Cơ sở lý luận là gì

co so ly luan la gi

Cơ sở lý luận hay cơ sở lý thuyết, khung lý thuyết (tiếng Anh là theoretical basis) là các giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định. Đây chính là những cơ sở, những chứng cứ rõ ràng để Quý vị đưa ra những lý luận trong đề tài nghiên cứu của mình.

Trong bất kỳ bài tiểu luận, luận văn, bài nghiên cứu, bài viết học thuật nào đều phải có cơ sở lý luận. Vậy cơ sở lý luận là gì? Để giúp Quý vị có thông tin giải đáp và thực hiện viết cơ sở lý luận, chúng tôi thực hiện bài chia sẻ này. Mời Quý vị tham khảo nội dung:

Lý luận là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu cơ sở lý luận là gì? chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm lý luận cho Quý độc giả:

Lý luận (hay lý luận khoa học) là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù.

Lý luận có các đặc trưng như sau:

– Lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao và tính lô gíc chặt chẽ. Bản thân của lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn; thu được từ kinh nghiệm, từ quan sát và thực nghiệm khoa học.

– Cơ sở của lý luận là những trí thức kinh nghiệm thực tiễn, không có kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát lý luận.

– Lý luận phản ánh được bản chất của sự vật, hiện tượng; nó phản ánh được mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng.

Khái niệm cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận hay cơ sở lý thuyết, khung lý thuyết (tiếng Anh là theoretical basis) là các giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định. Đây chính là những cơ sở, những chứng cứ rõ ràng để Quý vị đưa ra những lý luận trong đề tài nghiên cứu của mình. Đồng thời, cơ sở lý luận là việc đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu về đề tài nghiên cứu trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu Quý vị đang thực hiện.

Hiểu một cách đơn giản, cơ sở lý luận chính là tài liệu học thuật, đề tài nghiên cứu khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập và trình bày trong bài nghiên cứu. Một số trường có thể yêu cầu tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan ở trong và ngoài nước để làm dẫn chứng thiết thực cho bài nghiên cứu.

Ngoài việc giải đáp cơ sở lý luận là gì? chúng tôi cung cấp một số thông tin liên quan đến cơ sở lý luận trong các phần tiếp theo của bài viết.

Các nguồn tài liệu tham khảo cho cơ sở lý luận

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, các nguồn tài liệu tham khảo cho cơ sở lý luận hiện nay rất đa dạng, không chỉ gói gọn trong những cuốn sách, bài báo giấy truyền thống.

Một số nguồn tài liệu hữu ích Quý vị có thể tham khảo là: Bách khoa toàn thư; Sách thống kê; Báo cáo hàng năm; Danh mục tài liệu tham khảo; Tóm tắt và index; Báo chí (tạp chí chuyên ngành, báo thường); Nguồn điện tử;…

Độ dài cơ sở lý luận bao nhiêu là hợp lý?

Theo hướng dẫn chung, tổng quan nghiên cứu nên chiếm khoảng 25% trong toàn bộ bài luận, mặc dù điều này cũng sẽ phụ thuộc vào cấu trúc của bài luận và phạm vi tài liệu liên quan. Trong mọi trường hợp, khi xem xét các tiêu chí đưa vào và loại trừ, điều quan trọng là phải đặt ra những câu hỏi như: Điều này có phù hợp và hữu ích không?

Trong thực tế, quy trình này sẽ đảm bảo rằng đánh giá vẫn được điều chỉnh phù hợp với chủ đề được thảo luận. Hơn nữa, nếu bạn thấy rằng các tài liệu có sẵn là quá ít, hoặc ngược lại, không thể vượt qua; nó đáng để xem xét lại các câu hỏi nghiên cứu của bạn để phát triển một trọng tâm hạn chế hơn về chủ đề của bạn.

Cách viết cơ sở lý luận

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Để tránh lãng phí nhiều thời gian để đọc tài liệu mà không có mục đích thì việc đầu tiên Quý vị cần làm là xác định rõ trọng tâm của vấn đề nghiên cứu. Quý vị cần xác định rõ chủ đề chính xuyên suốt đề tài cũng như các câu hỏi cần được trả lời để làm sáng tỏ chủ đề nghiên cứu, từ đó có cái nhìn tổng quan cũng như hướng đi đúng đắn cho bài luận văn của mình.

Bước 2: Lên danh sách từ khóa liên quan và thu thập tài liệu

Sau khi xác định được các vấn đề trên thì Quý vị cần phải xây dựng một danh sách từ khóa liên quan đến chủ đề và câu hỏi nghiên cứu, bắt đầu tìm kiếm các tài liệu liên quan dựa trên danh sách từ khóa này.

Việc xác định các từ khóa sẽ giúp Quý vị thu hẹp phạm vi tìm kiếm cũng như đánh giá các chủ đề liên quan dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bước 3: Đánh giá và chọn lọc tài liệu

Quý vị nên đọc phần tóm tắt các tài liệu tìm được để xác định xem bài viết đó có giá trị và phù hợp với câu hỏi của Quý vị hay không.

Quý vị nên sắp xếp và lưu trữ tài liệu dựa trên mục đích sử dụng như sắp xếp theo chủ đề chính, phương pháp luận… Việc làm này sẽ giúp Quý vị sẽ dễ dàng đánh giá và so sánh các phương pháp mà các nghiên cứu đã áp dụng từ đó tránh các phương pháp nghiên cứu và tiếp cận kém hiệu quả.

Bước 4: Triển khai viết cơ sở lý luận

Quý vị nên trình bày rõ 3 phần gồm giới thiệu, thân bài và kết luận. Dưới đây là một gợi ý cụ thể về sườn viết cơ sở lý luận mà Quý vị có thể tham khảo:

Giới thiệu: Thể hiện rõ ràng trọng tâm và mục đích của đề tài nghiên cứu.

Thân bài: Trong phần thân bài này, Quý vị cần:

– Tóm tắt và tổng hợp: Liệt kê và đưa ra cái nhìn tổng quan về các điểm chính của mỗi nguồn tài liệu liên quan tìm được. Kết hợp chúng thành một tổng thể thống nhất.

– Phân tích và đánh giá: Hãy thêm vào những diễn giải, quan điểm của Quý vị về tầm quan trọng của những phát hiện liên quan đến toàn bộ tài liệu. Đừng quên đề cập đến những điểm mạnh và điểm yếu các nguồn tài liệu. 

Các nguồn tài liệu nghiên cứu phục vụ cho cơ sở lý luận

Nguồn tài liệu chủ yếu phục vụ cho việc viết cơ sở lý luận là gì? Có rất nhiều sách vở liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Nhà nghiên cứu có thể tìm được bằng cách tìm theo chủ đề hoặc từ khóa.

Bách khoa toàn thư; 

Sách thống kê; 

Báo cáo hàng năm; 

Danh mục tài liệu tham khảo; 

Tóm tắt và index; 

Báo chí (tạp chí chuyên ngành, báo thường); 

Nguồn điện tử;

co so ly luan la gi
cơ sở lý luận là gì

Cách viết phần cơ sở lý luận

Bước 1. Xác định thuật ngữ chính

Bước đầu bạn cần thực hiện khi viết cơ sở lý luận đó chính là xác định những thuật ngữ chính trong bài luận dựa trên đề tài nghiên cứu cũng như câu hỏi nghiên cứu.
Ví dụ minh họa:
Công ty T đang đau đầu với vấn đề nhiều khách hàng online không quay lại để mua hàng. Ban quản lý muốn tăng lòng trung thành của khách hàng vì tin rằng sự hài lòng của khách hàng được cải thiện sẽ góp phần không nhỏ trong việc giữ chân khách hàng.
Để lên phác họa cơ sở lý luận cho vấn đề này, bạn cần xác định và lên kế hoạch tập trung vào:

Vấn đề: Nhiều khách hàng online không quay lại để mua hàng.

Mục tiêu: Tăng lòng trung thành của khách hàng, từ đó tạo ra nhiều doanh thu hơn cho công ty.

Câu hỏi nghiên cứu: Các cách để có thể cải thiện sự hài lòng của khách hàng online của công ty T để xây dựng lòng trung thành của khách hàng?

Qua phân tích trên, ta có thể xác định được các khái niệm về lòng trung thành khách hàng của Cameron và sự hài lòng của khách hàng chính là “mấu chốt” của nghiên cứu này.
Kết luận: Cơ sở lý luận nên xác định cụ thể các khái niệm này và tìm kiếm, thảo luận các lý thuyết giữa lòng trung thành và sự hài lòng khách hàng có mối quan hệ mật thiết như thế nào.

Bước 2: Thu thập tài liệu

Sau khi đã phân tích, hiểu rõ về các thuật ngữ chính. Tiếp đó, bạn sẽ mở rộng thuật ngữ của mình xây dựng thành một danh sách từ khóa liên quan về chủ đề, câu hỏi nghiên cứu.
Một số cơ sở dữ liệu hữu ích cho việc thu thập tài liệu như:

Tài liệu trong thư viện trường đại học

Google Scholar

JSTOR

AgeLine

MedlinePlus

AgeLine

AGRICOLA

EconLit

Mendeley

Arachne

Inspec

Thêm một “mẹo” hữu ích trong việc tìm kiếm tài liệu: Khi bạn đã sở hữu trong tay một nguồn tài liệu khoa học hữu ích, thì đừng bỏ qua các trích dẫn và tài liệu tham khảo, biết đâu bạn sẽ tìm được một nguồn tài liệu liên quan khác.

Bước 3: Đánh giá và chọn lọc tài liệu

Với một lượng tài liệu “siêu khổng lồ” mà bạn tìm được, thật khó để bạn đọc tường tận chi tiết từng tài liệu một được. Chính vì vậy, hãy tung “skill” đọc lướt qua phần mục lục tóm tắt để đánh giá tài liệu có hữu ích với đề tài của mình không.
Trong quá trình đọc lướt qua, bạn cũng nên trang bị sẵn một cuốn sổ và ghi chép lại các nguồn, trích dẫn về tài liệu. Việc này không chỉ giúp bạn kiểm soát tài liệu tốt hơn, tiết kiệm thời gian hơn mà bạn còn có thể nhớ được những gì mình đã đọc.
Bằng cách tiến hành đánh giá và chọn lọc tài liệu kỹ lưỡng về các mô hình, lý thuyết khác nhau. Qua đó, bạn có thể xác định được quan điểm, phương pháp tiếp cận mà các nhà nghiên cứu đã áp dụng khi nghiên cứu về vấn đề này. Và khi bạn bắt tay vào viết cơ sở lý luận, bạn sẽ dễ dàng so sánh, đánh giá, phê bình các phương pháp được các tác giả sử dụng trước đó. Chốt lại, bạn sẽ tránh được các phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận kém hiệu quả.

Bước 4: Triển khai viết cơ sở lý luận

Không có một quy tắc cố định nào về cấu trúc một khung lý thuyết. Điều tiên quyết là tạo ra một cấu trúc mạch lạc, rõ ràng, hợp lý. Tuy nhiên, cơ sở lý luận thông thường của một bài nghiên cứu khoa học được chia thành 3 phần: Giới thiệu, nội dung chính, phần kết luận.

Giới thiệu: đề ra rõ ràng và cụ thể về trọng tâm, mục đích của tổng quan tài liệu.

Nội dung cơ sở lý luận: Căn cứ vào độ dài của nguồn tài liệu, bạn có thể linh hoạt chia phần nội dung cơ sở lý luận thành nhiều tiểu mục nhỏ. Và mỗi tiểu mục cần làm rõ cho một lý thuyết, phương pháp tiếp cận… Để triển khai phần này hiệu quả, tác giả cần có cái nhìn tổng quát về điểm chính trong mỗi nguồn tài liệu. Và kết hợp chúng thành một  thể thống nhất, có mối quan hệ để có thể làm nền tảng cho nghiên cứu của bạn.

Kết luận: Tóm tắt những phát hiện chính đúc rút từ tài liệu và nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng.

Lưu ý:

Nên có câu chủ đề phù hợp với từng tiểu mục giúp người đọc nắm bắt nội dung cơ sở lý luận dù chỉ đọc lướt qua.

Giữa các phần và các tiểu mục nên kết hợp các câu chuyển tiếp để tạo ra các kết nối, so sánh và tương phản có logic.

Ngôn từ nên ngắn gọn, xúc tích tránh sự lan man nội dung và thiếu trọng tâm.

Tóm tắt những phát hiện chính Quý vị đã lấy từ tài liệu và một lần nữa nhấn mạnh lại tầm quan trọng của chúng.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp Quý vị hiểu hơn về cơ sở lý luận là gì? Chúng tôi rất mong nhận được những chia sẻ, phản hồi của Quý vị về nội dung bài viết.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139