đó theo khoản 4 Điều 35 bộ Luật Tố tụng dân sự 2015:

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục giải quyết

Thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng bao gồm các bước giống với thủ tục ly hôn trong nước.

Đầu tiên, bạn cần hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền (theo quy định trên)

Tòa án sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí.

Sau đó, bạn có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền, đồng thời nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.

Tiếp đến, tòa án mở phiên hòa giải tại tòa và tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa.

Thông thường, thời gian giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài là từ 4 – 6 tháng (kể cả thời gian hòa giải)

Án phí ly hôn

Áp dụng theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như sau:

– Nếu không có tranh chấp tài sản: án phí sơ thẩm ở mức 300.000 đồng

– Nếu có tranh chấp về tài sản: án phí được xác định theo giá trị tài sản.

Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình với người nước ngoài

Theo khoản 3 Điều 476 BLTTDS 2015 quy định về thời gian giải quyết ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài như sau:

 Tòa án phải gửi thông báo thụ lý việc dân sự, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp, mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự trong văn bản thông báo thụ lý việc dân sự cho đương sự ở nước ngoài.

Phiên họp phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý việc dân sự. Ngày mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp lần đầu chậm nhất là 01 tháng.

Như vậy, thời gian giải quyết việc ly hôn thuận tình với người nước ngoài là khoảng 06 đến 08 tháng từ ngày ra văn bản thụ lý việc dân sự.

Hướng dẫn giải quyết ly hôn khi đang học tập ở nước ngoài?

Xin chào luật sư! Cho em xin phép hỏi hiện tại em đang sống và học tập ở nước ngoài. Em đã kết hôn và mới sinh em bé được 02 tháng, nhưng do cuộc sống hôn nhân có quá nhiều bất đồng em muốn ly hôn và muốn nhận quyền nuôi con, nhưng đang học ở nước ngoài nên em muốn gửi con cho ông bà ngoại chăm sóc.

Như vậy, em có nhận được quyền nuôi con không ạ? Em xin cảm ơn và mong luật sư tư vấn cho em ạ!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội thì:

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo đó, khi hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được thì vợ, chồng hoặc cả 2 người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cần thỏa thuận lại với chồng về việc ly hôn. Nếu chồng bạn cũng đồng ý, thì lúc này các bạn thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn. Theo đó, vợ chồng bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ trong đó có:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và chia tài sản khi ly hôn (có thể lên Tòa án để xin hoặc theo mẫu);

– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, biên bản thỏa thuận quyền nuôi con và chia tài sản chung (nếu có);

– Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con;

– Giấy tờ chứng minh nhân thân (bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ chồng bạn);

– Nếu trong quá trình xét xử mà bạn không thể về nước để tham gia thì cần có thêm đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt;

Hồ sơ trên bạn gửi lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi các bên đăng ký thường trú, tạm trú để Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Còn nếu như thỏa thuận với chồng bạn không thành công, thì lúc này bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương như sau:

+ Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu);

+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

+ Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con;

+ Các giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có).

Hồ sơ trên bạn gửi lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi chồng bạn hiện đang đăng ký thường trú, hoặc đăng ký tạm trú.

Vì bạn là nguyên đơn nên bạn phải có mặt tại phiên tòa, nếu bạn không thể về làm thủ tục được thì bạn phải có đơn xin xét xử vắng mặt.

Còn về quyền nuôi con:

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, con của bạn hiện nay mới chỉ được 02 tháng tuổi, theo quy định tại khoản 3 Điều luật trên, thì về nguyên tắc, con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, với độ tuổi này thì người mẹ phải có trách nhiệm trực tiếp nuôi con, đảm bảo đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Còn trong trường hợp của bạn, nếu sau khi ly hôn bạn không về nước và không đảm bảo đủ điều kiện để nuôi con theo như quy định trên của pháp luật thì quyền nuôi con đối với cháu bé 2 tháng tuổi sẽ dựa trên thỏa thuận của cha mẹ, hoặc sẽ được giao cho cha của cháu, nếu cha cháu đảm bảo về mặt điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại để được giải đáp tận tình và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139