Trường hợp khi thực hiện các hoạt động vì mục đích chung của tập thể, phát sinh từ chi phí của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp diễn ra như việc đi công tác, mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm,…thì lúc này, giấy đề nghị thanh toán là công cụ hữu hiệu để người lao động có thể lấy lại các khoản này từ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Mời bạn tham khảo bài viết: mẫu giấy đề nghị thanh toán theo thông tư 107 để biết thêm chi tiết.
Giấy đề nghị thanh toán, mẫu giấy đề nghị thanh toán theo thông tư 107 là gì?
Trong quá trình làm việc, các hoạt động thực hiện vì mục đích chung của tập thể, phát sinh từ chi phí của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp diễn ra liên tục. Đơn cử như việc đi công tác, mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm,…
Lúc này, giấy đề nghị thanh toán là công cụ hữu hiệu để người lao động có thể thanh toán các khoản này.
Cụ thể, giấy đề nghị thanh toán sẽ được dùng trong trường hợp:
– Người lao động đã chi nhưng chưa được thanh toán hoặc tạm ứng;
– Tổng hợp các khoản đã chi kèm theo chứng từ (nếu có);
– Làm thủ tục thanh toán, căn cứ thanh toán và ghi sổ kế toán.
Trách nhiệm viết mẫu giấy đề nghị thanh toán theo thông tư 107
Sau khi mua hàng hoặc sau khi chi tiêu cho những nhiệm vụ được giao, người mua hàng hoặc người chi tiêu lập giấy đề nghị thanh toán.
Giấy đề nghị thanh toán được chuyển cho kế toán trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xem xét và ghi ý kiến đề nghị Giám đốc/Tổng Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) duyệt chi.
Căn cứ quyết định của người có thẩm quyền duyệt chi, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị thanh toán và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.
– Góc trên bên trái của Giấy đề nghị thanh toán ghi rõ tên đơn vị, bộ phận. Giấy đề nghị thanh toán do người đề nghị thanh toán viết 1 liên và ghi rõ gửi giám đốc doanh nghiệp (Hoặc người xét duyệt chi).
– Người đề nghị thanh toán phải ghi rõ họ tên, địa chỉ (đơn vị, bộ phận) và số tiền đề nghị thanh toán (Viết bằng số và bằng chữ).
– Nội dung thanh toán: Ghi rõ nội dung đề nghị thanh toán.
– Giấy đề nghị thanh toán phải ghi rõ số lượng chứng từ gốc đính kèm.
– Sau khi mua hàng hoặc sau khi chi tiêu cho những nhiệm vụ được giao, người mua hàng hoặc chi tiêu lập giấy đề nghị thanh toán.
Giấy đề nghị thanh toán được chuyển cho kế toán trưởng soát xét và ghi ý kiến đề nghị giám đốc doanh nghiệp (Hoặc người được ủy quyền) duyệt chi. Căn cứ quyết định của giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị thanh toán và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.
Quy định về thanh toán theo nguyên tắc kế toán như thế nào?
Đối với quy định về thanh toán theo nguyên tắc kế toán thì tại Điều 11 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Điều 11. Nguyên tắc kế toán tiền
Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.
Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
– Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;
– Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Khi nào thì cần dùng tới mẫu giấy đề nghị thanh toán theo thông tư 107?
Giấy đề nghị thanh toán sẽ được dùng trong trường hợp cụ thể như sau:
– Người lao động đã chi nhưng chưa được thanh toán hoặc tạm ứng;
– Tổng hợp các khoản đã chi kèm theo chứng từ (nếu có);
– Làm thủ tục thanh toán, căn cứ thanh toán và ghi sổ kế toán.
Nội dung cần có trong mẫu giấy đề nghị thanh toán theo thông tư 107 là gì?
Hiện nay, Giấy đề nghị thanh toán có khá nhiều mẫu được quy định tại từng văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, thường thì Giấy đề nghị thanh toán sẽ có những nội dung cụ thể như sau:
– Tên đơn vị, doanh nghiệp và bộ phận đề nghị thanh toán.
– Họ tên, bộ phận đang làm việc của cá nhân đề nghị thanh toán.
– Ghi rõ tổng số tiền đề nghị thanh toán bằng cả số và chữ.
– Số lượng chứng từ gốc nộp kèm và nộp hóa đơn chứng từ hoặc bản sao hóa đơn.
Giấy đề nghị thanh toán có phải chứng từ không?
Hiện nay, trong các văn bản thuộc lĩnh vực thuế thì giấy đề nghị thanh toán không nằm trong dạng chứng từ được xét duyệt chi phí hợp lý hợp lệ đối với cơ quan thuế.
Thế nhưng giấy đề nghị thanh toán lại là một trong những thủ tục để thanh toán mà chế độ kế toán hướng dẫn để áp dụng.
Mẫu Giấy đề nghị thanh toán theo Thông tư 133
Đơn vị: ……………………. Địa chỉ: …………………… |
Mẫu số 05 – TT |
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Ngày…..tháng…..năm…..
Kính gửi: ………………………………………………………………………………………
Họ và tên người đề nghị thanh toán: …………………………………………………
Bộ phận (Hoặc địa chỉ): ……………………………………………………………………
Nội dung thanh toán: ……………………………………………………………………….
Số tiền: ……………………… (Viết bằng chữ): ………………………………………….
(Kèm theo ………………… chứng từ gốc)
Người đề nghị thanh toán |
Kế toán trưởng |
Người duyệt |
Hướng dẫn viết Giấy đề nghị thanh toán:
Góc phía trên bên trái của Giấy đề nghị thanh toán ghi rõ tên đơn vị, bộ phận.
Ví dụ:
Đơn vị: Tổng công ty ABC
Bộ phận: Phòng Hành chính tổng hợp
Giấy đề nghị thanh toán do người đề nghị thanh toán viết phải ghi rõ gửi Giám đốc/Tổng Giám đốc doanh nghiệp hoặc người có thẩm quyền xét duyệt chi.
Người đề nghị thanh toán ghi rõ họ tên, địa chỉ (đơn vị, bộ phận) nơi mình làm việc.
Ví dụ:
Họ và tên người đề nghị thanh toán: Nguyễn Văn A
Bộ phận: Phòng Hành chính tổng hợp
Nội dung thanh toán: Ghi rõ nội dung đề nghị thanh toán về lý do thanh toán, nguồn gốc, mục đích của khoản chi.
Ví dụ: Thanh toán tiền mua văn phòng phẩm tháng 3/2019.
Số tiền: Ghi rõ, đúng, chính xác tổng số tiền của khoản chi.
Số tiền thanh toán viết bằng số phải khớp với số tiền thanh toán viết bằng chữ.
Ví dụ:
Số tiền: 15.000.000 đồng
Bằng chữ: Mười lăm triệu đồng chẵn
Phương thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt.
Trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản, phải ghi thêm các nội dung:
– Người thụ hưởng
– Số tài khoản
– Tại Ngân hàng
Nguồn kinh phí: Tùy theo quy chế quản lý của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các khoản chi đề nghị thanh toán có thể thuộc các nguồn khác nhau như chi phí quản lý công ty, chi phí quản lý dự án, chi phí thực hiện công trình,…
Ghi rõ số lượng chứng từ gốc đính kèm:
– Hóa đơn, chứng từ;
– Tờ trình về việc xin mua, xin chi;
– Kế hoạch công tác (có nội dung chi);
Mẫu giấy đề nghị thanh toán theo thông tư 107
Đơn vị: ……………………. Mã QHNS: ……………….. |
Mẫu số: C42-BB (Ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính) |
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN TẠM ỨNG
Ngày…..tháng ……năm………
– Họ và tên người thanh toán:…………………………………………………………..
– Bộ phận (hoặc địa chỉ):……………………………………………………..
– Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:
Diễn giải |
Số tiền |
|||
A |
1 |
|||
I. Số tiền tạm ứng 1. Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết 2. Số tạm ứng kỳ này: – Phiếu chi số………………. ngày …………….. – Phiếu chi số………………. ngày …………….. – …. II. Số tiền đề nghị thanh toán 1. Chứng từ: ……………số…………….. ngày………………. 2 ………………………………………………………………. III. Số thừa tạm ứng đề nghị nộp trả lại IV. Số thiếu đề nghị chi bổ sung |
|
|||
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
KẾ TOÁN TRƯỞNG |
KẾ TOÁN THANH TOÁN |
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ |
|
Mẫu Đề nghị thanh toán theo Thông tư 200
Đơn vị: ……………………… Bộ phận: ……………………… |
Mẫu số: 05-TT |
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Ngày … tháng … năm….
Kính gửi: ……………………………………………………………………..
Họ và tên người đề nghị thanh toán:…………………………………………………………………….
Bộ phận (hoặc địa chỉ):……………………………………………………………………………………..
Nội dung thanh toán:………………………………………………………………………………………..
Số tiền:…………………………………………………….. (Viết bằng chữ):…………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………
(Kèm theo:…………………………………………………….. chứng từ gốc).
Người đề nghị |
Kế toán trưởng |
Người duyệt |
Mẫu Đề nghị thanh toán tạm ứng theo Thông tư 79
ĐƠN VỊ: ………………… Mã QHNS:………………. |
Mẫu số: C43-BB |
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN TẠM ỨNG
Ngày ….. tháng ……. năm ……
– Họ tên người thanh toán: ……………………………………………………………….
– Bộ phận (hoặc địa chỉ): ……………………………………………………………….
– Đề nghị thanh toán tạm ứng theo bảng dưới đây:
Diễn giải |
Số tiền |
|||||
A |
1 |
|||||
I. Số tiền tạm ứng 1. Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết 2. Số tạm ứng kỳ này: – Phiếu chi số …………. ngày ……… – Phiếu chi số …………. ngày ……… – … II. Số tiền đề nghị thanh toán 1. Chứng từ: ……….. số………. ngày…………. 2. …………………………………………………… III. Số thừa tạm ứng đề nghị nộp trả lại IV. Số thiếu đề nghị chi bổ sung |
|
|||||
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
KẾ TOÁN TRƯỞNG |
KẾ TOÁN THANH TOÁN |
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ |
|
||
Câu hỏi thường gặp
Ai là người lập giấy đề nghị thanh toán?
Sau khi mua hàng/sau khi chi tiêu cho những nhiệm vụ được giao, người mua hàng/người chi tiêu sẽ lập giấy đề nghị thanh toán.
Giấy đề nghị thanh toán được chuyển cho kế toán trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xem xét và ghi ý kiến đề nghị Giám đốc/Tổng Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) duyệt chi.
Giấy đề nghị thanh toán cần thể hiện những nội dung gì?
Giấy đề nghị thanh toán không chỉ có 1 mẫu duy nhất, nhưng nhìn chung sẽ có những nội dung chính như sau:
– Tên đơn vị, doanh nghiệp và bộ phận đề nghị thanh toán.
– Họ tên, bộ phận đang làm việc của cá nhân đề nghị thanh toán.
– Ghi rõ tổng số tiền đề nghị thanh toán bằng cả số và chữ.
– Số lượng chứng từ gốc nộp kèm và nộp hóa đơn chứng từ hoặc bản sao hóa đơn.
Trên đây là bài viết mẫu giấy đề nghị thanh toán theo thông tư 107 của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc liên quan hay những khúc mắc không thể giải quyết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.