Kinh tế ngày phát triển sẽ dẫn đến mức sống, nhu cầu của người dân nâng cao hơn, quan tâm nhiều hơn đến những quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho bản thân và Luật sư luôn là đối tượng đầu tiên người dân nghĩ đến để được tư vấn và hỗ trợ. Để bén duyên với nghề, theo nghề và sống được bằng nghề chưa bao giờ là một câu chuyện đơn giản. Nghề luật sư là nghề luật tiêu biểu nhất, ngành luật sư thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của nghề luật.
Định nghĩa về luật sư
Theo Điều 2 Luật Luật sư 2006 quy định về luật sư như sau:
“Điều 2. Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).”
Tiêu chuẩn để trở thành Luật sư tại Việt Nam:
Để trở thành Luật sư tại Việt Nam, một cá nhân có thể mất một thời gian ít nhất là trên 6 năm (hoặc dài hơn) vì phải hoàn thành các khóa học, chương trình học, tập sự, kiểm tra theo quy định.
Để trở thành Luật sư tại Việt Nam thì yếu tố đầu tiên cần đáp ứng là công dân Việt Nam. Trung thành Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt.
Yếu tố thứ hai là có bằng cử nhân Luật. Hiện nay, ở nước ta có các trường luật, khoa luật đào tạo cử nhân ngành luật cho các bạn sinh viên có mong muốn làm luật sư hoặc các ngành khác trong hệ thống Tư pháp Việt Nam. Trải qua 04 năm đại học, đáp ứng được các điều kiện tối thiểu và bắt buộc của nhà trường sẽ được cấp bằng tốt nghiệp cử nhân luật.
Sau khi bằng cử nhân luật các bạn sẽ tiến hành tham gia vào lớp đào tạo luật sư tại học viện tư pháp, trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, bộ tư pháp sẽ kết hợp tổ chức luật sư tiến hành kiểm tra kết quả tập sự hành nghề, sau khi trải qua các kì thi sẽ được cấp giấy chứng nhận hành nghề luật.
Điều kiện để hành nghề luật sư cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn hành nghề luật sư, có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một đoàn luật sư trên lãnh thổ Việt Nam.
Các điều kiện cơ bản để trở thành Luật sư:
Có bằng cử nhân Luật:
Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học (thông thường là 4 năm học)
Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư:
Lớp học được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp lớp Luật sư.
Trải qua kỳ tập sự tại Tổ chức hành nghề Luật sư:
Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật sư, cá nhân bắt buộc phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề Luật sư với thời gian 12 tháng.
Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư:
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. Và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. Nếu không đạt điểm theo quy định thì sẽ phải chờ đăng ký tham gia kỳ kiểm tra lại ở lần kế tiếp.
Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư:
Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, xin gia nhập một Đoàn Luật sư và xin cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.
Hành nghề Luật sư:
Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật sư thì Luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
Quy định khác:
Miễn, giảm thời gian tập sư hành nghề Luật sư:
– Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.”
Miễn kiểm tra tập sư hành nghề Luật sư:
– Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn kiểm tra.
Quy trình để trở thành Luật sư:
Để trở thành Luật sư là một quá trình gian nan và vất vả, bắt đầu từ khi bạn 18 tuổi và để có được chứng chỉ hành nghề luật sư vào năm bao nhiêu tuổi lại tùy thuộc vào khả năng của từng người. Có thể phụ thuộc từ khả năng tài chính, kiến thức và vô vàn những yếu tố bên ngoài tác động.
Luật không phải là một ngành dễ học mà muốn trở thành luật sư thì càng không phải là điều dễ dàng. Thế nên, niềm đam mê, yêu thích nghề là yếu tố đầu tiên giúp bạn không từ bỏ trên con đường học luật, hành nghề luật.
Các trường luật, khoa luật tại Việt Nam hiện nay khá nhiều từ trường đào tạo công lập đến đào tạo dân lập, tùy vào khả năng của các bạn mà lựa chọn ngôi trường mình yêu mến và có khả năng theo học để đăng ký học trong suốt 04 năm đại học. Thành quả cuối cùng của 4 năm đại học là tấm bằng cử nhân luật trên tay. Lúc này, sẽ có nhiều con đường để bạn lựa chọn: theo con đường nghiên cứu học lên thạc sĩ, làm việc ở Tòa án, viện kiểm sát, đi làm ở các văn phòng luật sư, công ty luật, bộ phận pháp chế của các công ty,…
Niềm yêu thích cộng với khả năng thì các bạn đã sẽ bắt đầu một quy trình học mới, học để trở thành Luật sư.
Quá trình 1: tham gia khóa đào tạo luật sư tại cơ sở đào tạo luật sư. Hiện nay cơ sở đào tạo luật sư chỉ có ở Học viện tư pháp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian đào tạo là 12 tháng. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Luật sư sẽ được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo luật sư.
Quá trình 2: sau khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo luật sư, tham gia tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nào thì người tập sự tham gia vào đoàn luật sư của địa phương đó. Thời gian tập sự là 12 tháng.
Yêu cầu đối với người hướng dẫn tập sự: có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư và không thuộc các trường hợp đang bị xử lý kỷ luật do vi phạm Luật luật sư, điều lệ và các quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư. Mỗi luật sư không được hướng dẫn quá 03 người tập sự.
Quá trình 3: Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Sau 12 tháng tập sự hành nghề luật sư, ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét và lập danh sách những người tham gia kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư lên Liên đoàn luật sư Việt Nam. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sẽ tiến hành kiểm tra. Khi những người tập sự vượt qua bài kiểm tra sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Quá trình 4: Những người đã qua quá trình kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư lên ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tập sự hành nghề luật sư (theo mẫu);
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Giấy chứng nhận sức khỏe;
– Bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật (bản sao);
– Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (bản sao).
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, ban chủ nhiệm Đoàn luật sư sẽ chuyển hồ sơ và giấy đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư lên Sở tư pháp. Thời hạn gửi là trong vòng 07 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Quá trình 5: Gia nhập đoàn luật sư. Trải qua bước 4, người có giấy chứng nhận kiểm tra tập sự hành nghề luật sư sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị gia nhập đoàn luật sư (theo mẫu);
– Phiếu lý lịch tư pháp trong vòng 06 tháng kể từ khi có chứng chỉ hành nghề luật sư;
Lưu ý: theo quy định của Luật luật sư hiện hành thì:
Những người thuộc các trường hợp sau đây sẽ được miễn đào tạo nghề luật sư (quá trình 1):
- Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên;
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;
- Đã là thẩm tra viên cao cấp trong ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp trong ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;
- Đã là thẩm tra viên chính trong ngành Tòa án, kiểm tra viên chính trong ngành kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Những đối tượng được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư (quá trình 2)
– Miễn đào tạo nghề luật sư: những đối tượng a, b, c thuộc miễn đào tạo nghề luật sư;
– Đối với đối tượng d) thuộc miễn đào tạo nghề luật sư nhưng không được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư. Họ chỉ được giảm 2/3 thời gian tập sự hành nghề luật sư;
– Các chuyên viên, nghiên cứ viên, giảng viên, thẩm tra viên, kiểm tra viên có thời gian công tác từ 10 năm trở lên thì được giảm 1/2 thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Trên đây là bài viết tham khảo của công ty luật Trần và Liên Danh về ngành luật sư. Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ các vấn đề khác lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7 để được tư vấn tốt nhất.