Thành lập công ty hợp danh thì điều đầu tiên bạn suy nghĩ chắc chắn sẽ là làm như thế nào để thành lập công ty hợp danh nhanh nhất, cần những hồ sơ thủ tục như thế nào, để thành lập công ty dễ dàng nhất không tốn kém và mất nhiều thời gian.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 (Luật Doanh nghiệp 2020);
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ban hành ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. (thay thế cho Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 và Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08/01/2019);
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (Nghị định số 78/2015/NĐ-CP);
- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
Thế nào được gọi là công ty hợp danh?
-
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
-
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
-
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
-
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
Quy định pháp luật về công ty hợp danh
Công ty hợp danh là được hiểu là công ty có ít nhất hai thành viên hợp danh làm chủ (đều là cá nhân) tham gia hoạt động thương mại dưới một pháp nhân chung, liên đới chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty.
Ngoài các thành viên hợp danh, loại hình còn có thể có thêm các thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản cũng như các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Các thành viên hợp danh có quyền thỏa thuận trong việc quản lý, điều hành công ty. Thành viên hợp danh không được làm chủ của doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh khác công ty khác, trừ trường hợp được thỏa thuận, nhất trí giữa các thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty hợp danh.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân ngay khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
=> Thực tế công ty hợp danh thường có những ràng buộc lớn bởi sự hợp danh (đối nhân của mình), do đó ít được lựa chọn để tiến hành hoạt động kinh doanh, chủ yếu nhu cầu thành lập công ty hợp danh sẽ phụ thuộc một số ngành nghề yêu cầu bắt buộc đối với loại hình này.
Ví dụ như ngành nghề đấu giá tài sản, luật, kiểm toán,… mang nặng tính chuyên môn cũng như cần phải có trách nhiệm bảo đảm bảo.
Yêu cầu, điều kiện thành lập công ty hợp danh
– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
1. Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.
2. Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử.
3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 338, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp, lưu ý một số quy định như: tên bao gồm hai thành tố (loại hình và tên riêng); những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp; tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp; tên trùng và tên gây nhầm lẫn.
3. Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ tương ứng đối với loại hình doanh nghiệp như đã nêu tại Thành phần hồ sơ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật);
4. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Thủ tục thành lập công ty hợp danh
Khi đã nắm được về các quy định pháp luật về điều kiện thành lập công ty hợp danh, các yêu cầu cũng như ưu nhược điểm của loại hình doanh nghiệp. Sẽ dễ dàng hình dung và quan tâm đến quy trình và thủ tục thành lập công ty hợp danh gồm những bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin ban đầu của công ty hợp danh
- Chọn người đại diện theo pháp luật công ty hợp danh
Người đại diện công ty có đủ năng lực, kinh nghiệm, cũng như trình độ để quyết định, giải quyết các công việc quan trọng của công ty, và người đại diện pháp luật cần tuân thủ các quy định về ngành nghề ví dụ: đấu giá, kiểm toán,..
- Lựa chọn tên cho công ty hợp danh
Tên của công ty hợp danh cũng như quy định về các loại hình công ty khác. Cần đặt tên công ty không được trùng lặp, hoặc dễ nhầm lẫn,…phù hợp văn hóa, cấu trúc tên đầy đủ, có thể: tên tiếng anh, tên viết tắt…và đảm bảo những quy định chung về việc đặt tên.
- Chuẩn bị trụ sở của công ty hợp danh
Các trụ sở công ty cần rõ ràng, đủ thông tin cần thiết và phải xác thực để dễ cho việc kinh doanh cũng như áp dụng nghĩa vụ thuế. Địa chỉ trụ sở của công ty hợp danh nhiều trường hợp không được đặt ở nhà chung cư, khu tập thể. Cũng như không dùng địa chỉ giả hay địa chỉ nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- Vấn đề vốn điều lệ của công ty hợp danh
Công ty hợp danh của bạn sẽ kê khai vốn điều lệ theo khả năng, điều kiện hay số vốn cụ thể của công ty. Với những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định, cần thực hiện đăng ký với mức vốn điều lệ tối thiểu ngang bằng với số vốn pháp định theo quy định.
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, để có thể tiến hành thành lập công ty hợp danh. Nếu như doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép. Trường hợp yêu cầu điều kiện hay đòi hỏi chứng chỉ hành nghề bạn cần thực hiện cung cấp các chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật.
Bước 2: Chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty hợp danh
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh gồm những giấy tờ như sau:
- Giấy đề nghị được cấp phép thành lập công ty hợp danh.
- Danh sách và thông tin của thành viên công ty hợp danh (bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn nếu có).
- Dự thảo điều lệ của công ty hợp danh,
- Bản sao thông tin cá nhân (Căn cước công dân, Chứng minh thư, hộ chiếu,…
- Giấy ủy quyền cho người khác thực hiện (nếu có).
Bước 3: Nộp, theo dõi hồ sơ thành lập công ty hợp danh nhận kết quả.
Tiến hành nộp trực tiếp hồ sơ như trên hoặc nộp hồ sơ qua mạng trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở, theo dõi kết quả và bổ sung theo hướng dẫn của chuyên viên (nếu có). Nhận kết quả sau 3-5 ngày làm việc khi hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Chuẩn bị công bố thông tin công ty hợp danh và khắc con dấu
Sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh, công ty hợp danh cần cần thực hiện các công việc công bố công khai lên cổng thông tin doanh nghiệp, và khắc mẫu con dấu để việc kinh doanh đi vào hoạt động được dễ dàng đủ cơ sở pháp lý.
Ngoài ra cần lưu ý thêm các công việc:
- Thực hiện việc nghĩa vụ thuế
- Thực hiện góp vốn theo cam kết (nếu có) trong thời hạn theo quy định,
- Đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số,
- Treo biển hiệu công ty, chức danh và phát hành hóa đơn,
- Thuê kế toán, dịch vụ kế toán (nếu có).
Thủ tục sau khi thành lập công ty hợp danh
Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:
- Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp.
- Thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu tại Cơ quan Thuế.
- Đăng ký chữ ký số để kê khai và nộp thuế theo quy định
- Kê khai và nộp lệ phí môn bài qua mạng theo quy định
- Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được cấp giấy phép con trước khi hoạt động.
- Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi kịp thời và chính xác trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.
- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Đăng kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn điện tử qua mạng
Hiện nay, thay vì khai thuế trên tờ khai giấy và nộp trực tiếp tại cơ quan thuế thì người nộp thuế đã có thể khai trực tuyến qua mạng và sử dụng chữ ký số để thay thế chữ ký tay và con dấu doanh nghiệp.
Với những chia sẻ trên hy vọng các bạn phần nào hiểu thêm quy định công ty hợp danh các đặc điểm cơ bản và đặc biệt về thủ tục thành lập công ty hợp danh để qua đó dễ dàng hơn trong việc thành lập loại hình này.
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!