Hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của thị trường vốn, thị trường tài chính. Chất lượng của kiểm toán độc lập là yếu tố sống còn để các nhà đầu tư, cổ đông, nhà hoạch định chính sách và các đối tượng khác tin tưởng vào quy trình lập báo cáo tài chính cũng như việc công bố các thông tin của báo cáo tài chính. Chính vì vậy, các kiểm toán viên làm dịch vụ kiểm toán tại Cà Mau khi được trang bị những kiến thức đầy đủ về kế toán, tài chính, kỹ thuật kiểm toán cao, và có được những hoài nghi mang tính nghề nghiệp sẽ là cơ sở để hình thành nên một cuộc kiểm toán có chất lượng cao.
Kiểm toán độc lập?
Để Đảm bảo tính khách quan và chính xác của báo cáo tài chính ngoài việc kiểm tra, đánh giá từ hoạt động kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp còn thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập từ các doanh nghiệp kiểm toán bên ngoài hay gọi là bên thứ ba bằng các hợp đồng kiểm toán. Bởi lẽ nhìn một cách tổng thể nhất thì “người ngoài cuộc thường sẽ có cái nhìn khách quan và đưa ra đánh giá, nhận xét tốt hơn những người trong cuộc”.
Kiểm toán độc lập là việc của các doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam tiến hành kiểm tra, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán và các công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
Luật Trần và Liên danh cung cấp cho bạn những gì?
Kiểm toán báo cáo tài chính theo chuẩn mực kiểm toán
Kiểm toán báo cáo tài chính là một hình thức dịch vụ đảm bảo mà trong đó các kiểm toán viên sẽ phát hành các báo cáo kiểm toán bằng văn bản nhằm thể hiện ý kiến của mình về việc báo cáo tài chính của Doanh nghiệp có phù hợp chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan hay không. Người từ bên ngoài sẽ dựa vào những báo cáo tài chính đã được kiểm toán này để làm độ tin cậy cho việc quyết định định hướng kinh doanh hoặc các quyết định khác liên quan đến doanh nghiệp.
Đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ
Đơn vị phải tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
Đánh giá nội bộ đối với hoạt động kiểm toán nội bộ là việc tự đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ vào cuối cuộc kiểm toán và việc tự đánh giá lại hàng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do chính bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ.
Kết quả đánh giá nội bộ hàng năm phải được báo cáo cho các đối tượng quy định
Đơn vị có thể thuê tổ chức bên ngoài có chuyên môn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
Nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ
Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại đơn vị trình cấp quản lý trực tiếp xem xét, phê duyệt.
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch được phê duyệt.
Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Lập báo cáo kiểm toán.
Thông báo và gửi kịp thời kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định.
Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của đơn vị.
Tư vấn cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc lựa chọn, kiểm soát sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Trình bày ý kiến của kiểm toán nội bộ khi có yêu cầu để các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 nghị định này xem xét, quyết định dự toán ngân sách, phân bổ và giao dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
Duy trì việc trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của đơn vị nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ làm dịch vụ kiểm toán tại Cà Mau
Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành và Quy chế về kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Chịu trách nhiệm trước các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này về kết quả công việc kiểm toán nội bộ, về những đánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo kiểm toán nội bộ.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán nội bộ của các bộ phận thuộc đơn vị.
Tổ chức đào tạo liên tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho người làm công tác kiểm toán nội bộ.
Quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ theo dịch vụ kiểm toán tại Cà Mau
Được trang bị nguồn lực cần thiết, được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho hoạt động kiểm toán nội bộ như: Việc lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách đối với đơn vị dự toán; dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước đối với địa phương, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chiến lược đối với doanh nghiệp và các loại báo cáo khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị.
Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ; được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.
Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này và các bộ phận chức năng khác có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.
Được tham dự các cuộc họp nội bộ theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại Điều lệ, quy định nội bộ của đơn vị.
Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị.
Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của bộ phận/đơn vị được kiểm toán.
Được đào tạo để nâng cao năng lực cho nhân sự trong bộ phận kiểm toán nội bộ.
Được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.
Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ theo dịch vụ kiểm toán tại Cà Mau
Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
Quy trình kiểm toán nội bộ: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Các dịch vụ kiểm toán tại Cà Mau:
– Kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định Việt Nam;
– Kiểm toán Báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kiểm toán Quốc tế;
– Kiểm toán tuân thủ;
– Kiểm toán cho các mục đích khác theo yêu cầu của khách hàng;
– Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập theo các Chuẩn mực Việt Nam sang các Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS);
– Soát xét thông tin tài chính, Báo cáo tài chính;
– Soát xét và kiểm toán theo mục đích cụ thể;
– Soát xét việc tuân thủ pháp luật.
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt động là một đánh giá tổng thể về phương thức hoạt động và điều hành của một doanh nghiệp, của một hoạt động nào đó nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của nó. Sau khi hoàn tất kiểm toán hoạt động, bình thường nhà quản lý sẽ mong đợi những ý kiến tư vấn để nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành. Trong kiểm toán hoạt động, chúng tôi không chỉ giới hạn xem xét dưới góc độ kế toán. Chúng ta có thể bao gồm việc đánh giá các thủ tục kiểm soát hàng tồn kho, điều hành bằng tin học, thủ tục mua bán, tiếp thị, cơ chế nhân sự và bất kỳ lĩnh vực nào khác,… mà đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi có thể cung cấp.
Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo dịch vụ kiểm toán tại Cà Mau
Theo quy định, các công trình xây dựng có vốn đầu tư lớn, sử dụng vốn ngân sách nhà nước trước khi trình Cơ quan tài chính kiểm tra quyết toán, đều phải được kiểm toán bởi một đơn vị kiểm toán độc lập. Ngoài ra, những công trình xây dựng sử dụng vốn của Doanh nghiệp cũng được Cơ quan tài chính khuyến thích kiểm toán. Chúng tôi đã cung cấp dịch vụ này tại các tỉnh thành phố trên cả nước. Luật Trần và Liên danh chuyên gia dịch vụ kiểm toán tại Cà Mau hiểu rằng mức độ phức tạp của dịch vụ này, do đó chúng tôi luôn luôn tuân thủ chuẩn mực, các quy định pháp lý và sự thận trọng đúng mức.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 39/2020/TT-BTC ngày 15/5/2020 sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo tại một số Thông tư trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020.
Cụ thể, Thông tư 39/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 199/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 hướng dẫn thực hiện việc tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khóa học kế toán trưởng có trách nhiệm theo dõi, quản lý phôi chứng chỉ được cấp và gửi Báo cáo tình hình sử dụng phôi Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.
Thông tư 39/2020/TT-BTC cũng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 292/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính có văn bản thông báo cho kế toán viên hành nghề về việc được hoãn hoặc không được hoãn giờ cập nhật kiến thức.
Kế toán viên hành nghề được hoãn giờ cập nhật kiến thức trong năm nay được tiếp tục hành nghề trong năm sau nếu đã hoàn thành số giờ cập nhật kiến thức còn thiếu trước ngày 15/12 năm nay và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính về việc hoàn thành số giờ cập nhật kiến thức trước ngày 25/12 năm nay. Số giờ cập nhật kiến thức đã tính cho năm nay thì không được tính cho năm sau.
Trường hợp đến hết ngày 15/12 năm nay mà kế toán viên hành nghề không cập nhật đủ số giờ theo quy định hoặc quá ngày 25/12 năm nay mà Bộ Tài chính không nhận được văn bản thông báo tình hình hoàn thành số giờ cập nhật kiến thức còn thiếu thì kế toán viên hành nghề sẽ bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán từ ngày 01/01 đến 31/12 năm sau.
Bên cạnh đó, Thông tư 39/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 297/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 về cấp, quản lý và sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 150/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán.
Ngoài ra, Thông tư 39/2020/TT-BTC còn sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 203/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 202/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 157/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ kiểm toán tại Cà Mau của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.