Kế hoạch bài dạy

Kế hoạch bài dạy

Mẫu kế hoạch bài dạy dành cho giáo viên mới nhất hiện nay? Kế hoạch bài dạy được xây dựng như thế nào?

Kế hoạch dạy học là gì?

Kế hoạch dạy học là kế hoạch của một tiết học thể hiện tinh thần cơ bản của chương trình môn học, thể hiện được mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả , được gọi là 4 thành tố cơ bản của bài học. Hay nói cách khác, kế hoạch dạy học là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học, bao gồm các nội dung: xác định mục tiêu giảng dạy, dự kiến các nguồn lực học tập, tổ cức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt dộng dạy – học. 

Kế hoạch dạy học sẽ là một sẽ là một sơ đồ logic để người giáo viên tiến hành bài giảng của mình một cách logic và tuân theo những ý đồ giảng dạy đã lên sẵn ý tưởng để đạt được những hiệu quả mong muốn nhất. 

Phân biệt kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực với giáo án truyền thống

Dạy học tích cực đòi hỏi người giáo viên phải đóng vai trò là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực, chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.

Trước kia, theo mô hình dạy học thụ động, giáo viên đóng vai trò thông báo, giảng giải kiến thức, truyền thụ một chiều, sử dụng phương pháp dạy học thuyết trình là chính, giáo viên chủ yếu độc thoại, còn học sinh thụ động tiếp thu bằng cách ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh đòi hỏi học sinh phải tự tìm kiếm phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng các phương tiện day học hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin 

Cách lập, xây dựng kế hoạch dạy học

Một số lưu ý trong khi lập kế hoạch dạy học

+ Nghiên cưu tài liệu chương trình, sách giáo khoa GDPT hiện hành và các điều kiện để xây dựng kế hoạch. Xác định những phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển qua từng nội dung dạy học và giáo dục. Xác định các hoạt động học tập, hoạt động tự giáo dục của học sinh

+ Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tỏ chức hoạt động giáo dục mới. Kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mới là bản kế hoạch được xây dựng sau khi đã cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học và giáo dục. Trên cơ sở kế hoạch dạy học, giáo dục này, thực hiện phân phối lại chương trình các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương

+ Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đã được xây dựng theo đúng định hướng đã hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, các trường có thể tổ chực thực hiện thí điểm ở môt lớp với một chương, một chủ đề nào đó vào thời điểm thích hợp để đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của bản kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động giáo dục đó. Điều chỉnh, bổ sung, triển khai nhân rọng giáo dục theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh

+ Tổ chức đánh giá hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của học sinh theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đánh giá kết quả học tập, giáo dục của học inh theo định hướng hnhf thành, phát triển phẩm chất, năng lực nhằm xác định được mức độ phát triển của học sinh trong từng giai đoạn, đồng thời góp phần hướng dẫn, điều chính cách dạy của thầy và cách học của trò

Xây dựng kế hoạch dạy học theo từng bước cụ thể

– Bước 1: Xác định mục tiêu học tập 

+ Bất cứ bảng kế hoạch nào cũng phải xác định mục tiêu đầu tiên. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn học sinh của mình học được trong buổi học, môn học. Xác định đúng được mục tiêu sẽ đưa bản kế hoạch đi đúng hướng, hỗ trợ việc giảng dạy và học tập. Và mục tiêu được xác định này phải là mục tiêu chung của cả tập thể lớp học

+ Để xác định được mục tiêu cho việc học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Chủ để buổi học là gì? muốn dạy gì cho học sinh? học sinh phải hiểu được những giá trị nào trong buổi học? Học sinh sẽ làm được gì sau khi kết thúc buổi học? Gía trị cốt lõi của buổi học mà học sinh cần đạt được là gì? Sau khi xác định mục tiêu tổng quan, hãy đặt thêm một số câu hỏi sau: Những khái niệm, ý tưởng hoặc kỹ năng quan trọng nhất à hoạc sinh cần nắm bắt là gì? Tại sao những yếu tố này lại quan trọng đến thế? Những yếu tố này lại quan trọng đến thế? Những yếu tố này quan trọng đến thế? Những yếu tố nào không thể bỏ qua, phải truyền đạt đầy đủ? Những kiến thức, yếu tố nào có thể bỏ qua khi không đủ giờ giảng dạy? 

+ Xác định thêm những gì quan trọng và thít yếu là điều cần thiết khi lập kế hoạch giảng dạy. Như thế bạn sẽ biết được cái gì quan trọng và không quá quan trọng, điều này sẽ vô cùng hữu ích khi thời gian giảng dạy ít ỏi hoăc trong nhũng tình huống đặc biệt khác

– Bước 2: Xây dựng nội dung phần giới thiệu 

Sau khi đã có mục tiêu, bước tiếp theo là xây dựng nội dung bài học, đầu tiên là phần giới thiệu. Giới thiệu một cách sáng tạo sẽ kích thich được sự hứng thú của học sinh. Điều này cũng giúp xem xét mức độ am hiểu về chủ đề bài học của tập thể lớp học. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu hút học trò của mình. Ví dụ như ví dụ thực tế, sự kiện lịch sử, tình huống ứng dụng thực tế, video clip ngắn, câu hỏi thăm dò… khi hiểu hơn về sự hiểu biết của các em về chủ đề, bạn cũng sẽ biết nên tập trung dạy những gì hơn.

Để làm tốt phần giới thiệu, bạn có thể tham khảo thêm cách dạy học của những giáo viên giàu kinh nghiệm. Nên đa dạng hóa cách giới thiệu, mở đầu để làm những buổi học trở nên sinh động và thu hút hơn.

– Bước 3: Xây dựng nội dung chính của buổi học, các hoạt động dạy học 

Tiếp theo là phần nội dung chính trong buổi học. Chuẩn bị nhiều các để giải thích tài liệu nhằm thu hút sự chú ý của học sinh tốt hơn. Đồng thời, khi lập kế hoạch, cũng phái ước tính thời gian cụ thể cho từng hoạt động. Để đảm bảo truyền đạt đầy đủ nội dung cần học đến các em. 

Kế hoạch bài dạy
kế hoạch bài dạy

– Bước 4: Lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá sự hiểu biết của học sinh

Trong suốt quá trình giảng dạy, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh. Suy nghĩ về các câu hỏi để kiểm tra mức độ tập trung cũng như tiếp thu bài giảng của học trò. Dự đoán các câu trả lời mà học sinh sẽ đươc ra và cách bạn đáp lại. Khi lập kế hoạch bài giảng, hãy quyết định những câu hỏi nào co thể dùng hỏi cá nhân, câu nào cho nhm, cho cả tập thể lớp. Khi kế hoạch giảng dạy có phần này thì sẽ cân bằng dược việc giảng dạy và tiếp thu kiến thức.

– Bước 5: Xây dựng kết luận 

Giáo viên cần đưa ra kết luận khi kết thúc buổi học. Việc tổng kết bài học sẽ tổng hợp tại kiến thức chính. Giúp học sinh có động lực hơn để ôn tập kiến thực khi ở nhà. Và còn có thể giúp học sinh hứng thú chờ đón bài học tiếp theo hơn.

Cuối cùng là kiểm tra, đánh giá lại nếu người kết luận buổi học là học trò của mình. Từ đó hướng dẫn ôn tập kiến thức khi ở nhf. Đồng thời, gợi mở vf buổi học sau bằng nhiều cách khác nhau. Như giới thiệu sơ về bài học kế tiếp, dưa ra một số câu hỏi để các em tự nghiên cứu trước ở nhà…

Kế hoạch bài dạy dành cho giáo viên được xây dựng như thế nào?

Kế hoạch bài dạy dành cho giáo viên được xây dựng theo quy định tại tiểu mục 3 Mục II Công văn 5512/ BGDĐT-GDTrH năm 2020 hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường như sau:

Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Kế hoạch giáo dục của giáo viên và Kế hoạch bài dạy (giáo án)

Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học (theo Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục 3); trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy (theo Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục 4) để tổ chức dạy học.

Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học.

Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi – đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.

Theo quy định trên, căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học (theo Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục 3); trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy (theo Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục 4) để tổ chức dạy học.

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng như thế nào?

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng theo quy định tại tiểu mục 4 Mục II Công văn 5512/ BGDĐT-GDTrH năm 2020 như sau:

– Đối với bài kiểm tra

Các tổ chuyên môn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kì của các môn học ở từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu như sau:

+ Nhận biết: Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhận ra, nhớ lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.

+ Thông hiểu: Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, diễn đạt được thông tin theo ý hiểu của cá nhân, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.

+ Vận dụng: Các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung đã được học ở các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.

+ Vận dụng cao: Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, các vấn đề thực tiễn phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học.

– Đối với bài thực hành, dự án học tập

Các tổ chuyên môn xây dựng các bài kiểm tra thực hành, dự án học tập để kiểm tra, đánh giá định kì môn học ở từng khối lớp; các bài kiểm tra thực hành, dự án học tập phải nêu rõ các tiêu chí cụ thể để đánh giá phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình môn học.

– Tổng hợp nhận xét, đánh giá cuối học kì và cả năm học

Khuyến khích giáo viên hướng dẫn và giao cho học sinh viết tự nhận xét về ưu điểm, hạn chế, sự tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện đối với từng môn học cuối mỗi học kì; căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và định kì, giáo viên tổng hợp đưa ra nhận xét, đánh giá để học sinh hoàn thiện, chỉnh sửa và gửi cho cha mẹ học sinh.

Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Tổng hợp nhận xét cuối mỗi học kì và cả năm học được thông báo cho từng học sinh và ghi vào Học bạ học sinh.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi  công ty luật Trần và Liên Danh về kế hoạch bài dạy. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139