Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản tố cáo thế nào?

Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Khi vi phạm thì mức xử phạt như thế nào? Hoặc khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tố cáo được khôngNhững năm gần đây, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang trở nên báo động. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ gây thiệt hại đối với Nhà Nước và công dân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng an ninh – trật tự xã hội.

Vậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được pháp luật xử lý như thế nào? Tất cả những thông tin này đều được Luật Trần và Liên Danh cập nhật đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo quy định hiện nay: tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Quy định mới của Bộ luật hình sự năm 2015 có nhiều thay đổi so với bộ luật hình sự cũ về hình phạt cũng như những tình tiết định khung về số lượng tiền lừa đảo hoặc chiếm đoạt.

Phân tích tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khái niệm

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

a) Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

– Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự

– Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chí bị truy cứu những tội danh tương ứng đó. Ví dụ, như hành vi gian dối làm tem giả, vé giả …( Điều 164 Bộ luật hình sự), hành vi gian dối trong cân đong đo đếm, tình gian, đánh tráo hàng ( Điều 162 Bộ luật hình sự), hành vi lừa đảo chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194 Bộ luật hình sự), hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón thuốc thú y, bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158 Bộ luật hình sự) đều có dấu hiệu gian dối.

b) Dấu hiệu khác

Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.

Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Tuy nhiên cần lưu ý:

Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định.

Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng (như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).

Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mức xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định Điều 174 Bộ luật Hình Sự có 04 mức phạt chính như sau:

1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ. Hoặc dưới 2 triệu VNĐ mà thuộc một trong những trường hợp được nêu ở phần quy định trên thì chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi hành hung để tẩu thoát;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách có tổ chức;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Người nào có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ và thuộc một trong các trường hợp a, b, e, d tại mục 1 nêu trên;
  • Lợi dụng dịch bệnh, thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp này sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu VNĐ trở lên;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ nhưng thuộc một trong những trường hợp đã nêu ở phần Quy định về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, hoàn cảnh chiến tranh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

5. Mức hình phạt bổ sung đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu VNĐ cho đến 50 triệu VNĐ dựa trên mức giá trị của tài sản bị chiếm đoạt.

Hướng dẫn viết mẫu đơn khởi kiện, tố cáo bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khi mở phần …, ngày … tháng … năm …, hãy nhập tên của tiểu bang liên bang mà người nộp đơn khởi kiện lừa đảo đang ở tại thời điểm nộp đơn và ngày trong năm tại thời điểm khiếu nại Lừa đảo, chiếm đoạt Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2021.

(Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn …… ..) Ghi đúng họ tên của người lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: (Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Trần Thị Mỹ)

Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện: ………… Cung cấp tên chính xác của cơ quan điều tra mà người khiếu nại cung cấp. A. Ví dụ: Cơ quan điều tra – Công an quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Kiểm sát viên cấp huyện: …………. Bao gồm tên chính xác của văn phòng công tố mà công tố viên sẽ được cử đến. Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Họ và tên: ……… Ghi họ và tên người trình báo việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Chứng minh nhân dân thành phố hoặc Thẻ căn cước công dân.

Ngày, tháng, năm sinh: …… Ghi ngày tháng năm sinh của người báo cáo. Ví dụ: 03.02.1984

Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân, số: Tại mục này ghi đúng số Chứng minh nhân dân 9 hoặc 12 số của người khiếu nại.

Ngày cấp: Ghi ngày cấp chứng minh nhân dân (nếu ghi loại 9 số) hoặc ngày cấp thẻ căn cước công dân (nếu ghi căn cước công dân 12 số) – xem mặt sau của chứng minh nhân dân / thẻ căn cước công dân.

Nơi cấp: Công an tỉnh: Đăng ký Công an tỉnh sẽ cấp CMND/Thẻ căn cước công dân: Ví dụ: Công an tỉnh Đồng Nai

Hộ khẩu thường trú: Đăng ký căn hộ theo sổ hộ khẩu hoặc theo CMND/Thẻ Căn cước công dân

Nơi ở hiện tại: Ghi chính xác địa chỉ nhà hiện tại của người khai báo vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan

Ông / Bà: Ghi đúng họ và tên của người bị tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ngày, tháng, năm sinh : Nhập ngày tháng năm sinh chính xác của người bị buộc tội gian lận. lừa đảo chiếm đoạt tài sản

CMND: Ghi đúng số CMND 9 số hoặc CMND 12 số của đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ngày cấp: Thông tin ngày cấp CMND/Thẻ căn cước công dân của người đăng ký

Nơi cấp: Công an Bang: Nhập Bang đã cấp chứng minh nhân dân / thẻ căn cước công dân của nghi phạm, xem ngược lại.

Địa chỉ thường trú: Ghi chính xác địa chỉ thường trú của người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Địa chỉ hiện tại: Ghi chính xác địa chỉ hiện tại của người bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Vì anh ta…. …………………. Ví dụ: 50.000.000 đồng (bằng chữ: năm mươi triệu chẵn)

Sự việc cụ thể như sau ….. ……………..…: Mô tả chi tiết quá trình gian lận của bạn, có thể chi tiết hoặc tóm tắt, nhưng phải chứa đầy đủ nội dung của trường hợp gian lận

Có thể khẳng định rằng Ông / Bà … … … nhập thông tin chính xác như điểm (12)

Với số tiền là ………… .. Nhập thông tin chính xác như điểm (20) a (24) Tôi nghĩ hành vi của bạn… ……… Điền chính xác các thông tin như điểm (12)

Tùy theo hành vi và loại người lừa đảo tại Điều 174. và khoản 2 của Bộ luật Hình sự, sẽ chấm điểm khoản, Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tính xác thực của hành vi phạm tội. tố cáo hành vi của ông/bà …………………. Ghi chính xác thông tin như mục (12)

Đưa ra truy tố, xét xử ông/bà ……………… Ghi chính xác thông tin như mục (12)

Buộc ông/bà ……………… Ghi chính xác thông tin như mục (12)

Tài liệu đính kèm: Người làm đơn khởi kiện lừa đảo nhằm tố cáo chiếm đoạt tài sản khi gửi đơn đến  cơ quan chức năng kèm theo những loại tài liệu, chứng cứ nào thì liệt kê đầy đủ và chi tiết tại mục này.

Người tố cáo trong đơn khởi kiện lừa đảo: Ghi đầy đủ họ và tên của người làm đơn, ký tên ở dưới.

Nộp đơn khởi kiện bị tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu? Nộp cho ai?

Gửi đơn khởi kiện lừa đảo, tố giác tội phạm đến cơ quan điều tra nhà nước nơi bạn cư trú.

Theo quy định tại Điều 144 (1) Bộ luật Tố tụng Hình sự
“Việc tố giác tội phạm là việc một người phát hiện và báo tin cơ quan có thẩm quyền “;
 
Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về đơn khởi kiện lừa đảo tố giác tội phạm của bạn, nếu vụ việc không thuộc trách nhiệm của cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định: Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp khởi tố tội phạm hoặc có đơn khởi kiện lừa đảo tố giác hoặc có ý định khởi tố hình sự thì Cơ quan điều tra, Cơ quan công tố, cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thực hiện một loạt các hoạt động điều tra như đã nêu tại khoản 2 Điều 145 Điều này. “

Mẫu đơn khởi kiện bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng… năm 20 …

ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của …… )

Kính gửi: CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN ………

VIỆN KIỂM SÁT ………………………………

Họ và tên tôi: ……………… Sinh ngày: …………………

Chứng minh nhân dân số: …………………………………

Ngày cấp: …./…../20……. Nơi cấp: Công an tỉnh………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………….………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………

Tôi làm đơn khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản này nhằm tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh: …………………… Sinh ngày: ………………………

Chứng minh nhân dân số: …………………………………

Ngày cấp: ………………… Nơi cấp: ………………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………

Vì anh …… đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi gồm ……

Sự việc cụ thể như sau: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh/Chị ………… đã có hành vi gian dối lợi dụng niềm tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nói trên.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, Anh/Chị …… đã chiếm đoạt là có giá trị là …… triệu đồng của tôi.

Hành vi của Anh/Chị ………… có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – qui định của Bộ luật hình sự năm 2015 tại khoản … Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể được quy định như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: …”

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn khởi kiện lừa đảo này tố cáo anh … Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh …… về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Buộc anh ……… phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trong đơn khởi kiện lừa đảo trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.

Người tố cáo

(ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là một số nội dung về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản tố cáo như thế nào, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139