Dịch vụ luật sư doanh nghiệp

dịch vụ luật sư doanh nghiệp

Việt Nam tham gia ngày càng nhiều những hiệp định về đầu tư và thương mại, cùng với đó các chính sách pháp luật trong nước có nhiều thay đổi như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật lao động…Sự thay đổi mới mẻ này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cách tiếp cận thị trường nhanh chóng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Dịch vụ luật sư Doanh nghiệp là sự lựa chọn cần thiết để đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn.

Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm xử lý hầu hết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Trần và Liên Danh sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho quý khách hàng.

Tổng quan pháp luật điều chỉnh đối với doanh nghiệp

Hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại, Luật lao động… nhằm tạo ra sự công bằng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh các các doanh nghiệp.

Các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp hầu hết liên quan đến các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp, thuế, hợp đồng, giải quyết tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng…

Luật Trần và Liên Danh chúng tôi tiếp nhận, cung cấp dịch vụ pháp lý giải quyết tất cả những nội dung pháp lý nêu trên từ tư vấn cho đến trực tiếp tham gia giải quyết.

Đăng ký và các thủ tục thay đổi nội dung đăng ký

Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đối với công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ công ty, Danh sách thành viên, Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ công ty, Danh sách thành viên, Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Đối với công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ công ty, Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Quy trình đăng ký trực tuyến bao gồm:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống

Đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc Gán Chữ ký số công cộng vào tài khoản

Tài khoản thanh toán điện tử

Bước 2. Nộp hồ sơ

Tạo hồ sơ

Nhập thông tin

Scan và tải tài liệu đính kèm

Chuẩn bị hồ sơ

Ký xác thực hồ sơ

Thanh toán

Bước 3. Nhận kết quả

Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ

Sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)

Nhận kết quả.

Hoạt động (cơ cấu tổ chức, đối tác – khách hàng, đối thủ cạnh tranh, quan hệ với cơ quan hành chính nhà nước thuế, bảo hiểm xã hội)

dịch vụ luật sư doanh nghiệp
dịch vụ luật sư doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức của các loại hình công ty:

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm có Hội đồng thành viên (HĐTV), Chủ tịch HĐTV, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch HĐTV hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch HĐTV là người đại diện theo pháp luật.

Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu thì được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau. Mô hình thứ nhất: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc tổng giám. Mô hình thứ hai: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định. Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.

Công ty Cổ phần thì trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT.

Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do HĐQT ban hành.

Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Công ty hợp danh gồm có HĐTV, Chủ tịch HĐTV đồng thời phải là thành viên hợp danh, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. HĐTV gồm có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Chủ DNTN có thể trực tiếp là người đại diện hoặc có thể thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để điều hành và quản lý doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh có cơ cấu tổ chức rất đơn giản gồm có chủ hộ và các thành viên trong hộ. Do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Hộ kinh doanh có thể thuê người khác điều hành quản lý hoạt động kinh doanh.

Đối tác – Khách hàng: Có quy chế và bộ mẫu hợp đồng gồm thư đề nghị, thông báo giao dịch, hợp đồng, phụ lục hợp đồng, quy tắc đàm phán, hòa giải tranh chấp, bộ phận quản trị rủi ro pháp lý…

Đối thủ cạnh tranh: Cần phân loại đối thủ cạnh tranh và có báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh của đối thủ dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu của họ về sản phẩm, truyền thông, giá cả, kênh phân phối…và phải phù hợp với quy định của pháp luật, trong trường hợp xảy ra tranh chấp cần được giải quyết ngay.

Quan hệ với cơ quan hành chính nhà nước thuế: trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nộp các loại thuế sau:

Thuế môn bài: Khai một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập. Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30 tháng 01 dương lịch.

Từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với Doanh nghiệp mới thành lập, trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài.

Thuế thu nhập Doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, thu dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Thời hạn hồ sơ quyết toán thuế TNDN chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế TNCN theo tháng (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và số thuế TNCN phải nộp trong tháng từ 50 triệu đồng trở lên): Chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng kế tiếp.

Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế TNCN theo quý (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hoặc doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và số thuế TNCN phải nộp trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng): Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý kế tiếp.

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo tháng, hạn nộp là 20 ngày kể từ ngày kết thúc tháng đó. Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo quý, hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý đó. Hạn nộp tiền thuế GTGT: Trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT.

Bên cạnh đó, có một số loại thuế khác dựa theo đặc điểm của từng doanh nghiệp như: Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường…

Bảo hiểm xã hội (BHXH): doanh nghiệp mới thành lập cần đăng ký tham gia BHXH lần đầu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện kê khai thông tin chi tiết: tên đơn vị; mã số đơn vị; mã số thuế; địa chỉ đăng ký kinh doanh, địa chỉ giao dịch hoặc liên hệ…

Doanh nghiệp thực hiện lập danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo Mẫu D02-TS.

Doanh nghiệp lập bảng kê thông tin theo Mẫu D01-TS, kê các thông tin của người lao động đóng.

Đối với từng đối tượng lao động khác nhau sẽ nộp thêm các loại giấy tờ khác nhau trong trường hợp đối với người lao động làm việc tại đơn vị sử dụng lao động, người lao động làm việc ở nước ngoài.

Chấm dứt hoạt động (giải thể, phá sản, sáp nhập…)

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Trường hợp chia, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết về thông tin dịch vụ luật sư doanh nghiệp. Nếu có vấn đề nào cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua Hotline, Luật sư của Luật Trần và Liên Danh hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau.

Hotline của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn luật doanh nghiệp từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139