Luật sư tư vấn hợp đồng

luật sư tư vấn hợp đồng

Dịch vụ luật sư tư vấn hợp đồng là một trong những dịch vụ nhằm cung cấp và tháo gỡ những vướng mắc của khách hàng liên quan đến hợp đồng. Trách nhiệm của một luật sư là nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, tạo được lòng tin và sự am hiểu pháp luật đến quý khách hàng.

Nắm bắt được nhu cầu thiết trên, Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh với đội ngũ luật sư dày dạn kinh nghiệm đặc biệt là luật sư chuyên môn trong lĩnh vực hợp đồng sẽ là một trong những lựa chọn tốt nhất cho quý khách hàng.

Các vấn đề quan trọng, cơ bản đối với một hợp đồng

Đối tượng hợp đồng

“Hợp đồng” là một giao dịch dân sự, cụ thể căn cứ tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, là chứng thư để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, các bên thực hiện thống nhất tên gọi hợp đồng phù hợp với giao dịch cần thực hiện.

Trong hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa, cần ghi rõ quy chuẩn về đóng gói, xếp hàng, bảo quản. Số lượng, kích thước của hàng hóa cũng cần thỏa thuận rõ trong hợp đồng, đồng thời quy đổi ra đơn vị thống nhất giữa các bên để hạn chế các rủi ro tranh chấp về sau.

Giá trị hợp đồng, tiến độ và phương thức thanh toán

Trong Hợp đồng cần ghi rõ giá trị hợp đồng bằng số và chữ, với đơn vị tiền tệ là Đồng Việt Nam (VND).

Trong các giao dịch quốc tế, trong hợp đồng có thể ghi nhận tiền mặt và giá trị quy đổi sang tiền quốc tế.

Hợp đồng nên có sự quy định rõ ràng về tiến độ thực hiện hợp đồng, thời hạn thực hiện.

Đối với việc thanh toán, hợp đồng quy định phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Việc thanh toán trong một lần hoặc thành nhiều đợt.

Giao, vận chuyển, nhận đối tượng hợp đồng và quyền sở hữu đối tượng hợp đồng

Trong quá trình giao nhận hàng hóa, khó tránh khỏi rủi ro phát sinh, dẫn đến giao chậm, hư hỏng hoặc mất mát hàng hóa. Do đó, các bên cần thống nhất và ghi đầy đủ các thông tin:

Lịch trình giao hàng hoặc lịch trình cung cấp dich vụ;

Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên nào chịu.

Chi phí bốc xếp của mỗi bên;

Quy định lịch giao nhận hàng, chế tài đối việc bên mua không nhận hàng; chế tài nếu bên bán không có hàng giao khi phương tiện chở hàng của bên mua đến;

Trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa khi nhận hàng; các biểu mẫu, giấy tờ, biên bản xác nhận chất lượng hàng hóa.

Các thủ tục giải quyết khi phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng;

Nghĩa vụ bồi thường;

Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa;

Chính sách bảo quản và bảo hiểm đối tượng hợp đồng trong quá trình thực hiện

Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với những rủi ro tổn thất của đối tượng bảo hiểm.

Trong đó quy định:

Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm;

Cam kết chịu trách nhiệm của bảo hiểm về việc bồi thường những tổn thất của đối tượng hợp đồng do một rủi ro gây ra;

Nghĩa vụ trả phí bảo hiểm của bên được bảo hiểm cho bên bảo hiểm

Quy định các điều khoản loại trừ nghĩa vụ bảo hiểm.

Chính sách bảo hành (nếu có).

Trong quá trình bảo hành, nếu bên bán nếu có lỗi thì phải bồi thường về bảo hành

Theo khoản 1 Điều 419 Bộ luật dân sự 2015, bên cạnh yêu cầu bên bán thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có thể yêu cầu bồi thường về các khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.

Hợp đồng cần quy định các trường hợp không được bảo hành, giảm mức bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 419 Bộ luật này.

Bất khả kháng và trở ngại khách quan

Để tránh những tranh chấp hoặc bồi thường liên quan đến vấn đề này, hợp đồng nên quy định rõ, liệt kê cụ thể về:

Định nghĩa sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

Trách nhiệm của mỗi bên khi xảy ra các sự kiện này;

Các điều khoản miễn trừ

Căn cứ theo quy định Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005, quy định trách nhiệm miễn trừ đối với hành vi vi phạm như sau:

Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

luật sư tư vấn hợp đồng
luật sư tư vấn hợp đồng

Các chế tài khi vi phạm hợp đồng

Căn cứ Điều 352, 356, 357, 358, 360 418, 419 Bộ luật dân sự 2015;

Căn cứ Điều 292 Luật Thương mại 2005;

Các chế tài khi có sự vi phạm hợp đồng bao gồm:

Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

Phạt vi phạm.

Buộc bồi thường thiệt hại.

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Huỷ bỏ hợp đồng.

Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Điều khoản về Bên thứ ba.

Theo Điều 415 và Điều 416 Bộ luật dân sự 2015, quy định các trường hợp thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba và quyền từ chối của người thứ ba

Khiếu nại và Thỏa thuận các điều khoản phát sinh

Thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, tùy mặt hàng, dịch vụ mà thời hạn này có thể khác nhau. Nếu các bên không thỏa thuận thì căn cứ Điều 318 Luật Thương mại 2005, thời hạn này được xác định như sau:

Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hóa;

Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hóa; trong trường hợp hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;

Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.

Cơ chế giải quyết tranh chấp (luật áp dụng, cơ quan tài phán, chi phí tố tụng)

Đối với việc giải quyết tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp về thương mại quốc tế, các bên cần quy định cụ thể về luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp và chi phí giải quyết tranh chấp mà mỗi bên phải chịu.

Các công việc của luật sư hợp đồng

Tư vấn quá trình chuẩn bị, đàm phán, giao kết và thực hiện;

Gặp gỡ, trao đổi với đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp,… để nắm được tình hình, diễn biến sự việc đồng thời đưa ra phương án, cách xử lý tốt nhất cho các bên;

Soạn thảo và điều chỉnh hợp đồng;

Sàng lọc, thu thập thông tin, yêu cầu khi giao kết hợp đồng;

Soạn thảo, đàm phán và tiến đến giao kết hợp đồng;

Cử đại diện tham gia đàm phán, soạn thảo, giải quyết tranh chấp hợp đồng;

Theo dõi, giám sát, cố vấn trong quá trình thực hiện hợp đồng;

Tư vấn, soạn thảo, đàm phán các nội dung điều chỉnh (phụ lục hợp đồng – nếu có);

Tư vấn, nhận ủy quyền, trực tiếp giải quyết tranh chấp hợp đồng (các hướng giải quyết có thể là thương lượng, thỏa thuận, trên tinh thần hợp tác của các bên hoặc nhờ sự can thiệp của cơ quan tài phán cụ thể là trung tâm trọng tài hoặc khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu quyền và lợi ích của thân chủ bị xâm phạm);

Đảm bảo triệt tiêu những rủi ro pháp lý có thể sẽ xảy ra cho khách hàng nhằm giải quyết tối ưu quyền lợi khách hàng.

Quy trình cung cấp dịch vụ pháp luật hợp đồng của luật sư Luật Trần và Liên Danh

Quy trình cung cấp dịch vụ của chúng tôi gồm các bước:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với giao dịch cần soạn thảo hợp đồng;

Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;

Bước 3: Khách hàng và Luật Luật Trần và Liên Danh ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;

Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách phân tích những rủi ro và nguy cơ tranh chấp có thể xảy ra trong giao dịch soạn thảo dự thảo hợp đồng lần 1 cho khách hàng;

Bước 5: Chuyển dự thảo hợp đồng lần 01 cho khách hàng. Trong trường hợp khách hàng có yêu cầu chỉnh sửa sẽ thực hiện chỉnh sửa lần 02 cho khách hàng.

Bước 6: Chuyển hợp đồng hoàn chỉnh cho khách hàng, tư vấn cho khách hàng đám phán ký kết thực hiện hợp đồng. Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp (nếu có) theo yêu cầu của khách hàng.

Chi phí, thù lao của Luật sư hợp đồng

Thù lao của Luật sư

Phí dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng được xác định dựa vào các tiêu chí sau:

Yêu cầu về đối tượng: hàng hóa, thuê khoán, xây dựng…

Yêu cầu về hình thức: tiếng việt, song ngữ…

Yêu cầu về tính chất: phức tạp, đơn giản…

Mức độ quan trọng của hợp đồng: giá trị hợp đồng, tầm ảnh hưởng của hợp đồng đối với các bên giao dịch…

Trong trường hợp phát sinh những tình tiết mới, ảnh hưởng đến việc soạn thảo hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận lại về mức phí dịch vụ bằng phụ lục hợp đồng.

Giá dịch vụ sẽ không bao gồm thuế, lệ phí, phí Nhà nước mà khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật.

Chi phí đi lại, sinh hoạt, lưu trú, liên hệ công tác

Gồm các chi phí như vé xe ô tô, vé tàu hoả, vé máy bay, tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ… (Phí cho các phương tiện đi lại và ăn nghỉ mức trung bình ở nơi luật sư, chuyên viên tư vấn đến làm việc).

Thông thường, nếu khách hàng thanh toán chi phí đi lại, lưu trú một lần thì khoản tiền này sẽ bao gồm cả chi phí Văn phòng.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thu khoản phí này mà có thể có một số dịch vụ hoặc công việc chúng tôi tính trọn gói vào thù lao hoặc có những dịch vụ chúng tôi không tính chi phí này.

Chi phí Nhà nước

Đây là khoản chi phí Công ty Luật thay mặt khách hàng nộp vào Nhà nước, có thể bao gồm các lệ phí cấp phép, các khoản tạm ứng án phí, án phí, phí thi hành án, lệ phí…và nói chung các khoản tiền mà cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan tư pháp sẽ thu (có hoá đơn chứng từ).

Nếu khách hàng đang có vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng và cần thuê luật sư để được gặp luật sư chuyên về hợp đồng tư vấn hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

 

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139