Thủ tục ly thân

thủ tục ly thân

Ly thân là một hành động khá phổ biến trong xã hội khi vợ/chồng mâu thuẫn. Vậy, pháp luật điều chỉnh hoạt động này như thế nào ? và thời gian ly thân ảnh hưởng thế nào đến việc giải quyết ly hôn. Luật Trần và Liên Danh tư vấn và giải đáp cho khách hàng:

Giá trị của việc ly thân trước khi ly hôn ?  

Thưa luật sư, xin hỏi: Việc ly thân trước khi ly hôn có giá trị pháp lý gì không ? Xin hướng dẫn thủ tục ly hôn ạ ?

Trả lời:

Công ty Luật Luật Trần và Liên Danh đã nhận được câu hỏi của bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Vấn đề 1: Quy định về chế định ly thân.

Hiện nay, theo quy định của Luật hôn nhân gia đình mới cho quy định về vợ chồng được quyền ly hôn theo quy định tại điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Còn vấn đề ly thân hiện nay chưa được luật hóa, chưa được quy định cụ thể tại bất cứ điều luật nào.

Do vậy, hiện nay, Tòa án không giải quyết các vấn đề liên quan đến ly thân vì ly thân là một trong những chế định chưa được luật thừa nhận, chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến ly hôn theo quy định của pháp luật.

Nếu như hai vợ chồng muốn ly thân sẽ tự thỏa thuận và tự quyết định mà không có bất kỳ một cơ chế nào giải quyết vấn đề này.

Vấn đề hai: Thủ tục giải quyết ly hôn

Trình tự, thủ tục ly hôn:

Trong vụ án xin ly hôn cần có hòa giải cơ sở, nhưng không nhất thiết phải là hòa giải của UBND cấp xã. Đó có thể là hòa giải từ phía gia đình, hòa giải do tổ dân phố, hội phụ nữ, đoàn thanh niên tiến hành. Các tài liệu cần có trong hồ sơ khởi kiện xin ly hôn thường gồm:

– Đơn xin ly hôn (nên mua mẫu của tòa án về khai, ký).

– Giấy đăng ký kết hôn

– Giấy xác nhận tình trạng chung sống của vợ chồng (mua mẫu của tòa về tự khai, thường tổ trưởng tổ dân phố ký xác nhận, UBND xác nhận chữ ký của tổ trưởng tổ dân phố)

– Bản sao chứng minh nhân dân (sao có chứng thực của UBND hoặc sao tại tòa)

– Bản sao sổ hộ khẩu

– Bản sao Giấy khai sinh của các con (nếu có con)

– Bản ý kiến của 2 bên bố mẹ, gia đình về việc xin ly hôn.

Trên đây là những giấy tờ tối thiểu để tòa án nhận đơn xin ly hôn. Do đó việc Tòa án yêu cầu bắt buộc phải có biên bản hòa giải không thành của UBND cấp xã mới nhận đơn là không đúng.

Vấn đề 3: Quyền nuôi con khi các bên ly hôn.

Về quyền nuôi con. Điều 81 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Bên cạnh đấy, nếu như bạn không được Tòa án giao cho quyền trực tiếp nuôi con, bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu theo quyết định của tòa án, bạn vẫn được quyền chăm sóc, thăm nom cháu theo quy định của pháp luật. 

Nợ chung có được coi là hợp pháp khi vợ chồng ly hôn ?

Thưa luật sư Luật Trần và Liên Danh, tôi muốn hỏi vấn đề ly hôn như sau: cách đây 2 năm vợ chồng tôi có mua xe ô tô để làm ăn, nói mua xe cho vợ chồng tôi nhưng thực tế chiếc xe lúc mua đứng tên bố chồng tôi. Chiếc xe tổng trị giá 300 triệu, bố mẹ chồng tôi bỏ ra 200 triệu và vợ chồng tôi mượn của cha mẹ đẻ tôi 100 triệu.

Lúc đó bố mẹ chồng tôi nói rằng đó là xe của bố mẹ chồng và chồng tôi là người lái thuê. Sau một thời gian làm ăn, xe bị tai nạn vấp váp nhiều thì bố mẹ chồng tôi lại nói chiếc xe đó là cho vợ chồng tôi mượn tiền mua, sau này phải trả cho ông bà. Cuối cùng chiếc xe đó được bố mẹ chồng và chông tôi bán đi mà không có sự có mặt hay đồng ý của tôi. Hiện tại số nợ của chúng tôi là 100 triệu của cha mẹ đẻ tôi, 120 triệu ngân hàng mà bố mẹ chồng tôi đứng tên vay,200 triệu của bố chồng tôi. Khoản nợ của bố mẹ chông tôi đều đứng tên ông bà và không có giấy tờ liên quan đến vợ chồng tôi. Khi ly hôn vợ chồng tôi thỏa thuận tôi sẽ là người nuôi con.

Vậy tôi sẽ có quyền lợi và trách nhiệm gì đối với khoản nợ đó không ? 

Trả lời:

Theo như quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì người thực hiện các giao dịch dân sự là người ký trực tiếp vào các hợp đồng, trừ trường hợp ủy quyền hay người đại diện. Như vậy, số tiền mà bố mẹ bạn đứng tên vay 120 triệu đồng tại ngân hàng sẽ không hề liên quan gì đến nghĩa vụ phải trả của bạn và chồng bạn. Khoản nợ nào có tên vợ chồng thì hai vợ chồng liên đới chịu trách nhiệm.

Theo Điều 60 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thi trách nhiệm của vợ chồng khi ly hôn như sau:

“Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.”

Về mặt pháp lý, sau khi ly hôn, anh, chị không còn là vợ chồng của nhau nữa nhưng những tài sản mà anh, chị yêu cầu tòa án giải quyết và kể cả các khoản nợ được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn được hiểu là tài sản chung và nghĩa vụ chung của vợ chồng nên việc chia tài sản chung sau ly hôn cũng áp dụng tương tự các quy định của pháp luật như chia tài sản khi ly hôn. Như vậy, chị vẫn có trách nhiệm trong việc trả các khoản nợ chung của vợ chồng chị. 

Giải đáp những thắc mắc về thủ tục ly hôn ?

Chào luật sư, Em muốn đăng ký kết hôn tại nơi em đăng ký hộ khẩu nhưng do gd em ko đồng ý nên em không lấy sổ hộ khẩu đi được. Vậy khi em đi đăng ký kết hôn mà gia đình em không biết thì không cần sổ hộ khẩu chỉ có CMND thì có được đăng ký kết hôn không ?

Trả lời:

Hồ sơ đăng ký kết hôn (không có yếu tố nước ngoài):

– Tờ khai đăng ký kết hôn

– Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn (do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của bên nam, bên nữ cấp).

– Bản chính Giấy chứng minh nhân dân của hai bên nam, nữ.

– Bản chính Giấy tờ về hộ khẩu.

Để có thể nộp đầy đủ các giấy tờ trên, bạn cần thuyết phục gia đình bạn để lấy được sổ hộ khẩu.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em kết hôn năm 2000, năm 2003 mẹ chồng em lam giấy đất mẹ cho con và chồng em đứng tên năm 2008 tụi đã lam nha hiện nhà nước đang lam sổ đỏ hai vợ chồng em cùng đứng tên nếu vợ chồng em ly hôn em có được chia tài sản không ?

>> Theo như bạn trình bày, đến năm 2008, cả hai vợ chồng cùng đứng tên trên sổ đỏ. Do đó, mảnh đất đó và ngôi nhà trên đất đã là tài sản chung của vợ chồng nên tài sản này sẽ được phân chia khi ly hôn.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi và chồng mình cưới nhau được 2 năm và có 1 đúa con. Có một ngườ phụ nữ là giáo viên và cung có gia đình 2 con, cô ta đã dụ giỗ ngủ với chồng tôi, tôi có chứng cứ, giờ đây gia đình tôi vì chuyện này mà li hôn. Tôi muốn hoi kiện người phụ nữ nay thì làm sao? bắt đầu từ đâu? phải làm những gì và người phụ nữ có bị gì không khi là 1 giáo viên mầm non? Xin cho tôi câu trả lời, tôi xin cám ơn

Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi và vợ kết hôn đã hơn 4nam và có 1 đứa con. Do co nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng nên chúng tôi đã ly thân gần 4 tháng nay.nay tôi muốn đơn phương ly hôn. Xin hỏi thủ tục như thế nào? Trường hợp tôi bị mất bản chính giấy đăng ký kết hôn. Và hiện tại tôi không giữ sổ hộ khẩu gia đình.

=> Trong trường hợp này, bạn có thể làm như sau:

+ Về hộ khẩu: Liên hệ với công an cấp phường, xã nơi bạn thường trú nhờ nơi đây xác nhận rằng bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương.

+ Về Giấy chứng nhận ĐKKH: Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp trích lục

Lưu ý khi nộp đơn lên tòa án cần nêu rõ lý do vì sao không có Giấy chứng nhận bản gốc, CMND của chồng và sổ hộ khẩu. Và với lý do chồng bạn giữ hết giấy tờ nên bạn không thể cung cấp cho Tòa và Tòa án sẽ yêu cầu chồng bạn cung cấp các giấy tờ bản chính khi thụ lý vụ án.

thủ tục ly thân
thủ tục ly thân

Thưa luật sư, xin hỏi: Chúng tôi cưới nhau năm 2015 có với nhau 2 con 9 và 7 tuổ Hiện tại tôi phát hiẻn vợ tôi ngoại tình và có đầy đủ bằng chứng Vậy tôi muốn hỏi Khi ly hôn thì quyền nuôi con và việc phân chia tài sản như thế nào, Cho tôi câu trả lời/ cảm ơn.

=> Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

Trong trường hợp của bạn, vợ chồng bạn sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm quyền lợi mọi mặt của con. Một số căn cứ có thể được xem xét như: điều kiện sống từ lúc cháu sinh ra đến khi ly hôn; đạo đức, lối sống có ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu con sau này; điều kiện về kinh tế có thể bảo đảm cuộc sống cho con; điều điều kiện về chỗ ở và các điều kiện khác.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi nam nay 34 tuổi. Ly hôn đã được gần 3 năm. Năm nay con tôi gần được 3 tuổi, khi ly hôn chồng tôi giao quyền nuôi con cho tôi. Hộ khẩu của tôi và bé thì ở Tiền giang còn hộ khẩu ba bé ở tphcm. Nhưng để thuận tiện ba của bé đồng ý cho nhập hộ khẩu tphcm theo ba. Vậy luật sư cho tôi hỏi khi tôi đồng ý cho bé nhập hộ khẩu thì ba bé có còn quyền giành lại quyền. nuôi con hay không khi đã ly hôn được3 năm rồi Mình rất lo sợ người này vì họ đi làm có tiền nhiều hơn mình, sẽ. giành quyền nuôi con để người phụ nữ khác nuôi.

Chồng mình cũng đã đám cưới với người này rồi nhưng chưa đăng kí kết hôn mà thôi (xin nói thêm là vì người phụ. nữ này mà mình ly hôn) Vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, mẹ già phải buôn bán kiếm sống, mình cũng không có anh chi em gì hết. mình phải đi làm ở tphcm nên bé phải theo mẹ. mình muốn con có hộ khẩu để học một trường đàng hoàng nên mình có ý định cho bé nhập hộ khẩu ba co ảnh hưởng gì không. ba bé quyên giành lại quyền nuôi con không Rất mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư Xin chân thành cảm ơn

Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Cha của cháu vẫn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nếu cha cháu chứng minh được bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thủ tục ly thân. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139