Chủ thể giao kết hợp đồng

chủ thể giao kết hợp đồng

Tùy từng loại hợp đồng mà điều kiện chủ thể có thể khác nhau. Nhưng điều kiện cơ bản về chủ thể của hợp đồng dân sự phải được tuân thủ. Bài viết xoay quanh tìm hiểu về điều kiện chủ thể giao kết hợp đồng theo quy định pháp luật hiện hành. Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu nhé!

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là gì ?

Hợp đồng nói chung là sự thỏa thuận giữa các bên về việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. chủ thể là một trong những điều kiện quan trọng để xác định hiệu lực của hợp đồng. Tùy từng loại hợp đồng mà điều kiện về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là khác nhau nhưng tất cả đều phải đáp ứng điều kiện cơ bản.

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng bao gồm cá nhân và tổ chức. Điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định điều kiện chủ thể tham gia giao kết hợp đồng như sau:

“Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”.

Theo đó, cá nhân, tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải thỏa mãn điều kiện:

+ Có đủ năng lực hành vi

+ Năng lực pháp luật dân sự

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là cá nhân

– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:

Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

” Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể.

Năng lực pháp luật dân sự cá nhân bao gồm:

+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

+ Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

+ Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật dân sự). Thông thường, người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sụ đầy đủ, trừ một số trường hợp: Người mất năng lực hành vi dân sự; Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

Như vậy, đối với các hợp đồng thông thường thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia giao kết hợp đồng. Tuy nhiên tùy từng loại hợp đồng mà cho phép người dưới 18 tuổi có thể tự mình tham gia giao kết; một số loại hợp đồng thì người trên 18 tuổi những cũng không đủ điều kiện tham gia giao kết.

Người dưới 18 tuổi tham gia giao kết hợp đồng thường phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ đồng ý hoặc thực hiện trên sự đồng ý của người dưới 18 tuổi.

Chủ thể giao kết hợp đồng là tổ chức

– Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân:

Theo khoản 1 Điều 86 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

” Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Một tổ chức được coi là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015:

+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Khi tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Do đó, chủ thể giao kết hợp đồng của pháp nhân vừa phải đáp ứng điều kiện đối với cá nhân lại phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức (hoặc người đại diện theo ủy quyền).

Tuy nhiên, đối với từng loại hợp đồng có các điều kiện khác đối với chủ thể tham gia giao kết thì các chủ thể cũng phải đáp ứng các điều kiện đó như điều kiện về chuyên môn, khả năng lao động…

Chủ thể nào là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng ?

Thẩm quyền ký hợp đồng trong công ty TNHH 1 thành viên

Theo Khoản 1 Điều 86 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (hiện nay áp dụng luật doanh nghiệp năm 2020), nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì các hợp đồng hoặc giao dịch giữa công ty và các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định:

– Chủ sở hữu công ty và người có liên quan

– Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc và Kiểm soát viên

– Người có liên quan của Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc và Kiểm soát viên

– Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý này

– Người có liên quan của người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý này

Trong trường hợp này, việc chấp thuận người ký hợp đồng được quy định như sau:

– Người ký kết hợp đồng thông báo cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc và Kiểm soát viên

– Gửi bản dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của hợp đồng đó.

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc và Kiểm soát viên sẽ quyết định có chấp thuận hay không hợp đồng hay giao dịch đó theo nguyên tắc đa số, tức là mỗi người 01 phiếu biểu quyết. Người có quyền lợi liên quan không được biểu quyết.

Thẩm quyền ký hợp đồng trong công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Theo Điều 67 Luật Doanh nghiệp năm 2014 trước kia và Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện nay, các hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận thông qua bao gồm những hợp đồng được ký kết giữa công ty và các đối tượng sau:

“1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:

a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;

b) Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này;

c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;

d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này”.

Trong trường hợp này, nghĩa vụ của người ký hợp đồng được quy định như sau:

– Thông báo cho các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên về dự định ký kết hợp đồng và đối tác ký kết

– Gửi bản dự thảo hợp đồng (nội dung chủ yếu của hợp đồng) cho thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên.

– Nếu điều lệ công ty không quy định khác thì Hội đồng thành viên phải quyết định việc có chấp thuận hay không trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự tán thành của số thành viên đại diện ít nhất 65% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không được tính vào việc biểu quyết.

Thẩm quyền ký hợp đồng trong công ty cổ phần:

Theo khoản 1 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2014 (thay thế bở luật doanh nghiệp năm 2020), các hợp đồng, giao dịch giữa công ty và các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:

a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;

b) Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này;

c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;

d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này.

Thủ tục chấp thuận ký kết hợp đồng được quy định như sau:

– Các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp (ghi trong báo cáo tài chính năm gần nhất) hoặc một tỷ lệ khác ít hơn theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp: Phải được Hội đồng quản trị thông qua biểu quyết. Người có lợi ích liên quan không được biểu quyết.

chủ thể giao kết hợp đồng
chủ thể giao kết hợp đồng

– Các giao dịch và hợp đồng có giá trị khác với quy định nêu trên: Phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua nếu có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết đồng ý (trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác). Cổ đông có quyền lợi liên quan không được biểu quyết.

– Trước khi chấp thuận: Việc ký kết hợp đồng phải được báo cáo và nội dung hợp đồng (dự thảo) phải được gửi đến Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

Thẩm quyền ký hợp đồng trong công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật ?

Trường hợp công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật thì những người đó được phép nhân danh công ty ký kết hợp đồng.

Điều lệ công ty cần quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Khoản 2, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 – Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Hợp đồng do người không có thẩm quyền ký kết thì hợp đồng đó có giá trị pháp lý không?

Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

 Tùy từng trường hợp mà người ký kết hợp đồng hoặc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với hợp đồng được ký không đúng thẩm quyền

Theo quy định của Điều 142 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng do người không có quyền đại diện ký kết không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp:

– Người được đại diện đã công nhận hợp đồng đó

– Người được đại diện biết mà không phản đối về việc ký hợp đồng sai thẩm quyền trong một thời hạn hợp lý.

– Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết được việc mình ký kết hợp đồng là không đúng thẩm quyền.

Trong tất cả các trường hợp ngoại trừ ba trường hợp trên, người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng mình đã ký.

Doanh nghiệp phải ký hợp đồng với người ký không đúng thẩm quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại trừ trường hợp doanh nghiệp này đã biết hoặc buộc phải biết nhưng vẫn ký kết hợp đồng.

Trường hợp đồng được ký kết không đúng thẩm quyền như đã nêu trên và gây thiệt hại cho công ty thì sẽ bị tuyên vô hiệu: Người ký kết hợp đồng (cổ đông, thành viên hội đồng quản trị/hội đồng thành viên hoặc giám đốc có liên quan) phải liên đới bồi thường thiệt hại và hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ các hợp đồng đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về chủ thể giao kết hợp đồng. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139