Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mỗi cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền, điều mà họ quan tâm nhất khi đăng ký thành công chính là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vậy một mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp ghi nhận những nội dung gì? Phải đảm bảo những điều kiện gì thì cá nhân, tổ chức mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Để trả lời những câu hỏi đó, mời quý độc giả tham khảo một số nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây về mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là kết quả sau quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền. Được cơ quan có thẩm quyền công nhận là hồ sơ hợp lệ, đúng với quy định, chủ thể đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dưới hình thức bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.

Việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã bước đầu được ghi nhận sự hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp trên lãnh thổ của đất nước, quốc gia đó.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp, có mẫu quy định chung, không được tự ý lập mẫu giấy chứng nhận riêng.

Tất cả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tự lập, tự chọn hay nhờ cá nhân, tổ chức bên ngoài lập đều là giả, không có giá trị pháp lý, giá trị sử dụng khi thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường, đồng nghĩa với việc cá nhân, tổ chức chưa thực hiện đăng ký doanh nghiệp thành công, chưa được cơ quan nhà nước công nhận và đi vào hoạt động.

Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thông thường sẽ ghi nhận những nội dung sau:

– Mã số doanh nghiệp là nội dung quan trọng đầu tiên trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mã số khác nhau, được ghi nhận trên hệ thống thông tin điện tử về doanh nghiệp. Mã số này giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau, cũng như giúp cơ quan thẩm quyền có thể dễ dàng quản lý hơn.

– Tên doanh nghiệp sẽ bao gồm nội dung là tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng Anh, tên viết tắt nếu có.

– Cần ghi rõ những thông tin về địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp tại đâu, số điện thoại, email.

– Thông tin về vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, quy đổi cụ thể trị giá về đơn vị tiền tệ là VNĐ.

– Thông về người đại diện của doanh nghiệp, hoặc chủ doanh nghiệp tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được những điều kiện chính sau đây để được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

– Cung cấp thông tin chính xác và hợp lệ trong hồ sơ yêu cầu đăng ký doanh nghiệp trước đó gửi cho cơ quan có thẩm quyền về nội dung giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu, bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân của chủ doanh nghiệp, các thành viên doanh nghiệp, quy định về nội dung vốn điều lệ, danh sách thành viên doanh nghiệp.

– Trong thông tin cung cấp cho cơ quan thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong ngành nghề mà nhà nước cho phép, không thuộc trường hợp ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định pháp luật.

– Tên đăng ký doanh nghiệp được đặt theo quy định bao gồm nội dung về loại hình doanh nghiệp, tên riêng của doanh nghiệp.

– Sau khi cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ đồng thời cần nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền thông qua hình thức nộp trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ, chuyển khoản cho cơ quan phụ trách.

Khi doanh nghiệp thực hiện đầy đủ những nội dung trên cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp sau ba ngày làm việc.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hiện nay thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh thực hiện thủ tục này cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Thông thường mỗi tỉnh sẽ có một Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện nhiệm vụ, chức năng này, riêng tại hai địa điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể có thêm một đến hai phòng Đăng ký kinh doanh để thể thực hiện nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các cơ quan này sẽ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký doanh nghiệp, xem xét tính hợp lệ của các thông tin trong hồ sơ, thực hiện cập nhật thông tin doanh nghiệp lên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trực tuyến, sau đó thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

– Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định. Khi đó, phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp hồ sơ hợp lệ để được xem xét cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Doanh nghiệp phát hiện nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp có thể gửi văn bản đề nghị hiệu đính thông tin đến phòng đăng ký kinh doanh;

Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu thông tin kê khai không trung thực và chính xác;

Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, có thể gửi xin cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh. Sau 3 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được xem xét cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh.

Thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Các trường hợp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

8 trường hợp thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh gồm có:

Thay đổi địa chỉ;

Thay đổi tên công ty;

Tăng, giảm vốn điều lệ;

Thay đổi loại hình công ty;

Thay đổi theo quyết định của tòa án hoặc phán quyết của trọng tài;

Thay đổi các thông tin như số điện thoại, email, website, số fax của công ty;

Thay đổi đại diện pháp luật hoặc thông tin của người đại diện theo pháp luật;

Thay đổi thành viên công ty, chủ sở hữu công ty hoặc thông tin của thành viên/chủ sở hữu.

Trường hợp nội dung thay đổi không có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như: thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh; thay đổi nội dung đăng ký thuế… thì doanh nghiệp vẫn cần làm thủ tục thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn thực hiện

Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi, doanh nghiệp bắt buộc đăng ký thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh;

Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc có phán quyết của trọng tài, doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến phòng đăng ký kinh doanh (kèm theo các bản sao hợp lệ của bản án, quyết định của tòa án hoặc phán quyết của trọng tài);

Trong vòng 3 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và trả kết quả.

Nhận kết quả

Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung theo thông báo và tiến hành nộp lại;

Nếu từ chối giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5 trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 5 trường hợp sau đây:

Các nội dung khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

Doanh nghiệp không gửi báo cáo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

Trường hợp khác theo quyết định của tòa án hoặc đề nghị của cơ quan có thẩm quyền;

Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp (tham khảo 8 điều kiện để được thành lập doanh nghiệp).

Trên đây là toàn bộ nội dung về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến của Luật Trần và Liên Danh qua HOTLINE.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139