Biên bản cuộc họp là văn bản cần thiết để ghi lại nội dung, diễn biến cuộc họp với mục đích lưu trữ và minh chứng cho các vấn đề được nêu ra và nhất trí trong cuộc họp.
Biên bản cuộc họp là gì?
Biên bản cuộc họp là loại văn bản quan trọng ghi lại những gì đã diễn ra trong cuộc họp, bao gồm rất nhiều thông tin, ý kiến khác nhau từ những người tham gia.
Trong mỗi cuộc họp, thư ký (người ghi biên bản) có trách nhiệm điểm danh số người tham gia và vắng mặt, đồng thời ghi lại toàn bộ thông tin quan trọng theo diễn biến của cuộc họp.
Vai trò của biên bản cuộc họp
Biên bản cuộc họp ghi chép những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong cuộc họp. Đây được xem như một loại tài liệu lịch sử, không có hiệu lực pháp lý nhưng lại là căn cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra.
Từ những nội dung tại cuộc họp, có thể là yêu cầu chỉ đạo của lãnh đạo hoặc những ý kiến đóng góp, xây dựng của các cá nhân, đơn vị có liên quan,… để có thể điều chỉnh, sắp xếp và giải quyết công việc hiệu quả hơn.
Ở một khía cạnh khác, biên bản cuộc họp như lời nhắc nhở của các cá nhân, đơn vị đã ký xác nhận trong biên bản và chuyển các cam kết của họ vào danh sách công việc phải thực hiện.
Ngoài ra, biên bản cuộc họp sẽ giúp cho những người có liên quan trước khi bắt đầu cuộc họp tiếp theo có cùng nội dung có thể theo dõi và kiểm tra tính chính xác của công việc cần thực hiện.
Yêu cầu khi viết biên bản cuộc họp
Cuộc họp có thành công hay không phụ thuộc một phần vào việc ghi biên bản và chuyển tới các cá nhân, tổ chức có liên quan. Chình vì vậy, người viết biên bản phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Chuẩn bị sẵn mẫu biên bản
Không phải ai cũng có khả năng nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy để có thể ghi chép toàn bộ nội dung cuộc họp, chính vì vậy, việc chuẩn bị chu đáo một mẫu biên bản theo quy định và yêu cầu của đơn vị là cần thiết.
Dù là cuộc họp nào thì biên bản cũng nhất thiết phải có một số nội dung cơ bản:
+ Thời gian, địa điểm diễn ra cuộc họp;
+ Thành phần tham gia
+ Nội dung cuộc họp
+ Kết luận cuộc họp.
– Ghi nhanh và đầy đủ
Người ghi biên bản phải là người có tốc độ tốc ký nhanh và đầy đủ các thông tin quan trọng. Hơn hết, nên chuẩn bị sổ ghi chép hoặc máy tính để có thể lưu lại các thông tin trong trường hợp không thể sử dụng máy ghi âm.
Luôn đảm bảo nội dung biên bản có được những thông tin quan trọng và đúng yêu cầu.
– Nội dung biên bản phải có trọng tâm
Bên cạnh việc ghi chép một cách đầy đủ các nội dung của cuộc họp, để những người không tham dự cuộc họp có thể hiểu được vấn đề, người ghi biên bản phải thể hiện được trọng tâm của cuộc họp, tránh trình bày dài dòng, lan man những nội dung không cần thiết.
– Thông tin chính xác
Biên bản mô tả lại các sự việc, những thông tin được cung cấp, trao đổi trong cuộc họp, chính vì vậy, để đảm bảo khách quan, độ trung thực, người ghi không thêm bớt, bình luận vào các ý kiến trong cuộc họp.
Đồng thời, để có độ tin cậy cao, biên bản phải được đọc cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa nếu chưa đúng và tự giác ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm.
Mẫu Biên bản cuộc họp
https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/23/Mau_Bien_ban_cuoc_hop_0504164828_2311152014.doc
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ…. Số: ……………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày …… tháng …… năm …… |
BIÊN BẢN HỌP
Về việc (1)………………..………..
Hôm nay, vào lúc ….… giờ …… ngày ….. tháng ….. năm …..
Tại (2)……………………………………………………………………………..
Diễn ra cuộc họp với nội dung (3)……………………………………………..
Thành phần tham dự:
Chủ trì (4): Ông/Bà …………………….….. Chức vụ: …..………………
Thư ký (5): Ông/Bà ………………………… Chức vụ: ……………………
Thành phần khác (6):
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
Nội dung cuộc họp:(7)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
III. Biểu quyết (nếu có):
– Tổng số phiếu: …………. Phiếu
– Số phiếu tán thành: ……… phiếu, chiếm …… %
– Số phiếu không tán thành: ………… phiếu, chiếm …… %
Kết luận cuộc họp (8):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cuộc họp kết thúc vào lúc ….. giờ ….. ngày …. tháng ….. năm ……, nội dung cuộc họp đã được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
THƯ KÝ (Ký, ghi rõ họ tên) |
CHỦ TỌA (Ký, ghi rõ họ tên) |
CÁC THÀNH VIÊN KHÁC (Ký, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn ghi Biên bản cuộc họp
(1) (3) Chủ đề, tiêu điểm chính của cuộc họp
Ví dụ: Bình xét thi đua khen thưởng năm 2018, Giao ban tháng 3/2019,…
(2) Bộ phận, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức cuộc họp.
(4) Người chủ trì: Người đưa ra các vấn đề chính, hướng xử lý hoặc tổng hợp các ý kiến để giải quết vấn đề.
(5) Thư ký: Người đảm nhiệm công việc điểm danh các thành phần tham gia và ghi chép các thông tin trong cuộc họp, lập biên bản họp.
(6) Thành phần khác: Có thể là đại diện các phòng ban hoặc nhân viên, người có liên quan tới chủ đề của cuộc họp.
(7) Nội dung cuộc họp: Đây là phần quan trọng nhất mà thư ký cần lưu ý khi viết biên bản cuộc họp bởi thư ký sẽ là người quan sát và ghi chép những gì diễn ra trong cuộc họp (các vấn đề được trình bày, thảo luận; những ý kiến phát biểu của các thành viên tham gia,…)
(8) Kết luận cuộc họp: Người chủ trì cuộc họp căn cứ các nội dung đã được trao đổi và thống nhất thông qua biểu quyết (nếu có) để đưa ra quyết định.
Trên đây là Mẫu Biên bản cuộc họp có thể dùng trong mọi trường hợp cũng như những lưu ý và cách ghi chuẩn nhất.
Biên bản cuộc họp có vai trò như thế nào?
Thông thường, biên bản cuộc họp sẽ dùng để ghi chép những sự việc đã và đang xảy ra tại cuộc họp, do vậy, biên bản cuộc họp được xem là một loại tài liệu không có hiệu lực pháp lý nhưng lại là căn cứ để chứng minh các sự kiện thực tế đã và đang xảy ra.
Dựa vào biên bản cuộc họp, mội người có thể một lần nữa xem lại được những yêu cầu chỉ đạo của lãnh đạo hoặc những ý kiến đóng góp, xây dựng của các cá nhân, đơn vị có liên quan,… Từ đó có thể điều chỉnh, sắp xếp và giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất có thể.
Trường hợp các cá nhân tham gia cuộc họp khi ký tên vào biên bản cuộc họp tức là đã xác nhận các cam kết trong việc thực hiện các công việc. Biên bản cuộc họp lúc này đóng vai trò như một lời nhắc nhở các cá nhân tham gia thực hiện công việc của mình.
Đồng thời, biên bản cuộc họp còn đóng vai trò giúp cho những người có liên quan trước khi bắt đầu cuộc họp tiếp theo có cùng nội dung có thể theo dõi và kiểm tra tính chính xác của công việc cần thực hiện.
Những yêu cầu cần có khi viết biên bản cuộc họp?
(1) Chuẩn bị sẵn biên bản cuộc họp
Việc chu đáo chuẩn bị sẵn một mẫu biên bản cuộc họp theo yêu cầu và quy định là một trong số những việc cần thiết. Không phải ai cũng có khả năng lắng nghe, nắm bắt và hiểu kịp mọi thông tin trong cuộc họp đang diễn ra.
Do vậy, việc chuẩn bị một biên bản cuộc họp và ghi chép nhanh chóng nội dung cuộc họp là một điều cần thiết
Một biên bản cuộc họp cần đáp ứng những nội dung sau:
+ Thời gian, địa điểm diễn ra cuộc họp;
+ Thành phần tham gia
+ Nội dung cuộc họp
+ Kết luận cuộc họp.
(2) Ghi nhanh và ghi đủ
Người ghi biên bản cuộc họp thường phải là một người có tốc độ ghi nhanh và đầy đủ các thông tin quan trọng. Do đó, người ghi biên bản cuộc họp cần phải chuẩn bị sẵn sổ ghi chép hoặc máy tính để có thể lưu lại các thông tin trong trường hợp không thể sử dụng máy ghi âm.
Người ghi biên bản cuộc họp phải luôn đảm bảo nội dung biên bản có được những thông tin quan trọng và đúng yêu cầu.
(3) Nội dung biên bản phải có trọng tâm
Một biên bản cuộc họp cần phải có trọng tâm để người những người không tham dự cuộc họp có thể hiểu được vấn đề, tránh trình bày dài dòng, lan man những vấn đề không cần thiết.
(4) Thông tin trong biên bản cuộc họp phải chính xác
Một biên bản cuộc họp cần phải được đảm bảo sự khách quan, độ trung thực. Người ghi biên bản cuộc họp không được ghi thêm, ghi bớt, không được bình luận vào các ý kiến trong cuộc họp.
Biên bản cuộc họp cần phải được đọc cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa nếu chưa đúng và tự giác ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm.
Mục đích biên bản họp
Mục đích của biên bản cuộc họp là để mô tả các hành động được thực hiện bởi những người tham dự cuộc họp. Trái với suy nghĩ của một số người, ghi lại biên bản cuộc họp không phải là vấn đề “ghi chép” hay phiên âm những gì mọi người nói trong cuộc họp. Biên bản cuộc họp nên mô tả những gì đã được thực hiện tại cuộc họp, chứ không phải những lời được nói bởi từng thành viên.
Mặc dù ghi chú cuộc họp có thể rất hữu ích cho sử dụng nội bộ, nhưng cũng cần phải nhận ra rằng một số phút họp, chẳng hạn như từ cuộc họp hội đồng quản trị hoặc cuộc họp của giám đốc điều hành của một công ty giao dịch công khai, là tài liệu pháp lý. Điều này có nghĩa là chúng có thể được sử dụng bởi các luật sư, thẩm phán và các cơ quan chính phủ trong các vụ kiện tại tòa án, tranh chấp về tình trạng thuế của tổ chức của bạn và trong các quy trình kinh doanh và pháp lý khác nhau. Khi bạn soạn thảo biên bản cuộc họp, hãy cân nhắc rằng ai đó bên ngoài tổ chức của bạn có thể một ngày nào đó đọc chúng. Sự hiểu biết của cá nhân đó về những gì bạn đã viết có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức của bạn.
– Thành phần thiết yếu bao gồm :
Tùy thuộc vào chính sách của công ty của bạn, bạn có thể linh hoạt khi chọn định dạng cho mẫu biên bản cuộc họp của mình. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp có thể đóng vai trò là tài liệu pháp lý, vì vậy chúng nên bao gồm thông tin có thể giúp người đọc xác định thời điểm và địa điểm diễn ra cuộc họp, ai tham dự, mục đích của cuộc họp và những gì đã được thực hiện ở đó.
– Dự thảo biên bản cuộc họp nên bao gồm tên của tổ chức của bạn, loại cuộc họp diễn ra, ngày diễn ra cuộc họp, địa điểm của cuộc họp và thời gian bắt đầu.
– Biên bản cuộc họp cũng nên bao gồm tên của các thành viên hội đồng quản trị, giám đốc điều hành hoặc người tham gia cuộc họp. Danh sách này sẽ phụ thuộc vào loại cuộc họp mà bạn đang ghi lại.
– Vào đầu biên bản, lưu ý khi biên bản của cuộc họp trước được trình bày và phê chuẩn bởi hội đồng quản trị hoặc những người khác có thẩm quyền trong tổ chức.
– Nếu một cuộc họp được tổ chức tốt, nó thường sẽ tuân theo một chương trình nghị sự trong đó các thành viên hội đồng quản trị, giám đốc điều hành và các bên khác sẽ trình bày thông tin hoặc thực hiện các hành động cụ thể. Biên bản của bạn nên phản ánh và ghi lại các hoạt động này.
– Khi mô tả một hành động và phân tích nó, nếu có.
Trên đây là tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về biên bản cuộc họp, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại để được giải đáp.