Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân cần chuẩn bị những gì? Doanh nghiệp tư nhân là gì? Cách thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân? Việc nắm rõ những thông tin này sẽ giúp quý công ty dễ dàng tiến hành thực hiện thủ tục thành lập công ty tư nhân về sau. Luật Trần xin chia sẻ hướng dẫn chi tiết về các thủ tục, hồ sơ và quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân trong bài viết sau.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư lựa chọn hình thức doanh nghiệp tư nhân để đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận người tiêu dùng. Cần có những điều kiện gì để có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân được nhiều người quan tâm.

Điều kiện riêng khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Những điều kiện riêng để có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định trong luật Doanh nghiệp năm 2020. Cụ thể bao gồm các vấn đề sau:

  • Mỗi doanh nghiệp tư nhân chỉ do suy nhất một cá nhân làm chủ.
  • Mỗi cá nhân cũng chỉ được quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.
  • Người làm chủ không được đồng thời là thành viên của công ty hợp danh hay chủ hộ kinh doanh.

Điều kiện chung khi thành lập công ty

Bên cạnh những điều kiện riêng thì doanh nghiệp cũng cần tuân theo những điều kiện chung được pháp luật quy định cho mọi công ty được thể hiện trong Luật doanh nghiệp 2020. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp tư nhân cụ thể như sau:

  • Về tên: Tên doanh nghiệp không được trùng hay gây nhầm lẫn với những đơn vị đã đăng ký thành lập từ trước đến nay. Tên phải bao gồm 3 loại là: Tên theo tiếng Việt. Tên theo tiếng nước ngoài và Tên viết tắt.
  • Điều kiện về trụ sở công ty: cách đặt địa chỉ công ty theo quy định cần phải có địa chỉ rõ ràng nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Các thông tin  chi tiết bao gồm số nhà, ngách/hẻm/ngõ, đường/phố, thị trấn/phường/xã, quận/huyện/thành phố, tỉnh. Địa chỉ trụ sở không thuộc các chung cơ có chức năng để ở hay tại các khu quy hoạch của địa phương.
  • Về ngành kinh doanh: Những quy định về ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh cần có trong hệ thống ngành được cho phép kinh doanh theo quy định tại Luật doanh nghiệp mới nhất.
  • Về vốn: Khi kinh doanh một số ngành nghề đặc thù, vốn đầu tư ban đầu phải thỏa mãn điều kiện của Pháp luật.
  • Về chủ thể doanh nghiệp: Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài đều có thể thành lập doanh nghiệp hình thức tư nhân. Tuy nhiên, cần loại trừ các đối tượng được nêu trong khoản 2 điều 17 của Luật doanh nghiệp hiện hành.

thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?

Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần vốn tối thiểu bao nhiêu? Hầu hết mọi người đều thắc mắc về vấn đề này khi quyết định thành lập công ty. Tuy nhiên, thực tế thì vốn tối thiểu khi thành lập công ty sẽ tùy thuộc vào ngành nghề bạn đăng ký kinh doanh. Cụ thể:

– Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì cũng không cần lo lắng về vốn mở công ty. Có nghĩa là, bạn có bao nhiêu tiền cũng có thể thành lập công ty. Ví dụ bạn chỉ có 10 triệu đồng, thì bạn vẫn có thể đăng ký kinh doanh công ty tư nhân mà không phải lo lắng về vấn đề kê khai tài chính hay chứng minh tài sản.

– Tuy nhiên, trong trường hợp công ty kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn ký quỹ thì lúc này vốn tối thiểu khi mở công ty tư nhân sẽ phải tuân thủ quy định về vốn của ngành nghề.

  • Ví dụ: Công ty của bạn kinh doanh ngành nghề Sản xuất phim, đây là ngành nghề yêu cầu vốn pháp định 1 tỷ đồng. Lúc này, vốn tối thiểu bạn cần có sẽ là 1 tỷ đồng.
  • Hay trường hợp bạn muốn mở công ty lữ hành nội địa thì sẽ cần vốn tối thiểu là 250 triệu đồng. Bởi vì ngành nghề này yêu cầu vốn pháp định 250 triệu đồng.

Chuẩn bị thành lập doanh nghiệp tư nhân cần những gì?

Để quy trình các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân diễn ra thuận lợi, thì trước tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những thông tin sau:

1. Tên doanh nghiệp tư nhân

– Đầu tiên, bạn cần biết cách đặt tên doanh nghiệp. Trước khi đặt tên, bạn nên vào trang Đăng ký kinh doanh, vào danh mục Dịch vụ công/Tra cứu tên doanh nghiệp, để kiểm tra xem tên doanh nghiệp mình định đặt có trùng với doanh nghiệp nào không.

– Với tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp = Tên loại hình doanh nghiệp +  Tên riêng của doanh nghiệp.

– Với tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp tư nhân:  Được dịch bằng tiếng Việt tương ứng. Tên riêng của doanh nghiệp tư nhân có thể giữ nguyên hay dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

– Tên viết tắt của doanh nghiệp tư nhân được viết tắt bằng tiếng Việt hay nước ngoài.

– Ví dụ: Bạn muốn đặt tên doanh nghiệp là Hoàn Cầu.

  • Vậy tên doanh nghiệp tư nhân của bạn sẽ là: Doanh nghiệp tư nhân Hoàn Cầu
  • Tên tiếng anh sẽ là: Hoan Cau Private Enterprise
  • Tên viết tắt sẽ là: Hoan Cau PE

– Trường hợp đã có công ty tên là Hoàn Cầu rồi thì bạn không nên sử dụng tên này nữa. Bởi vì nó sẽ bị liệt kê vào trường hợp tên trùng lặp. Ngoài ra, bạn cũng không thể đặt tên là Doanh nghiệp tư nhân Hoàn Cầu 1, Doanh nghiệp tư nhân Hoàn Cầu F hay Doanh nghiệp tư nhân Hoàn Cầu. vì nó bị xếp vào tên gây nhầm lẫn. Những trường hợp này, công ty của bạn có thể sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh do vi phạm quy định đặt tên.

2. Địa chủ trụ sở chính của công ty

– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • Số nhà, tên phố hay tên xã, phường, thị trấn. huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Số điện thoại của doanh nghiệp
  • Số fax, Thư điện tử (nếu có).

– Địa chỉ công ty không được đặt ở chung cư, khu tập thể. Tuy nhiên, bạn có thể đặt địa chỉ công ty tại nhà riêng độc lập.

– Ngoài ra, một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty, trường hợp này là áp dụng cho các công ty thuê địa chỉ làm trụ sở chính

3.Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

– Doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Mã ngành nghề phải chính xác.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm những loại giấy tờ gì?

Thủ tục thành lập công ty tư nhân cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau căn cứ theo NĐ 01/2021/NĐ-CP:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu mới nhất ngày 15/10/2020.
  • Bản sao hợp lệ chứng minh thư, căn cước, hộ chiếu của người chủ sở hữu doanh nghiệp. Tất cả được quy định tại NĐ  01/2021/NĐ-CP.
  • Cam kết thực hiện các mục tiêu về xã hội và môi trường nếu là doanh nghiệp xã hội.
  • Nếu chủ doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện việc nộp và tiến hành thành lập công ty, cần có giấy tờ ủy quyền cho cá nhân tổ chức thực hiện.

Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ  cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau căn cứ theo NĐ 01/2021/NĐ-CP

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu mới nhất ngày 15/10/2020.
  • Bản sao hợp lệ chứng minh thư, căn cước, hộ chiếu của người chủ sở hữu doanh nghiệp. Tất cả được quy định tại NĐ 01/2021/NĐ-CP.
  • Cam kết thực hiện các mục tiêu về xã hội và môi trường nếu là doanh nghiệp xã hội.
  • Nếu chủ doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện việc nộp và tiến hành thành lập công ty, cần có giấy tờ ủy quyền cho cá nhân tổ chức thực hiện.

Nộp hồ sơ

Có hai phương thức nộp hồ sơ đăng ký công ty tư nhân như sau:

  • Nộp hồ sơ offline tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính.
  • Nộp hồ sơ online qua mạng điện tử tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo đường link dưới đây: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Các vấn đề cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

  • Về tên: Tên doanh nghiệp không được trùng hay gây nhầm lẫn với những đơn vị đã đăng ký thành lập từ trước đến nay. Tên phải bao gồm 3 loại là: Tên theo tiếng Việt. Tên theo tiếng nước ngoài và Tên viết tắt.
  • Điều kiện về trụ sở công ty: cách đặt địa chỉ công ty theo quy định cần phải có địa chỉ rõ ràng nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Các thông tin chi tiết bao gồm số nhà, ngách/hẻm/ngõ, đường/phố, thị trấn/phường/xã, quận/huyện/thành phố, tỉnh. Địa chỉ trụ sở không thuộc các chung cơ có chức năng để ở hay tại các khu quy hoạch của địa phương.
  • Về ngành kinh doanh: Những quy định về ngành nghề kinh doanh DNTN đăng ký kinh doanh cần có trong hệ thống ngành được cho phép kinh doanh theo quy định tại Luật doanh nghiệp mới nhất.
  • Về vốn: Khi kinh doanh một số ngành nghề đặc thù, vốn đầu tư ban đầu phải thỏa mãn điều kiện của Pháp luật.

Ưu và nhược điểm của hình thức doanh nghiệp tư nhân

Mỗi hình thức mở doanh nghiệp tư nhân đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Khi lựa chọn hình thức doanh nghiệp tư nhân cũng sẽ có những điểm mạnh và hạn chế như sau:

Về ưu điểm

  • Do doanh nghiệp chỉ có 1 chủ sở hữu duy nhất nên người làm chủ có thể đưa ra mọi quyết định liên quan đến hoạt động công ty. Điều này giúp hệ thống đồng nhất, không xảy ra các tranh chấp nội bộ. Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng đồng thời là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trước pháp luật.
  • Cơ cấu tổ chức công ty đơn giản, không cầu kỳ hay bộ máy quá cồng kềnh. Mọi hoạt động đều được người làm chủ nắm bắt nhanh chóng và kiểm soát hiệu quả. Tất cả các bộ phận hoạt động thống nhất.
  • Doanh nghiệp có trách nhiệm vô hạn nên quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp cho bạn hàng, đối tác có lòng tin hơn vào đơn vị và sẵn sàng hợp tác kinh doanh.

Về nhược điểm

  • Thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ không  được phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay bất cứ hình thức chứng khoán nào. Bởi vậy công ty không được phép lên sàn giao dịch. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc huy động vốn và mở rộng hoạt động.
  • Đơn vị cũng không được quyền góp vốn vào các công ty hợp danh, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn. Mọi tài sản của chủ doanh nghiệp đều thuộc doanh nghiệp nên khó mở rộng làm ăn, đầu tư vào những thị trường khác.
  • Doanh nghiệp có tính rủi ro cao do chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình. Khi công ty làm ăn thua lỗ và phải gánh nợ, không có sự phân biệt giữa tài sản chủ sở hữu và tài sản công ty.

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139