Cách tính bảo hiểm

cách tính bảo hiểm

Trong thời gian gần đây, thay vì chờ đủ tuổi lĩnh lương hưu thì nhiều người lao động lại đăng kí bảo hiểm một lần. Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì BHXH là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Dựa trên cơ sở này, nhiều người tham gia BHXH khi có yêu cầu sẽ được giải quyết theo BHXH 1 lần.

Quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định chi tiết về cách tính bảo hiểm như sau:

Điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, người tham gia có đủ các điều kiện sau sẽ được hưởng BHXH 1 lần:

Người tham gia đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

Người tham gia lao động là nữ, đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

Ra nước ngoài để định cư;

Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Cách tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng (MBQTL) đóng bảo hiểm xã hội

Cách thức tính chung:

MBQTL=

Số tháng đóng BHXH Mức đóng BHXH Mức điều chỉnh hàng năm

Tổng số tháng đóng BHXH

Theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 9 Nghị định 115/2015/ NĐ-CP và Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì MBQTL được chưa trường hợp và tính như sau:

Với MBQTL đóng BHXH đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương được quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

MBQTL

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

60 tháng

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:

MBQTL

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

72 tháng

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:

MBQTL

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

96 tháng

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015:

MBQTL

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

120 tháng

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019:

MBQTL

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

180 tháng

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024:

MBQTL

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

240 tháng

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi:

MBQTL

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của của toàn bộ thời gian đóng

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Với MBQTL đóng BHXH đối với những đối tượng vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

MBQTL

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Với MBQTL đóng BHXH đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

MBQTL

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

+

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như điểm a khoản 3 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.

cách tính bảo hiểm
cách tính bảo hiểm

Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Khi tính mức hưởng BHXH một lần cần chú ý:

Mức bình quân tiền lương tháng (MBQTL) đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội một lần. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định chưa đủ số năm cuối quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm;

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Cách tính mức hưởng BHXH một lần

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể:

Mức hưởng = (1,5 x MBQTL x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x MBQTL x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

Đối với những người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt bược không bao gồm số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kì, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm tự nguyện được tính như sau:

Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i

=

0,22

x

Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i

x

Tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước tại tháng i

Hồ sơ hưởng BH bảo hiểm xã hội một lần

Theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì hồ sơ hưởng BHXH 1 lần gồm:

Sổ bảo hiểm xã hội.

Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật Bảo hiển xã hội 2014 thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật Bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về cách tính bảo hiểm. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139