Ngoài nhu cầu kiểm toán báo cáo tài chính, sử dụng các phương pháp kiểm toán hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến dịch vụ đảm bảo độc lập, khách quan đối với thông tin tài chính, các giao dịch và các quy trình. Việc đảm bảo và xác minh độc lập làm tăng độ tin cậy của các thông tin và báo cáo do tổ chức phát hành, nhất là khi dịch vụ đảm bảo không phải là quy định của pháp luật.
Phương pháp kiểm toán cơ bản là gì?
Kiểm toán cơ bản, phương pháp pháp kiểm toán cơ bản hay còn gọi là thử nghiệm cơ bản được định nghĩa như sau: “Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu”.
Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của kiểm toán viên dều dựa vào số liệu, thông tin trong báo cáo tài chính và do hệ thống kế toán cung cấp.
Phương pháp thử nghiệm cơ bản gồm hai loại kĩ thuật kiểm toán cụ thể là phương pháp phân tích đánh giá tổng quát cùng với phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư các tài khoản.
Các phương pháp kiểm toán cơ bản.
Thứ nhất, phân tích đánh giá tổng quát (kĩ thuật phân tích)
Phân tích đánh giá tổng quát là việc xem xét các số liệu trên báo cáo tài chính thông qua mối quan hệ và những tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Gồm hai phương pháp chính là phân tích xu hướng và phân tích tỉ suất.
Các loại phân tích đánh giá tổng quát bao gồm:
Phân tích xu hướng: Là phương pháp so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. kĩ thuật này giúp kiểm toán viên thấy được chiều hướng biến động trên cùng một chỉ tiêu, qua đó định hướng được nội dung kiểm toán và xác định những vấn đề cơ bản cần đi sâu.
Phân tích tỉ suất: Dựa vào những tỉ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích, so sánh đánh giá.
Tuỳ vào từng doanh nghiệp cụ thể và giới hạn, phạm vi về thời gian, tiền bạc và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp mà kiểm toán viên có thể tiến hành phân tích một số hoặc tất cả nhóm tỉ suất sau:
Nhóm tỉ suất khả năng thanh toán
Nhóm tỉ suất khả năng sinh lời
Nhóm tỉ suất về cấu trúc tài chính
Thứ hai, thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản:
Là kĩ thuật kiểm tra chi tiết quá trình ghi chép, thanh toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ sách kế toán có liên quan, kiểm tra tính toán, tổng hợp số dư từng tài khoản.
Phương pháp luận của kiểm toán
Khái niệm các phương pháp kiểm toán
Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được mục đích kiểm toán đã đặt ra. Kiểm toán thường hướng tới việc bày tỏ ý kiến trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán. Vì vậy, phương pháp kiểm toán nên hiểu là phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ được vận dụng trong hoạt động kiểm toán; nhằm mục đích thu thập các bằng chứng kiểm toán, kiểm tra và đánh giá thông tin.
Phương pháp luận của kiểm toán
Cơ sở lý luận của phương pháp kiểm toán là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Điều này đồng nghĩa với việc, khi xem xét một sự vật, một vấn đề, chúng ta cần phải xem xét trong sự vận động và các yếu tố tác động qua lại ảnh hưởng đến sự vật hay vấn đề đó. Đối với công tác kiểm toán cũng vậy, kiểm toán viên không dừng lại ở việc xem xét các chứng từ, tài liệu kế toán.
Bởi thực chất, các tài liệu hay của báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng chỉ phản ánh tổng hợp thông tin trên cơ sở các chứng từ kế toán. Các số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán chưa chắc đã đảm bảo đầy đủ tính thực tế, tính toàn diện của hoạt động kinh tế tài chính phát sinh.
Chính vì vậy, kiểm toán viên cần phải kết hợp thêm phương pháp xem xét thực tế, sử dụng các phương pháp quan sát, phỏng vấn, hay trao đổi với các bên liên quan đến hoạt động kinh tế… để có thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ hơn, chính xác hơn.
Có thể nói, phương pháp kiểm toán chính là sản phẩm của sự nhận thức khoa học về quá trình kiểm toán và thực tế hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Nếu lựa chọn được phương pháp kiểm toán đúng đắn, hiệu quả của quá trình kiểm toán sẽ được nâng cao.
Ngược lại, thông qua quá trình kiểm toán, các phương pháp kiểm toán cũng có thể được bổ sung hoàn thiện và phù hợp hơn để phát huy hiệu quả trong hoạt động kiểm toán.
Phương pháp kỹ thuật của kiểm toán, các phương pháp kiểm toán
Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, phương pháp kiểm toán có thể được chia ra thành phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản) và phương pháp kiểm toán tuân thủ (thử nghiệm kiểm soát).
Các phương pháp kiểm toán cơ bản
Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến các thông tin do hệ thống kế toán thu thập, xử lý và cung cấp.
Đặc trưng cơ bản của phương pháp kiểm toán cơ bản là mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của kiểm toán viên đều dựa vào các tài liệu (số liệu sổ kế toán, thông tin từ báo cáo tài chính…) do hệ thống kế toán doanh nghiệp khách hàng cung cấp.
Đối tượng của kiểm toán
Dựa vào thực tế cũng như các quy định có thể thấy đối tượng kiểm toán gồm nhiều vấn đề cần được kiểm toán mà đầu tiên và thủ yếu nhất đó chính là thực trạng hoạt động tài chính trong đơn vị. Như vậy, đối tượng kiểm toán đầu tiên đó chính là tài liệu kiểm toán vì đây là đối tượng mà các nhà quản lý cũng như những người khác luôn quan tâm. Các tài liệu kế toán sẽ gồm: Bảng kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, chứng từ kế toán, sổ sách…
Với mọi người quan tâm, nếu không gắn với thực trạng của doanh nghiệp thì con số cũng như tài liệu kế toán không có ý nghĩa. Điều này là do tính phức tạp của quan hệ tài chính cũng như giới hạn về phương tiện xử lý thông tin, giới hạn trình độ nên không thể thu nhập được tất cả thông tin tài chính. Vì vậy, kiểm toán ngoài giới hạn đối tượng còn bao gồm cả hoạt động tài chính dù đã hay chưa được phản ánh trong tài liệu kế toán. Ngoài ra, để phù hợp với sự phát triển của nhu cầu quản lý cũng như sự phát triển của kế toán, kiểm toán còn quan tâm tới nhiều lĩnh vực khác như hiệu năng chương trình, hiệu quả sử dụng nguồn lực, mục tiêu của từng dự án cụ thể… Các đối tượng chính của kiểm toán có thể kể đến như:
Đối tượng chung của kiểm toán – thực trạng hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính là dùng tiền để giải quyết những mối quan hệ trong kinh doanh, đầu tư, phân phối hay thanh toán với mục đích đạt lợi ích kinh tế xác định. Các mối quan hệ tài chính ở đây là tiền c
Hoạt động tài chính là dùng tiền để giải quyết các mối quan hệ kinh tế trong đầu tư, trong kinh doanh, trong phân phối và thanh toán nhằm đạt tới lợi ích kinh tế xác định. Ở đây, các mối quan hệ tài chính là nội dung bên trong của hoạt động tài chính và tiền chỉ là hình thức biểu hiện, là phương tiện để giải quyết các mối quan hệ kinh tế đó.
Tài liệu kế toán – đối tượng cụ thể của kiểm toán
Tài liệu kế toán là hệ thống các chứng từ, sổ sách, các bảng biểu và báo cáo tài chính kế toán. Theo Luật kế toán: Tài liệu kế toán là chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
Thực trạng tài sản và các nghiệp vụ tài chính – đối tượng cụ thể của kiểm toán
Trong một đơn vị kinh doanh hay sự nghiệp, tài sản dược biểu hiện dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau với yêu cầu về qui cách, phẩm chất, bảo quản, bảo dưỡng… khác nhau, lại được lưu trữ trên nhiều kho, bãi khác nhau với những người quản lí khác nhau.
Mối liên hệ giữa những người quản lí với nhau cũng như giữa người quản lí với người sở hữu tài sản được thực hiện theo những xu hướng và phương thức khác nhau song có xu hướng ngày càng tăng dần sự cách biệt giữa người sở hữu với người bảo quản và sử dụng tài sản. Mặt khác, khi sản xuất phát triển, qui mô tài sản cũng tăng lên, qui mô kinh doanh mở rộng, các mối liên kết kinh tế ngày càng đa dạng, phức tạp… dẫn đến khả năng cách biệt giữa tài sản với sự phản ánh của nó trong thông tin kế toán…
Thực tế đó đã thúc đẩy sự ra đời của kiểm toán cùng tính tất yếu phải đặt thực trạng của tài sản vào đối tượng kiểm toán.
Tài sản trong kinh doanh có dạng vật chất và nguồn hình thành đa dạng, chúng luôn vận động và được thể hiện bởi các nghiệp vụ cụ thể. Dựa trên quá trình vận động này, đặc tính riêng của từng loại tài sản, mối quan hệ kinh tế của mỗi loại và sự đa dạng của các nghiệp vụ nên kiểm toán được chia thành các phần hành kiểm toán cụ thể phù hợp với đối tượng của mình.
Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính
Đưa ra ý kiến về sự trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản là: tuân thủ pháp luật của Nhà nước Việt Nam; tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực kiểm toán; các phương pháp kiểm toán.
Quá trình Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính của chúng tôi luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Khi kết thúc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, chúng tôi sẽ phát hành biên bản kiểm toán nêu rõ những sai sót, yếu kém của bộ máy kế toán, những rủi ro, sai sót về thuế, cũng như khả năng vận hành của doanh nghiệp. Đồng thời, chúng tôi đưa ra những kiến nghị để khắc phục các vấn đề còn tồn tại một cách tối ưu nhất bằng những kiểm toán viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Là công ty kiểm toán hàng đầu, chúng tôi luôn hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam nắm bắt kịp thời các quy định và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về Kế toán – Tài chính – Thống kê – Thuế trong quản lý kinh tế, góp phần tổ chức tốt hệ thống kế toán của doanh nghiệp, giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Nguyên tắc và quy trình kiểm toán độc lập, các phương pháp kiểm toán
Luật Trần và Liên danh là Công ty Kiểm toán hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng như quyền lợi của chính bản thân mình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quy định. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ được cung cấp và uy tín của Công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của Vietland luôn luôn thực hiện.
Quy trình Dịch vụ Kiểm toán độc lập của Công ty được xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ những Chuẩn mực, Quy chế Kiểm toán độc lập và Chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam; đồng thời lựa chọn và vận dụng những Chuẩn mực, Thông lệ chung của Quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp, trên cơ sở phù hợp với thực hiện hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế ở Việt Nam.
Trên đây là bài viết tư vấn về các phương pháp kiểm toán của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.