Song song với kế toán, kiểm toán là hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một sự thật là hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về kiểm toán. Đến khi cần thì doanh nghiệp lại lúng túng, không biết nên chọn dịch vụ nào cho uy tín và chuyên nghiệp. Vậy kiểm toán là gì? Phương pháp kiểm toán là gì? Mang lại lợi ích như thế nào? Hãy cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Các tiêu chí đánh giá kiểm toán hoạt động:
Các tiêu chí đánh giá kiểm toán hoạt động sẽ dựa trên bản chất của Economy, Efficiency, Effectiveness. Hay thường gọi kiểm toán hoạt động là hoạt động kiểm toán 3E.
Economy – Tiêu chí về kinh tế:
Tiêu chí này có thể hiểu là việc thực hiện “tối thiểu hoá chi phí cho các nguồn lực sẽ được sử dụng nhưng vẫn đảm bảo đạt được kết quả đầu ra có chất lượng phù hợp”. Như vậy, nội dung của tính kinh tế nhấn mạnh đến yếu tố đầu vào, tức là việc có được tất cả các nguồn lực cần thiết sẽ được sử dụng hoặc cần đến.
Khi kiểm toán tính kinh tế, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán tính kinh tế phải đánh giá, xem xét xem các nguồn lực có được đó có đúng số lượng, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chủng loại và đúng giá cả hay không. Cụ thể hơn là kiểm toán viên sẽ tiến hành xem xét, đánh giá việc khả năng giảm bớt các nguồn lực cần thiết để sử dụng mà vẫn giữ được kết quả như tính ban đầu hay không? Nếu không còn cách nào khác chứng tỏ rằng đơn vị đã thật sự tiết kiệm chi phí khi mua sắm các nguồn lực đó.
Efficiency – Tiêu chí hiệu quả:
Tiêu chí hiệu quả được hiểu là việc sử dụng tối thiểu các nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo đạt được các mục tiêu của đơn vị. Có nghĩa là kết quả được tạo ra nhiều hơn so với mục tiêu, mục đích hoặc kế hoạch nhưng vẫn sử dụng đúng nguồn lực đã được xác định, hoặc kết quả tạo ra đúng như mục tiêu, mục đích hoặc kế hoạch nhưng nguồn lực sử dụng lại ít hơn dự tính ban đầu; Nói cách khác tính hiệu quả nhằm hướng đến việc cải tiến hoạt động để giảm giá thành hoặc giảm được nguồn lực sử dụng trên một đơn vị kết quả tạo ra.
Effectiveness – Tiêu chí Hữu hiệu:
Đây là tiêu chí hướng đến cái cuối cùng, là sự đánh giá mức độ thực hiện đối với các mục tiêu, mục đích đã được lên kế hoạch trước đó cho một hoạt động hay một chương trình nào đó (đạt được kết quả thỏa đáng từ việc sử dụng các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức). Nói một cách dễ hiểu hơn thì tiêu chí hữu hiệu đó chính là việc đánh giá, xem xét giữa kết quả nhận được ở thời điểm hiện tại với kết quả thực tế đã được đề ra và lên kế hoạch từ trước khi hoạt động, chương trình nào đó được thực hiện.
Những rắc rối và khó khăn mà tiêu chí hữu hiệu có thể gặp phải:
– Các mục tiêu thường xác định không rõ ràng, phức tạp, thay đổi và đôi khi lại mâu thuẫn với nhau.
– Việc xác định mức độ hoàn thành và đơn vị dùng để đo lường mức độ hoàn thành thường không rõ ràng.
– Nhiều kỹ thuật hoặc chiến lược thực hiện tuy khác nhau nhưng đôi khi lại cho ra kết quả giống nhau.
Nhìn chung, tiêu chí hữu hiệu được nhìn nhận và đánh giá ra sao phụ thuộc vào người đang nghiên cứu. Mỗi quan điểm đó đều có sự hợp lý trong bối cảnh riêng của nó.
Các phương pháp kiểm toán hoạt động:
Với kiểm toán hoạt động tùy thuộc vào cách tiếp cận mà các chủ thể lựa chọn các phương pháp kiểm toán hoạt động khác nhau nhưng nhìn chung sẽ được sử dụng chủ yếu bởi hai phương pháp sau:
Phương pháp kiểm toán hoạt động chung:
Phương pháp chung của kiểm toán hoạt động gồm nhiều loại, tuỳ thuộc vào cách tiếp cận hoạt động kiểm toán của người nghiên cứu. Theo các cách tiếp cận phổ biến nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay sẽ gồm 2 phương pháp chính đó là:
Phương pháp” định hướng kết quả”. Đây là phương pháp kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ thực hiện dựa trên những kết quả hoạt động chính của đơn vị (các lĩnh vực, các nhiệm vụ, những mục tiêu hoạt động của đơn vị, bộ phận trong đơn vị…) để làm căn cứ, cơ sở cho việc xác định các mục tiêu, nội dung kiểm toán, chương trình kiểm toán, lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá của kiểm toán hoạt động,…
Phương pháp “định hướng vấn đề”. Đây là phương pháp kiểm toán mà kiểm toán viên dựa trên những nhận định về những hoạt động, những bộ phận có vấn đề tại đơn vị để làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu, nội dung kiểm toán, chương trình kiểm toán, lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá của kiểm toán hoạt động… Những hoạt động, những bộ phận của đơn vị được coi là có vấn đề thường là những hoạt động bất thường; những hoạt động đạt kết quả thấp so với mục tiêu của kế hoạch đề ra,…
Phương pháp – kỹ thuật nghiệp vụ kiểm toán hoạt động:
Phương pháp – kỹ thuật nghiệp vụ kiểm toán hoạt động gồm rất nhiều các phương pháp cụ thể thuộc các chuyên môn nghiệp vụ và lĩnh vực khoa học khác nhau vận dụng vào kiểm toán hoạt động. Phương pháp Kiểm toán nghiệp vụ cần thực hiện nhiều hoạt động nghiệp vụ để có thể thu thập bằng chứng cho việc kiểm toán, đưa ra những nhận xét, kết luận kiểm toán.
Trong thực tiễn cho thấy có 2 nhóm hoạt động chủ yếu để làm cơ sở cho việc thu thập, xử lý chứng cứ, bằng chứng kiểm toán, đó là các hoạt động thu thập dữ liệu kiểm toán và phân tích dữ liệu kiểm toán. Do vậy, trong nghiên cứu về các phương pháp kỹ thuật kiểm toán hoạt động, dựa trên tính chất của các hoạt động tác động đến cơ sở dữ liệu kiểm toán để hình thành hai nhóm phương pháp kỹ thuật kiểm toán chủ yếu trong kiểm toán hoạt động, đó là: các phương pháp thu thập dữ liệu kiểm toán và các phương pháp phân tích dữ liệu kiểm toán.
– Các phương pháp thu thập dữ liệu kiểm toán liệu là hoạt động chủ yếu trong kiểm toán nói chung và kiểm toán hành động nói riêng. Có thể áp dụng nhiều phương pháp – kỹ thuật để thu thập dữ liệu trong kiểm toán hoạt động, phổ biến như: Kiểm tra tài liệu lưu trữ, nghiên cứu tình huống, điều tra, hội thảo và chất vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia và tư vấn, thử nghiệm hiện trường,…
– Các phương pháp phân tích dữ liệu kiểm toán trong kiểm toán hoạt động, phân tích dữ liệu là một hoạt động rất quan trọng có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến các phát hiện kiểm toán. Phân tích dữ liệu là quá trình nối tiếp của việc thu thập dữ liệu trong kiểm toán. Trên cơ sở phân tích dữ liệu, kiểm toán viên sẽ đưa ra những đánh giá, nhận xét về tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực trong hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp. Để phân tích dữ liệu, kiểm toán viên có thể áp dụng rất nhiều phương pháp thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau như: Mô tả dữ liệu, so sánh, hồi quy và tương quan (hồi quy), chỉ số, giá trị đồng tiền theo thời gian, chi phí – Lợi ích,…
Ý nghĩa của kiểm toán hoạt động:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động nhằm đảm bảo độ hiệu quả, an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời phát hiện kịp thời sai phạm để khắc phục; Bên cạnh hoạt động kiểm toán nội bộ hay kiểm toán độc lập là chưa đủ Doanh nghiệp cần có thêm sự kiểm toán hoạt động để có thể kiểm tra và theo dõi về tính kinh tế, tính hữu hiệu và hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả kiểm toán hoạt động là một báo cáo, trong đó đánh giá về tính hữu hiệu, tính kinh tế và tính hiệu quả của hoạt động đã được kiểm toán; đồng thời phân tích ưu, nhược điểm và đề xuất của kiểm toán viên về hoạt động đó. Những ý kiến tư vấn này rất hữu ích đối với các nhà quản lý đơn vị để chấn chỉnh, cải tiến quản lý và điều hành hoạt động có chất lượng và hiệu quả tốt hơn ở hiện tại và trong tương lai. Lợi ích kiểm toán hoạt động mang lại:
– Xác định những phạm vi trong hệ thống quản lý và kiểm soát, cải tiến những vấn đề năm trong phạm vi này;
– Thu hút sự chú ý của nhà quản lý đến những nhân tố tiêu cực có ảnh hưởng đến tính kinh tế, tính hiệu quả và sự hữu hiệu của các hoạt động qua đó có cái nhìn tổng quát để sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm trong các hoạt động này;
– Giúp cho nhà quản lý có cơ hội để hiểu biết sâu sắc về những vấn đề mới được nảy sinh trong hoạt động và quá trình thực hiện của đơn vị;
– Nâng cao nhận thức về khái niệm giá trị của đồng tiền ở những bộ phận trong doanh nghiệp.
Để thực hiện cuộc kiểm toán hoạt động đòi hỏi người kiểm toán viên phải am hiểu chuyên sâu nhiều lĩnh vực khác nhau như kế toán, tài chính, kinh tế, khoa học, kỹ thuật… Hoặc có thể mời chuyên gia có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mà đơn vị đang muốn kiểm tra tham gia công việc kiểm toán.
Phân loại kiểm toán
Phân loại Kiểm toán theo mục đích của kiểm toán
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ là loại KT nhằm xem xét doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức được KT có tuân thủ các quy định mà các cơ quan chức năng của nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền cấp trên đã đề ra.
Kiểm toán hoạt động
Đây là loại KT nhằm đánh giá, xem xét các mặt về kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực của hoạt động được thực hiện KT, cụ thể:
+ Tính kinh tế: Xem xét tính kinh tế dựa trên việc để đạt mục tiêu đã đề ra; giúp doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức tiết kiệm tốt các nguồn lực
+ Tính hiệu quả: Kết quả đạt được tốt nhất với lượng nguồn lực nhất định
+ Tính hiệu lực: Xem xét khả năng về mức độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức thực hiện KT
Kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán báo cáo tài chính là loại KT nhằm kiểm tra, đánh giá và xem xét về tính trung thực của các báo cáo tài chính được KT
Các BCTC được kiểm toán thường gặp bao gồm:
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo quyết toán vốn
Phân loại theo loại hình tổ chức kiểm toán
Dựa trên loại hình tổ chức kiểm toán, KT được phân chia thành 3 loại: KT độc lập, KT Nhà nước và KT nội bộ.
Kiểm toán độc lập
KT độc lập được thực hiện bởi các KT viên chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các tổ chức KT chuyên nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức.
Tổ chức và hoạt động của KT độc lập:
+ Tổ chức KT độc lập được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp với 2 hình thức phổ biến là công ty hợp danh và công ty tư nhân.
+ Hoạt động chính của các doanh nghiệp KT độc lập là cung cấp dịch vụ KT, bên cạnh đó còn hỗ trợ thêm các dịch vụ về thuế, tài chính, định giá tài sản
Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước là việc kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý ngân sách; tiền và tài sản của Nhà nước và được thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách.
Tổ chức và hoạt động của tổ chức KT Nhà nước:
Tại một số quốc gia, tổ chức KT có thể phân thành các cấp như: KT nhà nước trung ương, KT nhà nước địa phương, KT theo khu vực địa lý
Ở Việt Nam, tổ chức bộ máy KT Nhà nước là cơ quan chuyên môn trực thuộc chính phủ; thực hiện các loại KT khác nhau: KT tài chính, KT hoạt động và KT tuân thủ nhằm đánh giá, xem xét các đơn vị đã thực hiện chấp hành luật pháp và các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành chưa để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.
Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là công việc kiểm soát, đánh giá kết quả thực hiện các quy chế nội bộ; thực hiện pháp luật và kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, thực thi hoạt động tài chính – kế toán của doanh nghiệp có hữu hiệu hay không để đưa ra những đề xuất cải tiến, hoàn thiện.
Tổ chức KT nội bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo đơn vị, độc lập với các bộ phận khác và được thiết lập dưới hình thức là bộ phận chuyên môn (phòng, ban…) trực thuộc bộ máy lãnh đạo cao cấp của đơn vị.
Hoạt động KT nội bộ thường không được quy định bởi pháp luật; trừ trường hợp ở Việt Nam quy định cho doanh nghiệp nhà nước. KT nội bộ thực hiện đánh giá, kiểm tra về tính kinh tế; tính hiệu quả và hiệu lực của hoạt động trong đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp được KT.
Trên đây là bài viết tư vấn về phương pháp kiểm toán của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.