Nghĩa vụ của công dân là việc Nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi Nhà nước yêu cầu, nếu không thực hiện thì Nhà nước buộc phải áp dụng bằng mọi biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.
Nghĩa vụ công dân tương ứng với quyền của Nhà nước có thể đưa ra những quy định bắt buộc đối với công dân phải thực hiện các hành vì cẩn thiết. Nghĩa vụ công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp, các văn bản pháp luật khác. Công dân có các nghĩa vụ như: trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc, lao động, học tập, đóng thuế và lao động công ích, tuân theo Hiến pháp và pháp luật…
Các quyền về chính trị, dân sự
– Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (khoản 1 Điều 28). Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân (khoản 2 Điều 28).
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, thực hiện phương châm mọi công việc của Nhà nước, của xã hội: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; đóng góp ý kiến xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục v.v. của đất nước; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp và pháp luật; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội…
– Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Việc thực hiện các quyền này do luật định (Điều 27). Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là một quyền chính trị cực kì quan trọng của công dân. Nhờ quyền bầu cử mà các công dân có thể lựa chọn những người ưu tú nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, và quyền lợi của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước, giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Chính ở quyền này nhân dân lao động thực hiện quyền lực của mình, thực hiện quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình. Theo Điều 27 Hiến pháp năm 2013, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Việc thực hiện các quyền này do luật định. Nhà nước ta đã ban hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 15/4/1992 (thông qua tại kì họp thứ 11, Quốc hội khóa VIII) thay thế cho Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 18/12/1980. Sau đó, Luật này được thay thế bằng Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 15/4/1997 và gần đây được sửa đổi, bổ sung bằng Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2010.
Ngày 25/6/2015 tại kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, theo đó những người không có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những người mất năng lực hành vi dân sự và những người bị pháp luật hoặc tòa án tước quyền đó. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện với nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, thể hiện chế độ dân chủ rộng rãi của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, tạo điều kiện cho nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ Nhà nước và xã hội.
Một trong những quyền chính trị quan trọng mà Hiến pháp xác lập cho con người và công dân Việt Nam là quyền khiếu nại, tố cáo. Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tố chức, cả nhân’1’’ (khoản 1 Điều 30);
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật” (khoản 2 Điều 30);
“Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tổ cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cảo làm hại người khác” (khoản 3 Điều 30).
Về cơ bản Điều 30 Hiến pháp năm 2013 là sự ghi nhận lại Điều 74 Hiến pháp năm 1992 bằng quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất đảm bảo cho các công dân được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và buộc các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách phải xem xét và giải quyết kịp thời. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đã có bước phát triển mới khi coi quyền này không những là quyền của công dân mà là quyền của con người khi thay thế thuật ngữ “công dân có quyền” bằng thuật ngữ “mọi người có quyền”.
Hiến pháp không những nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo mà đồng thời còn nghiêm cấm việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Đây là sự kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992. Thực tế cho thấy rằng việc vu khống, vu cáo người khác là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm tốn thất danh dự, nhân phẩm và cuộc sống bình thường của con người và công dân.
– Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (Điều 25). Đây là những quyền dân sự đồng thời cũng là quyền chính trị của công dân. Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do dân chủ của mọi công dân vì sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định quyền tiếp cận thông tin. Quyền tiếp cận thông tin được hiểu là quyền được nhận tin và truyền tin theo quy định của pháp luật.
Ngày nay khi mà thông tin đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì quyền được thông tin trở thành một quyền quan trọng và không thể thiếu được trong các quyền cơ bản của công dân.
– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24). Quyền này cho phép mỗi công dân được tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Hiến pháp một mặt quy định không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, mặt khác quy định không ai được lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 20). Theo quy định của Điều 20, công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
– Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22). Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được hiểu là không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường họp pháp luật cho phép. Việc khám xét phải do đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.
– Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 21). Quyền này được hiểu là không ai được tự ý khám xét, bóc mở, thu giữ, kiểm soát thư tín, điện tín, điện thoại của con người và công dân. Nội dung thư tín, điện tín, điện thoại được giữ bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của con người và công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.
– Quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 23). Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, công dân Việt Nam có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Như vậy, cũng như các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp mới cho phép công dân Việt Nam có quyền tự do đi lại và lựa chọn chỗ ở cho bản thân và gia đình ở mọi nơi trên đất Việt Nam đồng thời cho phép công dân tự do ra nước ngoài, từ nước ngoài về nước và Nhà nước thực hiện các thủ tục pháp lý để đảm bảo cho công dân thực hiện các quyền này.
Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội
– Quyền làm việc (Điều 35) là một trong những quyền quan trọng nhất của công dân trong lĩnh vực các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo Hiến pháp năm 1992, lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, tuy nhiên theo Hiến pháp năm 2013 lao động là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Mặt khác, Hiến pháp
năm 2013 còn quy định nghiêm cấm cưỡng bức lao động và sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.
– Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33). So với Hiến pháp năm 1992, đây là một quy định mới. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, công dân có quyền được kinh doanh sản xuất, có quyền sở hữu những thu nhập hợp pháp, của cải để dành, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
Trên cơ sở tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi, người lao động có thể góp vốn, góp sức, hợp tác sản xuất kinh doanh trong các tổ chức kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức với quy mô và mức độ tập thể hóa thích hợp. Kinh tế cá thể được hoạt động trong các ngành, nghề theo quy định của pháp luật. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển. Tổ chức và cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động. Kinh tế tư bản tư nhân được phép phát triển trong các ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do pháp luật quy định, có thể được liên doanh với tổ chức kinh tế doanh nghiệp nhà nước dưới nhiều hình thức.
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể liên doanh với cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài theo quy định của pháp luật. Tài sản hợp pháp của các doanh nghiệp được Nhà nước bảo hộ. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 quy định quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân, còn Hiến pháp năm 2013 có bước phát triển mới khi quy định quyền tự do kinh doanh không những là quyền của công dân mà là quyền của con người. Cá nhân dù là công dân Việt Nam hay không, theo quy định của Hiến pháp cũng có quyền tự do kinh doanh.
– Bên cạnh quyền làm việc, Hiến pháp xác lập quyền học tập của công dân (Điều 39). Khác với quyền làm việc, học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Ngay cả khi nước nhà mới giành được độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến vấn đề nâng cao dân trí. Người đã xác định rằng học tập là quyền của mỗi công dân của một nhà nước độc lập đồng thời nó cũng phải là bổn phận của mỗi người. Người đã viết:
“Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh, nước giàu; mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.
Các Hiến pháp của nước ta trong lịch sử bao giờ cũng ghi nhận quyền học tập, coi nó là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 15 Hiến pháp năm 1946, Điều 33 Hiến pháp năm 1959, Điều 60 Hiến pháp năm 1980, Điều 59 Hiến pháp năm 1992.
– Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe (Điều 38). Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền được hưởng chế độ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. So với Hiến pháp năm 1992 đây cũng là bước tiến bộ mới vì theo Hiến pháp năm 2013, quyền này không chỉ dành cho công dân Việt Nam mà là quyền dành cho mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
– Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22). Khác với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 không quy định công dân Việt Nam có quyền xây dựng nhà ở. Trong điều kiện hiện nay khi dân số nước ta ngày càng tăng, còn diện tích đất ở không thể tăng được, Nhà nước ta không thể đảm bảo quyền xây dựng nhà ở cho mọi công dân có nhu cầu về nhà ở, vì vậy Nhà nước chỉ có thể đảm bảo cho công dân quyền có nơi ở hợp pháp.
– Quyền bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới (Điều 26). Theo Hiến pháp năm 2013, công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam có việc làm như nhau thì hưởng lương ngang nhau.
Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ về mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nhà nước chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ.
– Quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình (Điều 36). Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn. Nhà nước bảo hộ chế độ hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em (khoản 1 Điều 37).
Ngoài những quyền đã phân tích ở trên, Hiến pháp năm 2013 còn ghi nhận các quyền khác của công dân như quyền được đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34), quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42), quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41), quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43)… Công dân Việt Nam được hưởng tất cả các quyền khác thuộc phạm vi quyền con người được quy định trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, trong các công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Các nghĩa vụ cơ bản của công dân
Về nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp năm 2013 kế thừa những quy định của các Hiến pháp trước đây đồng thời cũng bổ sung hoàn thiện thêm một bước. Theo Hiến pháp năm 1946, công dân Việt Nam chỉ có các nghĩa vụ cơ bản sau đây: Bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật và nghĩa vụ phải đi lýnh. Hiến pháp năm 1959 đã quy định thêm những nghĩa vụ mới như: Tuân theo kỉ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng, nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật.
Hiến pháp năm 1980, một mặt ghi nhận lại những nghĩa vụ đã quy định trong Hiến pháp năm 1959, mặt khác xác định thêm những nghĩa vụ mới của công dân như nghĩa vụ phải trung thành với Tổ quốc, nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ bảo vệ an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn bí mật nhà nước; nghĩa vụ tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận lại tất cả các nghĩa vụ cơ bản của công dân mà Hiến pháp năm 1980 đã quy định. Đó là nghĩa vụ phải trung thành với Tổ quốc (Điều 76); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong đó có nghĩa vụ quân sự và tham gia quốc phòng toàn dân (Điều 77); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 79); nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật (Điều 80). Riêng nghĩa vụ công dân tôn trọng và bảo vệ tài sản Xã hội Chủ nghĩa (quy định frong Điều 79 Hiến pháp năm 1980) được thay thế bằng nghĩa vụ công dân tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng (Điều 78 Hiến pháp năm 1992).
Sự thay thế này là hợp lý vì khái niệm tài sản Xã hội Chủ nghĩa là khái niệm chưa thật sự được định hình, vì thế mỗi người có thể hiểu theo một cách khác nhau. Còn nói tài sản của Nhà nước thì mọi công dân ai cũng có thể hiểu rằng đó là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước thực hiện quyền định đoạt. So với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 có thêm một điều mới dành cho người nước ngoài (Điều 81). Điều này quy định người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải mân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Đồng thời với nghĩa vụ này họ có quyền được Nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
Đây là bước phát triển mới của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nó phù họp với tinh thần của pháp luật quốc tế về quyền con người đồng thời nó cũng phù hợp với nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền và nghĩa vụ của công dân là tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội. Quy định này trong đạo luật cơ bản của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đến Việt Nam, phục vụ việc mở rộng họp tác kinh tể, khoa học kĩ thuật và giao lưu với thị trường thế giới.
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
– Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44);
– Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (khoản 1 Điều 45);
– Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (khoản 2 Điều 45);
– Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 46);
– Nghĩa vụ chấp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46);
– Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43);
– Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47);
– Nghĩa vụ học tập (Điều 39);
– Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 46).
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về nghĩa vụ của công dân. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.