Xét về góc độ thực tiễn, thành lập công ty là quá trình chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh để một tổ chức có thể hoạt động kinh doanh, bao gồm văn phòng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nhân sự, vốn… Nếu xét theo góc độ luật pháp, thành lập công ty được xem là quá trình thực hiện nhiều thủ tục pháp lý được quy định bởi những cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong bài viết này, Luật Trần và Liên danh sẽ hướng dẫn bạn các bước cần thiết khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại quận 1.
Doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Thực tế trong hoạt động hiện nay, các doanh nghiệp khi thành lập đều thực hiện và hướng đến một quá trình kinh doanh liên tục trong việc thúc đẩy sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ thế mạnh trên thị trường để sinh lời, kiếm lợi nhuận cao.
Như vậy có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường.
Đặc điểm của doanh nghiệp?
Doanh nghiệp là gì đã có câu trả lời, Luật Trần và Liên danh xin cung cấp thông tin về các đặc điểm của doanh nghiệp.
Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam vốn rất đa dạng, phong phú nên với mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm khác nhau. Song bên cạnh những đặc điểm riêng nổi bật thì chúng đều mang những đặc điểm chung của doanh nghiệp như:
Thứ nhất: Doanh nghiệp có tính hợp pháp. Tính hợp pháp ở đây thể hiện thông qua việc Doanh nghiệp muốn thành lập công ty phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký và nhận được giấy phép đăng ký thành lập.
Khi nhận được sự giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được nhà nước công nhận sự tồn tại và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động bằng chính tài sản riêng của mình, Dịch vụ thành lập công ty.
Thứ hai: Doanh nghiệp khi hoạt động đều có hoạt động kinh doanh phần lớn đều hướng đến lợi nhuận hoặc thực hiện cung ứng dịch vụ thường xuyên, lâu dài. Ví dụ đa số các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích sinh lời tạo lợi nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng để phục vụ người tiêu dùng.
Song cũng có một số doanh nghiệp xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng đến yếu tố vì cộng đồng, vì xã hội và môi trường như các doanh nghiệp về điện, nước, vệ sinh,….
Cuối cùng là doanh nghiệp hoạt động có tính tổ chức. Tính tổ chức thể hiện qua cơ bộ máy tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự rõ ràng. Đồng thời doanh nghiệp thành lập luôn có trụ sở giao dịch, đăng ký theo quy định và có tài sản riêng để quản lý kèm theo tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Nên mở văn phòng đại diện hay chi nhánh?
Trên thực tế, những sự nhầm lẫn giữa văn phòng đại diện và chi nhánh vẫn thường xảy ra. Để phân biệt hai hình thức này bạn có thể dựa trên 2 đặc điểm khác biệt đó là chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lời, có thể được hạch toán kế toán độc lập với công ty chính còn văn phòng đại diện không có quyền làm như vậy. Mở văn phòng đại diện hay chi nhánh sẽ tùy thuộc vào mục đích khi mở rộng kinh doanh của từng doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Nếu doanh nghiệp chỉ muốn có 1 địa chỉ để tiện giao dịch với đối tác, khách hàng tại những địa điểm khác nhau mà không tiến hành những hoạt động kinh doanh thì nên thành lập văn phòng đại diện.
– Còn nếu, doanh nghiệp cần 1 địa chỉ để vừa giao dịch với đối tác khách hàng, vừa nhằm mục đích kinh doanh sinh lời. Vậy thì nên thành lập chi nhánh công ty để thuận tiện cho việc kinh doanh.
Đặc điểm chính của chi nhánh và văn phòng đại diện
1/ Về chi nhánh
– Về hoạt động kinh doanh: Chi nhánh công ty được thực hiện các hoạt động với mục đích sinh lời nằm trong phạm vi ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng không phải bất cứ ngành nghề nào của doanh nghiệp chi nhánh cũng được phép hoạt động. Đối với việc chi nhánh được quyền thực hiện một phần hay toàn bộ chức năng của công ty còn tùy thuộc vào sự ủy quyền của doanh nghiệp.
– Về thẩm quyền đại diện: Đối với quyền đại diện của chi nhánh bạn cần phân biệt rõ ràng thẩm quyền của giám đốc chi nhánh với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền điều phối toàn bộ các vấn đề liên quan tới chi nhánh, bao gồm cả vấn đề về đại diện chi nhánh. Có thể hiểu là bất cứ hoạt động kinh doanh nào của chi nhánh muốn thực hiện được đều phải thông qua sự đồng ý từ phía doanh nghiệp, giám đốc chi nhánh có thẩm quyền đại diện cho chi nhánh chỉ khi nhận được sự ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Ngoài ra, bất cứ thời điểm nào người đại diện của doanh nghiệp cũng có quyền hủy bỏ sự ủy quyền nói trên.
– Về tài chính: Chi nhánh công ty không độc lập về tài chính đối với doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh công ty có thể hạch toán kế toán độc lập hoặc có thể phụ thuộc vào doanh nghiệp.
2/ Về văn phòng đại diện
– Văn phòng đại diện của công ty là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp dưới sự ủy quyền của doanh nghiệp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích đó. Có thể hiểu văn phòng đại diện được lập ra để thực hiện chức năng làm văn phòng liên lạc, cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và các đối tác mới. Văn phòng đại diện có thể tiến hành rà soát thị trường để phát hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các công ty đối thủ, đồng thời đại diện công ty sẽ tiến hành khiếu nại về các vi phạm nói trên.
– Khác với chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty không có quyền được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Việc ký kết các hợp đồng của văn phòng đại diện đều phải thông qua ủy quyền của doanh nghiệp và được đóng dấu của doanh nghiệp đó, văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng.
– Ngoài ra, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Riêng về việc ký kết hợp đồng của văn phòng đại diện thì phải theo ủy quyền của doanh nghiệp và đóng dấu doanh nghiệp đó, văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng.
Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định mở chi nhánh hay mở văn phòng đại diện để tránh xảy ra sự nhầm lẫn đáng tiếc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan về vấn đề này, hãy liên hệ đến Luật Trần và liên danh để được tư vấn chi tiết hơn.
Khi doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần thêm những cơ sở khác ngoài phạm vi trụ sở do đó mở thêm địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức giữa địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện cần phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty. Để giúp Doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp, tại bài viết này, Luật Trần và Liên danh so sánh điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, thủ tục thành lập công ty.
Chuẩn bị thành lập công ty theo thủ tục thành lập công ty tại quận 1
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, thông tin để thành lập công ty
– Bạn cần chuẩn bị 04 bản sao y công chứng không quá 03 tháng một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của tất cả các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập/người đại diện pháp luật sau đây:
+ Giấy Chứng minh nhân dân, hoặc Hộ chiếu, hoặc Căn cước công dân.
(Trường hợp các bạn chưa có thời gian sao y bản công chứng. Thì có thể gửi bản gốc các giấy tờ nêu trên để công ty Luật Trần và Liên danh hỗ trợ sao y công chứng cho kịp tiến độ).
Bước 2: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp theo thủ tục thành lập công ty tại quận 1
– Quý khách hàng cần chuẩn bị những thông tin sau để soạn hồ sơ thành lập công ty:
+ Tên công ty dự tính.
+ Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh dự kiến.
+ Địa chỉ trụ sở công ty.
+ Mức vốn điều lệ đăng ký thành lập công ty.
+ Các thông tin trên CMND về thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập của công ty dự tính thành lập.
+ Thông tin trên CMND của người đại diện pháp luật của công ty.
Trên cơ sở các thông tin các bạn chuẩn bị ở trên. Các bạn có thể tự soạn hồ sơ thành lập công ty hoặc thuê công ty Luật Trần và Liên danh soạn thảo hồ sơ đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian hoàn thành xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là từ: 03 – 05 ngày làm việc.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty theo thủ tục thành lập công ty tại quận 1
Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những thành phần sau:
– Bản sao chứng thực không quá 3 tháng của hộ chiếu/thẻ căn cước/CMND còn hiệu lực của tất cả các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập, đại diện pháp luật của công ty.
– Bản sao chứng thực Giấy phép kinh doanh đối với thành viên là tổ chức (nếu có).
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Dự thảo điều lệ thành lập công ty.
– Danh sách thành viên góp vốn khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên, Danh sách cổ đông sáng lập khi thành lập công ty cổ phần.
– Giấy ủy quyền/giấy giới thiệu cho người nộp hồ sơ.
Sau khi các bạn chuẩn bị hồ sơ ở trên thì tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại. Trong vòng 3 ngày làm việc nếu như hồ sơ hợp lệ thì công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn nếu như hồ sơ không hợp lệ thì công ty sẽ nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Khắc dấu tròn doanh nghiệp
– Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc con dấu tròn cho doanh nghiệp.
– Theo luật mới nhất doanh nghiệp có quyền khắc nhiều con dấu tròn doanh nghiệp để thuận tiện cho việc giao dịch.
Thời gian thực hiện việc khắc dấu tròn doanh nghiệp: 01 ngày làm việc.
Bước 5: Công bố mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
– Sau khi tiến hành khắc dấu doanh nghiệp. Để con dấu có hiệu lực pháp lý và có thể sử dụng giao dịch thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của doanh nghiệp lên trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Thời gian thực hiện việc công bố mẫu dấu là: 01 ngày làm việc.
– 03 ngày sau khi thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu. Mẫu con dấu của doanh nghiệp sẽ hiển thị công khai trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Các bạn có thể tra cứu mẫu con dấu của doanh nghiệp mình tại đường dẫn địa chỉ website sau: http://dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 6: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (Đăng bố cáo thành lập công ty)
– Theo luật mời nhất thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin dưới đây:
Danh mục ngành nghề kinh doanh đã đăng ký.
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Nếu bạn không có thời gian để tự thực hiện các bước thành lập công ty ở trên. Các bạn có thể liên hệ công ty Luật Trần và Liên danh để được hỗ trợ và làm thủ tục nhanh chóng chính xác.
Những điều cần biết khi thành lập công ty theo thủ tục thành lập công ty tại quận 1
Hãy lưu ý những thông tin dưới đây rất hữu ích trong việc mở công ty của quý khách.
Loại hình doanh nghiệp nào có thể lựa chọn để mở công ty?
– Luật doanh nghiệp mới nhất phân chia ra 05 loại hình doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn để thành lập như sau:
+ Công ty Cổ phần (được lựa chọn thường xuyên).
+ Công ty TNHH Một Thành Viên (được lựa chọn thường xuyên).
+ Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên (được lựa chọn thường xuyên).
+ Doanh nghiệp tư nhân (được lựa chọn thường xuyên).
+ Công ty Hợp Danh (ít được lựa chọn).
Luật quy định rõ ràng tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. Do vậy bạn có thể căn cứ vào nhu cầu thực tế của mình mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp kinh doanh cho phù hợp. Nếu có 01 thành viên thì có thể lựa chọn công ty TNHH 1 thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân, nếu có 2-50 thành viên thì có thể lựa chọn công ty TNHH 2 thành viên, nếu có từ 3 thành viên trở lên có thể lựa chọn công ty Cổ phần.
Lựa chọn địa chỉ để đặt trụ sở chính doanh nghiệp
Khi muốn mở công ty thì bạn cần phải đặt địa chỉ công ty rõ ràng, chính xác, có số nhà, đường, xóm, thôn, ấp..v.v. Một địa chỉ có thể đặt được nhiều công ty do vậy khi tại một địa chỉ có công ty khác đặt rồi thì mình hoàn toàn có thể đặt thêm địa chỉ cho công ty mình.
Khi mới thành lập công ty, ban đầu các doanh nghiệp cần đặt tiêu chí tiết kiệm chi phí để dành vốn cho hoạt động doanh nghiệp. Bạn có thể mượn đặt địa chỉ công ty tại nhà người thân, bạn bè..v.v. tuy nhiên việc này khá bất tiện và cũng khá phiền phức vì những thông báo của các cơ quan quản lý gửi về địa chỉ này mà bạn không thường xuyên ở đó sẽ không được cập nhật kịp thời. Ngoài ra còn gây phiền hà cho gia chủ, cách thành lập công ty.
Cách đặt tên công ty hay, đẹp, đúng luật
– Trong khi đặt đặt tên công ty tuyệt đối không được trùng lặp với các doanh nghiệp đã đặt trước đó. Doanh nghiệp có thể đặt tên công ty bằng tiếng Anh, hoặc đặt tên công ty bằng các ký hiệu viết tắt để thuận tiện cho công việc giao dịch của công ty trong kinh doanh.
– Khi đặt tên Công ty thì phải lựa chọn tên công ty duy nhất, không được trùng lặp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, không thuộc điều cấm của luật, có thể thêm những từ như: Công ty TNHH Sản Xuất …, Công ty Cổ phần Thương mại… vào tên công ty để khách hàng có thể định hình được sản phẩm dịch vụ của công ty ngay ở cái nhìn đầu tiên.
Vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
– Khi đăng ký mở công ty có rất nhiều người băn khoăn không biết mức vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu? Có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?, tối đa là bao nhiêu hay không? Câu trả lời là:
+ Nếu doanh nghiệp bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty.
+ Còn nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó thì mới được phép đăng ký.
Góp loại vốn nào khi thành lập doanh nghiệp?
– Các bạn có thể góp vốn vào doanh nghiệp mới thành lập bằng các loại tài sản sau đây: Tài sản góp vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc bất động sản, ô tô…v.v…
Thời hạn góp vốn bao lâu?
– Thủ tục góp vốn được doanh nghiệp thực hiện tối đa trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lựa chọn người đại diện pháp luật ra sao?
– Doanh nghiệp cần lựa chọn người đại diện pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc có trình độ quản lý để điều hành và quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Doanh nghiệp cần tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng hoặc không đủ kinh nghiệm dẫn tới doanh nghiệp kinh doanh thất bại.
– Sau khi thành lập công ty nếu nhận thấy người đại diện pháp luật không đủ khả năng điều hành doanh nghiệp thì các bạn vẫn có thể thay đổi người đại diện pháp luật để lựa chọn người phù hơp hơn.
– Người đại diện pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch nên là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Người đại diện pháp luật phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Đủ năng lực hành vi dân sự.
Hãy liên hệ Luật Trần và Liên danh chúng tôi để lựa chọn thủ tục thành lập công ty tại quận 1 trọn gói, giá rẻ, nếu bạn còn đang gặp những rắc rối sau:
Bạn chưa biết lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với quy mô tổ chức?
Bạn muốn tìm kiếm văn phòng ảo giá rẻ để đặt làm trụ sở công ty?
Bạn chưa biết cách đặt tên công ty hay, lựa chọn địa chỉ văn phòng đẹp?
Bạn không am hiểu kế toán và báo cáo thuế sau khi thành lập công ty?
Bạn gặp vấn đề tranh chấp khi kinh doanh và chưa biết cách giải quyết?
Bạn gặp khó khăn khi đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu cho doanh nghiệp của bạn?
Bạn chưa biết cách Marketing và quản lý doanh nghiệp dễ dàng và tiết kiệm chi phí?
>>> Tất cả những khó khăn sẽ được Luật Trần và Liên danh giải đáp miễn phí cho doanh nghiệp ngay khi bạn liên hệ và sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói của chúng tôi.
Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thành lập công ty tại quận 1 của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.