Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư là 2 công thức tính toán để thấy được quy mô và trình bộ bóc lột của nhà tư bản đối vơi người lao động. Nhưng không chỉ đơn giản như vậy, để có thể hiểu được tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư phản ánh điều gì, công thức tính ra sao thì mọi người nên tìm hiểu những thông tin cung cấp dưới đây của Luật Trần và Liên Danh
Tỷ suất giá trị thặng dư là gì
Giá trị thặng dư là gì
Giá trị thặng dư nhiều người không biết đây là gì, có nhiều người biết dùng nó nhưng cũng không biết nó là cái gì chỉ nghe người khác nói và dùng theo trong khi không hiểu. Vậy nên mọi người nên hiểu giá trị thặng dư trước khi tìm hiểu về tỷ suất giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư chính là giá trị dôi ra hay có thể nói cụ thể hơn là số tiền dôi ra của hàng hóa mang lại khi lấy mức thu của một đầu vào nhân tố trừ đi phần giá cung của nó. Có rất rất nhiều học thuyết nói về giá trị thặng dư và mọi người hay các bạn sinh viên sẽ gặp nhiều trong quá trình học chủ nghĩa Mác Lenin. Các khái niệm đưa ra rất khó hiểu nên để hiểu về giá trị thặng dư là gì mọi người có thể xem ví dụ dưới đây.
Ví du: Ông A – chủ công ty thuê một cậu công nhân vào làm việc cho nhà máy với mức lương 50 nghìn/h và người công nhân này trong 1h đó làm ra 2 sản phẩm mỗi sản phẩm được bán ra có giá là 70 nghìn đồng. Vậy là trong 1h người công nhân đó tạo ra 140 nghìn đồng trong khi đó người chủ chỉ trả cho cậu 50 nghìn đồng/h. Số tiền chênh lệnh trong 1 giờ mà người chủ nhận được đó là 90 nghìn/ đồng. Như vậy 90 nghìn chênh lệch đó gọi là giá trị thặng dư.
Tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
Nói một cách dễ hiểu hơn là tỷ suất giá trị thặng dư chỉ ra tổng giá trị mới do lao động tạo ra
Công nhân nhận được bao nhiêu
Nhà tư bản ( chủ công ty/ doanh nghiệp/ người thuê) nhận được bao nhiêu
Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột. Áp dụng vào thời hiện đại ngày nay mọi người có thể dựa vào tỷ suất giá trị thặng dư để xem mình có bị bóc lột sức lao động hay không, mức lương nhận được có tương xứng với sức lao động bỏ ra hay không.
So sánh tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước
Tỷ suất giá trị thặng dư là: tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư với tư bản khả biến
Tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư bởi tỷ suất lợi nhuận là dựa trên tỷ suất giá trị thặng dư trừ đi các chi phí khác như máy móc, thiết bị, mặt bằng… Tỷ suất lợi nhuận chỉ phản ánh nguồn lợi đem lại sau cùng cho bên nhà đầu tư còn tỷ suất giá trị thặng dư là phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản.
Khối lượng giá trị thặng dư là gì
Nếu như tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với người lao động thì khối lượng giá trị thặng dư nói lên quy mô bốc lột người lao động.
Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giả trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng. Mọi người có thể hiểu về cơ bản là như vậy nhưng nói chung quy là khái niệm này dùng để chỉ quy mô bóc lột sức lao động của các nhà tư bản đối với người lao động.
Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư
Trong đó:
m’ : Là tỷ suất giá trị thặng dư
m: Giá trị thặng dư
V: Tổng tư bản khả biến đại biểu cho giá trị của tổng số sức lao động
Bên cạnh đó mọi người còn có thêm một công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư nữa đó là :
m’ = Thời gian lao động thặng dư/ Thời gian lao động tất yếu x 100%
Ví dụ về tỷ suất giá trị thặng dư:
Ví dụ 1 người lao động làm việc 1 ngày là 8h và 4h là thời gian lao động tất yếu thì
m’ = 4/4 x 100% = 100% => Tỷ suất thặng dư là 100%
Công thức tính khối lượng giá trị thặng dư
Công thức tính khối lượng giá trị thăng dư :
M = m x V
Trong đó:
M: Khối lượng giá trị thặng dư
m: giá trị thặng dư
V: Tư bản khả biến
Ví dụ về khối lượng giá trị thặng dư:
Một doanh nghiệp thuê 100 công nhân lương là 200 đô/tháng, tỷ suất khối lượng thặng dư là 150%.
m’ = m/v x 100% = 150/100%/200 = 300$
=> Khối lượng giá trị thặng dư cả năm của doanh nghiệp đó là
M = m’ x V = 300 x 100 x 12 = 360.000$
Ý nghĩa thực tiễn tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị lao động thặng dư phản ánh gì ?
Chỉ rõ được trong tổng giá trị sức lao động tạo ra: Công nhân hưởng bao nhiêu và tư bản chiếm đoạt bao nhiêu => hay nói cách khác thì người lao động được hưởng bao nhiêu và công ty/ doanh nghiệp thuê được hưởng lời bao nhiêu.
Chỉ ra trong một ngày lao động: thời gian lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình
Tóm lại là tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trình độ bốc lột của các công ty/ doanh nghiệp hiện nay đối với người lao động.
Khối lượng giá trị thăng dư phản ánh gì?
Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh về quy mô bốc lột sức lao động của Nhà tư bản
Quy mô của chủ nghĩa tư bản tăng, CNTB ngày càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư tăng => Trình độ bốc lột sức lao động tăng.
Hy vọng qua những kiến thức trên đây về tỷ suất giá trị thặng dư là gì mọi người có thể hiểu hơn về 2 khái niệm nay. Với mỗi người lao động đây chính là quyền lợi và biết được bản thân có đang làm việc hiệu quả, khoa học hay không tránh bị bóc lột nhưng bản thân lại không thấy được điều đó.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất. Vì tư liệu sản xuất và sức lao động do nhà tư bản mua, nên trong quá trình sản xuất, người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi năng suất lao động đạt tới trình độ nhất định – chỉ cẩn một phần của ngày lao động người công nhân làm thuê đã tạo tra giá trị bằng giá trị sức lao động của chính mình.
Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.
Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị cũ, ký hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trìu tượng của công nhân tạo ra (lớn hơn giá trị hàng hóa sức lao động). Phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động, được nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao động, được gọi là giá trị thặng dư (m). Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Bản chất và ý nghĩa của giá trị thặng dư
Từ việc nghiên cứu Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, chúng ta thấy rõ ít nhất ba vấn đề lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước.
Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
Hai là, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc và xơ cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và không thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ phân phối phải được thể chế hóa bằng luật.
Đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa thành luật và các bộ luật thì chẳng những góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng pháp luật thì được xã hội thừa nhận và tôn vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức độ bóc lột được xã hội chấp nhận, tức là làm giàu hợp pháp. Trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà nước và bằng các “kênh” phân phối lại và điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế.
Ba là, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phát hiện giá trị thặng dư làm nổ ra cuộc cách mạng thực sự trong toàn bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai cấp vô sản thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, bài viết đã thể hiện nội dung khối lượng giá trị thặng dư phản ánh điều gì chi tiết và đầy đủ nhất. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.