Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại huyện Đông Anh

thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại huyện Đông Anh

Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thành lập chi nhánh công ty t ngày gia tăng. Không chỉ ở các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, mà hiện tại ở các huyện ngoại thành như Đông Anh cũng là điều kiện tốt để các doanh nghiệp mở rộng phát triển trong quá trình hoạt động. Huyện Đông Anh nằm ở phía Bắc Thủ đô, là một trong những huyện có diện tích lớn và dân cư tương đối đông đúc. Với những ưu thế về hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, cũng như quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh, Đông Anh đang được coi là một khu vực tốt cho các cá nhân tổ chức mong muốn thành lập chi nhánh công ty. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại huyện Đông Anh. 

1. Chi nhánh công ty là gì

– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp => Theo như định nghĩa ở trên ta có thể thấy chi nhánh có các chức năng hoạt động tương đối rộng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chi nhánh đó có thể được ủy quyền đại diện để thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ của doanh nghiệp. Chi nhánh có thể thực hiện kinh doanh, cũng có thể đại diện theo ủy quyền cho công ty chủ quản. 

– Đặc điểm của chi nhánh

+ Quy định về ngành nghề kinh doanh của chi nhánh: Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy khi thành lập phải đăng ký đúng với các mã ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký. Chi nhánh không được đăng ký những ngành nghề mà doanh nghiệp chưa đăng ký

+ Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính

+ Chi nhánh có thể chọn một trong hai hình thức hạch toán thuế đó là: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc

+ Chi nhánh không có tư cách pháp nhân

2. Điều kiện để tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh tại huyện Đông Anh

– Doanh nghiệp có Giấy chứng đăng ký kinh doanh và đang trong trạng thái hoạt động bình thường

– Trụ sở chính của chi nhánh phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật.

– Ngành nghề của chi nhánh phải đúng với ngành nghề của doanh nghiệp chủ quản

– Tên của chi nhánh phải đặt đúng theo quy định của pháp luật

– Chi nhánh phải có người đứng đầu chi nhánh, đáp ứng được các điều kiện về người quản lý doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp.

– Có hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh hợp lệ

thu tuc thanh lap chi nhanh cong ty tai huyen dong anh

thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại huyện Đông Anh

3. Những điểm cần lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty tại huyện Đông Anh

a. Tên chi nhánh được đặt như thế nào

– Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Phần tên riêng trong tên chi nhánh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”. Ví dụ: Chi nhánh của công ty TNHH kinh doanh AAA sẽ có tên là: Chi nhánh số 1 – Công ty TNHH kinh doanh AAA

– Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.

b. Trụ sở chính của chi nhánh có thể đặt ở đâu

– Trụ sở chính của chi nhánh không được là căn hộ chung cư chỉ có mục đích để ở

– Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài, Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính

c. Đăng ký thành lập chi nhánh tại huyện Đông Anh thì có cần người đứng đầu chi nhánh không

– Khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh tại huyện Đông Anh phải có người đứng đầu chi nhánh. Người đứng đầu chi nhánh này đáp ứng theo quy định của pháp luật đồng thời cũng có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ nhưng cũng có thể  là người khác không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ.

– Người đứng đầu chi nhánh này trong quá trình điều hành của chi nhánh thực hiện các nội dung công việc được phân công theo ủy quyền từ công ty mẹ.

d. Chi nhánh có cần đăng ký vốn điều lệ như doanh nghiệp không

Khi thực hiện đăng ký thành lập chi nhánh tại huyện Đông Anh cũng như các tỉnh, thành phố khác thì không cần phải đăng ký số vốn hoạt động như doanh nghiệp vì bản thân chi nhánh là một trong những loại hình hoạt động phụ thuộc của doanh nghiệp. Mặc dù vậy về phần thuế và kế toán thì chi nhánh lại có sự khác biệt so với Văn phòng đại diện và địa điểm và kinh doanh. Nếu Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ thì chi nhánh lại có thể lựa chọn là hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập.

e. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh được đăng ký như nào

– Khi đăng ký ngành nghề cho chi nhánh phải căn cứ vào ngành nghề của doanh nghiệp chủ quản, chi nhánh chỉ được đăng ký trong phạm vi ngành nghề của doanh nghiệp chủ quản, tức có thể trùng hoặc ít hơn nhưng không được nằm ngoài những ngành nghề của doanh nghiệp chủ quản.

– Vậy trong trường hợp chi nhánh muốn đăng ký ngành nghề kinh doanh nhưng ngành nghề kinh doanh này công ty mẹ chưa có ngành nghề kinh doanh đó thì trước tiên cần phải bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ trước sau đó xong mới thực hiện việc đăng ký bổ sung ngành nghề cho chi nhánh.

– Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh của chi nhánh cũng dựa trên hệ thống ngành nghề theo quy định của luật hiện hành.

3. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại huyện Đông Anh

Đối với thương nhân Việt Nam: Thủ tục được thực hiện thông qua Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh.

Hồ sơ thành lập chi nhánh cần chuẩn bị:

Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật kí)

Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, của các thành viên công ty hợp doanh)

Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này)

Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:

+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

+ Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu

Giầy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (do pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành thủ tục này).

Thủ tục thực hiện:

Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện thủ tục trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc online qua website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh:

+ Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi muốn thành lập chi nhánh

Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh đưa ra kết quả thủ tục:

+ Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa hợp lệ;

+ Giầy chứng nhận đăng ký hoạt động nếu hồ sơ hợp lệ.

+ Lệ phí: 100.000/ lần

Nếu doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục online thì tham khảo hướng dẫn tại website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý:

Khi đặt trụ sở chi nhánh ở tỉnh/thành phố khác nơi đặt trụ sở chính, cần nghiên cứu những quy định pháp luật có liên quan về ngành, nghề được phép kinh doanh tại nơi đặt trụ sở chi nhánh do không phải tất cả các ngành nghề doanh nghiệp đăng ký đều cho phép thực hiện.

Đối với thương nhân nước ngoài: Thủ tục được thực hiện thông qua Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh.

Điệu kiện thành lập chi nhánh:

Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.

Thương nhân nước ngoài hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký;

Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ Chi nhánh thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

Đơn đề nghị cấp phép thành lập chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương (do đại có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký)

Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương

Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất

Bản sao điều lệ hoạt động của chi nhánh

Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;

Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh (hợp đồng thuê trụ sở, thỏa thuận khác về thuê, cho khai thác địa điểm…)

Trình tự thủ tục:

Thương nhân nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp cho Sở Công Thương tỉnh/thành phố nơi dự định đặt trụ sở.

Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ và xử lý.

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở Công Thương ra thông báo sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương cấp Giấy phép hoặc không cấp Giấy phép và phải nêu rõ nguyên nhân.

Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định này và trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Đối với các chi nhánh doanh nghiệp nằm trong khu kinh tế, khu công nghiệp thì do hồ sơ sẽ được nhận và xử lý bởi Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp đó.

Sau khi được cấp phép, chi nhánh cần phải thực hiện việc thông báo hoạt động, chính thức đi vào hoạt động như thông tin đã cung cấp cho Sở Công Thương.

Các quy định trên không áp dụng đối với chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục thành lập chi nhánh

Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh như thế nào?

Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh được quy định cụ thể trong Thông tư số 47/2019/TT-BTC

50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).

Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử

Hồ sơ thành lập chi nhánh có cần đóng dấu công ty không?

Không. Theo khoản 5 điều 4 nghị định 01/2021/NĐ-CP thì “Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Sau khi thành lập chi nhánh thì cần phải thực hiện những thủ tục nào?

Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập chi nhánh là:

Kê khai và nộp thuế môn bài

Treo biển tại nơi đặt chi nhánh : Biển hiệu có các thông tin: Tên văn phòng đại diện, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, cơ quan chủ quản.

Thông báo về việc đặt in, tự in hoặc sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế

Mở tài khoản thanh toán cho chi nhánh

Nếu có bất cứ thay đổi nào có liên quan đến nội dung hoạt động và nội dung thể hiện trên DKKD của Văn phòng Đại diện phải làm thủ tục thay đổi.

Trên đây là một số chia sẻ về thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại huyện Đông Anh của Luật Trần và Liên danh, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước mở mở chi nhánh công ty. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh nhất. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139